Giới thiệu về VietJet Air
VietJet Air là gì?
VietJet tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Hàng không VietJet (tên tiếng Anh: VietJet Aviation Joint Stock Company). Trên thị trường hàng không dân dụng Việt Nam, hàng không VietJet Air là hãng hàng không tư nhân đầu tiên có mặt trên thị trường. Không chỉ vận chuyển hàng không, VietJet còn cung cấp các nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ thông qua các ứng dụng công nghệ thương mại điện tử, được phát triển dành riêng cho doanh nghiệp. Hiện VietJet đang là thành viên chính thức của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) với Chứng nhận An toàn Khai thác (IOSA).trong lĩnh vực hàng không tại thị trường Việt Nam, VietJet đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào:
Trong quá trình hình thành, hoạt động trong lĩnh vực hàng không tại thị trường Việt Nam, VietJet đã đạt được những thành tựu đáng tự hào như:
- VietJet được xếp hạng an toàn hàng không ở mức cao nhất thế giới với mức 7 sao bởi Airlineratings.com, tổ chức uy tín chuyên đánh giá về an toàn và sản phẩm của các hãng hàng không toàn cầu.
- Trước đó, Airlineratings.com cũng trao cho VietJet với giải thưởng “Hãng hàng không giá rẻ tốt nhất 2018 – 2019”
- Lọt top 50 hãng hàng không toàn cầu về hoạt động và sức khoẻ tài chính năm 2018 bởi tạp chí Aifinace Journal.
- Ngoài ra VietJet còn đang đứng vị trí thứ 8 trong top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất tại Việt Nam (theo Vietnam Report).
|
Hãng hàng không VietJet |
Hiện tại, VietJet đang khai thác 80 tàu bay A320 và A321, thực hiện hơn 385 chuyến bay mỗi ngày và đã vận chuyển được hơn 65 triệu lượt hành khách. VietJet hiện đang khai thác 120 đường bay nội địa và đường bay quốc tế đến những thành phố thuộc các quốc gia như: Nhật Ban, Hông Kông, Singapore, Hàn Quốc,… Trong kế hoạch mở rộng đường bay vào lai, doanh nghiệp này dự kiến sẽ vận hành thêm các đường bay khác nhau tới khắp các quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Hiện trụ sở chính của VietJet được đặt tại Hà Nội, địa chỉ: 302/3 Phố Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội, Việt Nam. Ngoài ra, số hotline để liên lạc của công ty là 1900.1796 (hỗ trợ 24/7).
Hãng hàng không VietJet Air là của ai?
Hãng hàng VietJet được thành lập từ 3 cổ đông chính là Tập đoàn T&C, Sovico Holdings và HD Bank. Người đề xuất ra đề án thành lập hãng hàng không này là bà Nguyễn Thị Phương Thảo – nữ tỷ phú tự thân người Việt Nam. Dù có sự kết hợp của 3 doanh nghiệp lớn, nhưng người giữ vị trí điều hành và sở hữu tới 90% cổ phần của VietJet Air là bà Nguyễn Thị Phương Thảo.
|
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO của VietJet Air |
Hiện tại, bà Nguyễn Thị Phương Thảo vẫn giữ chức vụ CEO VietJet Air, trực tiếp lãnh đạo và điều hành doanh nghiệp này. Ngoài bà Thảo, ban lãnh đạo của công ty gồm có:
- Bà Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch HĐQT
- Ông Nguyễn Thanh Hùng – Phó Chủ tịch HĐQT
- Ông Lương Thế Phúc – Phó Tổng giám đốc phụ trách khai thác
- Bà Nguyễn Thị Thuý Bình – Phó Tổng giám đốc chiến lược
- Ông Tô Việt Thắng – Phó Tổng giám đốc&Giám đốc An toàn
- Ông Nguyễn Đức Thịnh – Phó Tổng Giám đốc phụ trách kỹ thuật
- Ông Đỗ Xuân Quang – Phó Tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc điều hành Công ty CP VietJet Air Cargo – Công ty thành viên của VietJet Air
- Ông Nguyễn Thanh Sơn – Phó Tổng giám đốc phụ trách thương mại
- Ông Lưu Đức Khánh – Giám đốc điều hành
Những công ty thành viên của VietJet Air là gì?
