Ngay sau khi được Quốc hội thông qua phương án tháo gỡ khó khăn, HĐQT Vietnam Airlines nhất trí thông qua thời gian tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2025 vào ngày 21/1/2025. Ngày đăng ký cuối cùng tham dự Đại hội là 26/12.
HĐQT Vietnam Airlines nhất trí thông qua thời gian tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2025 vào ngày 21/1/2025. Ngày đăng ký cuối cùng tham dự Đại hội là 26/12. HĐQT HVN giao Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc chỉ đạo triển khai các công việc có liên quan đảm bảo tổ chức Đại hội theo đúng quy định. Tuy nhiên, nội dung chi tiết về cuộc họp chưa được doanh nghiệp công bố.
Vietnam Airlines tổ chức họp bất thường trong bối cảnh hãng bay này đã được Quốc hội đồng ý thông qua các giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 vào cuối tháng 11.
Trong đó, cho phép Vietnam Airlines chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ với quy mô tối đa 22.000 tỷ đồng.
Giai đoạn 1, cho phép Chính phủ giao Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thay mặt Chính phủ đầu tư mua cổ phiếu tại Vietnam Airlines thuộc quyền mua cổ phần của cổ đông nhà nước theo phương thức chuyển giao quyền mua khi Vietnam Airlines thực hiện phương án tăng vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng.
Giai đoạn 2, chấp thuận về chủ trương, giao Chính phủ chỉ đạo thực hiện phương án (gồm phương án Nhà nước chuyển giao quyền mua cổ phần cho doanh nghiệp) với quy mô phát hành tối đa 13.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, nghị quyết cũng cho phép CTCP Hàng không Pacific Airlines - công ty con của Vietnam Airlines, được xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp tính trên các khoản nợ thuế phát sinh theo quyết định của cơ quan thuế có thẩm quyền, còn nợ đến ngày 31/12.
Pacific Airlines có trách nhiệm nộp toàn bộ số tiền thuế còn nợ (nợ gốc) trước ngày 31/12. Sau thời hạn trên, cơ quan thuế thực hiện tính tiền chậm nộp, đôn đốc và áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo đúng quy định.
Hiện 2,2 tỷ cổ phiếu HVN đang nằm trong diện bị hạn chế giao dịch (chỉ được giao dịch phiên chiều). Chốt phiên 9/12, cổ phiếu HVN dừng ở mốc 27.200 đồng/cp, tương đương giá trị vốn hoá 60.231 tỷ đồng.
HVN là cổ phiếu được hưởng "cơ chế đặc biệt" khi vẫn chưa bị huỷ niêm yết HOSE dù lỗ luỹ kế ba năm liên tiếp và âm vốn chủ.
Về tình hình kinh doanh, hãng hàng không quốc gia dù ghi nhận 3 quý có lãi liên tiếp, nhưng vẫn đối mặt thách thức lớn khi số lỗ lũy kế lên đến 35.200 tỷ đồng và âm vốn chủ sở hữu hơn 11.000 tỷ đồng.
Năm 2024, HVN dự kiến doanh thu đạt hơn 105.900 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 4.233 tỷ và lợi nhuận sau thuế hợp nhất công ty mẹ đạt 105 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, 2,2 tỷ cổ phiếu HVN đang nằm trong diện bị hạn chế giao dịch (chỉ được giao dịch phiên chiều). Cổ phiếu này được hưởng "cơ chế đặc biệt" khi vẫn chưa bị huỷ niêm yết HOSE dù lỗ luỹ kế ba năm liên tiếp và âm vốn chủ.
Về giải trình biện pháp, lộ trình khắc phục tình trạng HVN bị kiểm soát, Vietnam Airlines cho biết Tổng công ty đã hoàn thành Đề án tổng thể các giải pháp tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng từ dại dịch COVID-19 để Tổng công ty sớm phục hồi và phát triển bền vừng giai đoạn 2021-2035 và đã báo cáo các cấp có thẩm quyền.
Theo đề án, trong năm 2024-2025, Tổng công ty sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để khắc phục tình trạng âm vốn chủ sở hữu hợp nhất như thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng cường thích nghi và kinh doanh có lãi, tái cơ cấu tài sản và danh mục đầu tư tài chính để gia tăng thu nhập, dòng tiền.
© thitruongbiz.vn