VietJet Air tại có tất cả 7 công ty con là thành viên. Các công ty con này đều có tầm ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động của công ty mẹ. Các công ty thành viên của VietJet hiện tại gồm:
- Công ty CP VietJet Cargo – Cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận chuyển hàng hoá
- VietJet Air IVB No.1 Limited – Kinh doanh máy bay
- VietJet Air IVB No.II Limited – Kinh doanh máy bay
- VietJet Air Singapore Pte.Ltd – Kinh doanh máy bay
- VietJet Air Ireland No.1 Limited – Kinh doanh máy bay
- Thai VietJet Air Joint Stock Company Limited – Cung cấp dịch vụ vận chuyển, chuyển giao hàng hoá, hành khách, tổ chức các chuyến du lịch, dịch vụ liên quan.
- Công ty CP Nhà ga Quốc tế Cam Ranh – Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không.
Ý nghĩa Logo của VietJet Air?
Sự thành công của VietJet một phần nhờ vào thiết kế logo độc đáo, giúp độ nhận diện thương hiệu được nâng cao. Logo VietJet sử dụng chữ - tên thương hiệu cách điệu để làm biểu tượng nhận diện chính. Kiểu chữ trong logo VietJet được thiết kế sáng tạo, đọc đáo, tạo điểm nhấn thu hút khách hàng ngay từ ánh nhìn đầu tiên.
|
Logo của VietJet thể hiện sức trẻ năng động và đầy tươi mới |
Màu sắc logo VietJet sử dụng gam màu trẻ trung, năng động là đỏ và màu vàng giúp hình ảnh logo của thương hiệu này thu hút, bắt mắt hơn cả và không bị lỗi thời. Hình ảnh thương hiệu mà VietJet muốn hướng đến khách hàng là một hãng máy bay an toàn, giá rẻ, chất lượng phục vụ tốt, luôn đúng giờ.
Nhìn vào hình ảnh logo của VietJet khách hàng có thể thấy được một thương hiệu trẻ trung, tươi mới và an toàn. Chữ VietJet Air được thiết kế sáng tạo, phá cách thành kiểu dáng độc đáo. Đây cũng là điểm nhấn chính để nhận diện thương hiệu đặc trưng của VietJet so với các doanh nghiệp hàng không khác. Ngoài ra, câu slogan bay là thích ngay của hãng cũng chính là sự phản ánh chất lượng dịch vụ tốt nhất mà công ty muốn cung cấp tới cho khách hàng.
Lịch sử hình thành và phát triển của hãng hàng không VietJet
- Tháng 11/2007: Hãng hàng không được thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là 600 tỷ đồng (tương đương 37,5 triệu USD)
- Tháng 12/2007: Hãng hàng không chính thức được cấp giấy phép hoạt động
- Ngày 5/12/2011: Mở bán vé máy bay đợt đầu tiên
- Ngày 25/12/2011: Thực hiện chuyến bay đầu tiên từ TP. Hồ Chí Minh đi Hà Nội
- Ngày 10/02/2013: VietJet Air chính thức mở bán đường bay đi Băng Cốc
- Ngày 26/06/2013: VietJet Air thành lập Liên doanh hàng không tại Thái Lan
- Ngày 23/10/2014: Vinh dự nhận giải Top 10 hãng hàng không tốt nhất Châu Á
- Ngày 31/01/2015: Chào đón hành khách thứ 10 triệu của hãng
- Ngày 23/05/2016: Hoàn tất đặt mua 100 máy bay Boeing 737 MAX200
- Ngày 08/11/2017: Nhân chứng chỉ nhà khai thác mới tại Thái Lan và công bố đường bay Đà Lạt -Băng Cốc
- Ngày 16/03/2018: VietJet Air công bố kế hoạch mở đường bay thẳng giữa Việt Nam và Australia
Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2021 của VietJet
Mới đây, Công ty cổ phần hàng không VietJet đã công bố báo cáo tài chính quý I năm 2021 của công ty. Theo đó, doanh thu thuần của VJC đạt mức 4.969 tỷ đồng, giảm tới 60,76% so với cùng kì năm trước. Trong khi đó, giá vốn hàng bán trong kỳ tăng lên tới 5.078 tỷ đồng. Kinh doanh dưới giá vốn, VietJet báo lỗ gộp 108,9 tỷ đồng, trong khi cùng kì báo lãi 1.205 tỷ đồng.
|
Quan điểm kinh doanh của nữ CEO VietJet Air |
Trong quý 2 năm 2021, doanh thu từ các hoạt động tài chính của công ty là điểm sáng nhất. Cụ thể, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu từ hoạt động tài chính lên tới 1.174 tỷ đồng, cao hơn gấp 8,2 lần so với cùng kỳ năm 2020. Bên cạnh đó, thu nhập khác của VJC cũng tăng mạnh, đạt 413 tỷ đồng, cao gấp 23 lần so với cùng kỳ. Đây chính là điểm sáng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trước sự tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 đối với toàn bộ ngành hàng không dân dụng nói chung.
Sau khi trừ các khoản chi phí, VietJet báo lãi 1.063 tỷ đồng trong quý II/2021, cao gấp đôi so với cùng kì năm 2019. Dù chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng tình hình kinh doanh của VietJet Air được đánh giá là rất khả quan.
Quy trình tuyển dụng của VietJet Air
Là doanh nghiệp lớn trong ngành hàng không, điều đó giúp VietJet luôn nhận được rất nhiều ứng viên muốn đến làm việc để phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên, quy trình VietJet tuyển dụng lại đòi hỏi khá cao và không dễ dàng.
Đối với các vị trí thông thường
Với các vị trí việc làm thông thường, hãng yêu cầu các vị trí đều cần phải có trình độ chuyên môn cao, phong thái làm việc chuyên nghiệp. Vì thế, việc tuyển dụng cũng sẽ cần phải đi theo một quy trình nhất định bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ ứng tuyển tại trang chủ VietJet tuyển dụng
- Bước 2: Sơ loại hồ sơ ứng tuyển. Bộ phận nhân sự của hãng hàng không VietJet sẽ tiếp nhận hồ sơ ứng viên và tiến hành lựa chọn những người phù hợp nhất
- Bước 3: Kiểm tra năng lực chuyên môn. Lúc này, bạn sẽ cần vượt qua một bài thi đánh giá năng lực của công ty theo từng vị trí
- Bước 4: Phỏng vấn trực tiếp. Tại vòng này, bạn sẽ được gặp ban lãnh đạo doanh nghiệp, trưởng bộ phận để có thể trực tiếp đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên có đúng với yêu cầu công việc không
- Bước 5: Đào tạo chuyên môn. Ứng viên tham gia tuyển dụng tại VietJet sẽ được tham gia một khoá đào tạo trước khi chính thức bắt đầu nhận việc
- Bước 6: Thử việc, các ứng viên sẽ phải tham gia thử việc từ 1-2 tháng theo đúng quy định. Sau đó, hãng hàng không VietJet Air sẽ tiến hành ký hợp đồng chính thức nếu bạn đảm bảo được yêu cầu của công việc.
Tiếp viên hàng không của VietJet Air
Với vị trí tiếp viên hàng không, vốn là một vị trí đặc thù của hãng hàng không VietJet, hay đối với bất cứ một hãng hàng không nào khác. Vì thế, quy trình tuyển dụng của vị trí này cũng rất đặc biệt, phải trải qua các vòng thi chọn:
- Vòng 1: Kiểm tra hồ sơ, đo chiều cao, cân nặng, lấy số báo danh
- Vòng 2: Catwalk, ứng xử
- Vòng 3: Talent Show
- Vòng 4: Final Interview
- Vòng 5: Khám sức khoẻ theo yêu cầu của cục hàng không dân dụng Việt Nam
Bài viết trên, chắc hẳn đã giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về Công ty cổ phần hàng không VietJet Air. Đồng thời, giúp cho các bạn có câu trả lời cho câu hỏi VietJet là gì?. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích. Và đừng quên đọc những bài viết về top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất tại Việt Nam của chúng tôi nhé.