Việt Phát là gì? CTCP Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát kinh doanh gì?
CTCP Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát là một trong số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, Việt Phát là gì?

Việt Phát là gì?

Việt Phát hay Tập đoàn Việt Phát là cách gọi tắt để chỉ Công ty CP Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát (HOSE: VPG; tên giao dịch quốc tế Viet Phat Import Export Trading Investment JSC).

Công ty CP Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát có trụ sở chính 97 Bạch Đằng-Phường Hạ Lý- Quận Hồng Bàng-TP. Hải Phòng. Doanh nghiệp này được thành lập từ năm 2008, khởi đầu là một doanh nghiệp chuyên vận tải hàng hóa nội địa. Đến năm 2010, Việt Phát đã có bước ngoặt lớn trong hoạt động kinh doanh khi mở rộng ra các lĩnh vực khác như kinh doanh thương mại, đầu tư, sản xuất, xây dựng…

Mốc lịch sử hình thành:

- Ngày 23/07/2008: Ngày thành lập công ty.

- Ngày 23/07/2008: Được thành lập với số vốn điều lệ 25 tỷ đồng, hoạt động chính trên lĩnh vực vận tải nội địa. .

- Năm 2010: Mở rộng phạm vi kinh doanh sang các lĩnh vực thương mại, đầu tư, sản xuất,.. .

- Ngày 21/05/2014: Tăng vốn điều lệ lên thành 100 tỷ đồng. .

- Ngày 01/10/2016: Tăng vốn điều lệ lên thành 200 tỷ đồng. .

- Ngày 18/01/2018: Là ngày giao dịch đầu tiên trên sàn HOSE với giá tham chiếu là 11,500 đ/CP.

- Ngày 07/08/2018: Tăng vốn điều lệ lên 229,999,930,000 đồng. .

- Ngày 27/06/2019: Tăng vốn điều lệ lên 264,498,750,000 đồng. .

- Ngày 22/06/2020: Tăng vốn điều lệ lên 350 tỷ đồng. .

- Ngày 03/09/2020: Tăng vốn điều lệ lên 391,998,140,000 đồng. .

- Ngày 20/07/2021: Tăng vốn điều lệ lên 431,196,880,000 đồng.

- Tháng 01/2022: Tăng vốn điều lệ lên 729,079,000,000 đồng.

- Tháng 06/2022: Tăng vốn điều lệ lên 801,983,000,000 đồng.

Việt Phát là gì? CTCP Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát kinh doanh gì?
Tập đoàn Việt Phát kinh doanh gì?

Lãnh đạo Việt Phát là ai?

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Việt Phát hiện nay là ông Nguyễn Văn Bình (Hải Dương).

TGĐ Việt Phát Là ông Nguyễn Văn Đức cũng quê Hải Dương, ông Đức gắn bỏ với Việt Phát ngay từ khi bắt đầu sự nghiệp. Cụ thể, từ năm 2008 đến ngày 28 tháng 02 năm 2020 : Phó Tổng GĐ Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát, từ năm 2008 - nay: Thành viên HĐQT - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại XNK Việt Phát.

Tập đoàn Việt Phát kinh doanh gì?

Trong giai đoạn này, Việt Phát triển khai nghiên cứu một loạt dự án Xây dựng như Nhà máy Sản xuất Khung thép tiền chế, gia công thép định hình, phân loại và kinh doanh quặng sắt; dự án Xây dựng kho bãi, cầu cảng tại Hải Dương. Thị trường của Việt Phát theo đó cũng được mở rộng ra phạm vi toàn quốc.

Tuy nhiên, nhận thấy tiềm năng lớn từ ngành công nghiệp thép tại Việt Nam, Việt Phát đã đẩy mạnh trọng tâm kinh doanh sang cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho ngành thép như quặng sắt, than coke luyện thép.

Với nguồn nhiên liệu dồi dào, chất lượng cao từ các mỏ có trữ lượng lớn phía bắc, và nhập khẩu từ các nước trên thế giới. Trong những năm qua, Việt Phát không ngừng vươn lên để trở thành nhà cung cấp quặng sắt chính cho các Nhà máy luyện gang thép lớn như CTCP Thép Hòa Phát, Công ty TNHH Thép DONGBU Việt Nam, CTCP Gang Thép Thái Nguyên, Nhà máy Gang thép Lào Cai.....

Cùng với đó các sản phẩm quặng sắt nguyên khai đã được sơ tuyển tại chính Nhà máy của Công ty tại Hải Dương. Các sản phẩm của Việt Phát bao gồm quặng sắt không từ (Limonit) có thành phần Fe từ 53% đến 56%, quặng sắt có từ (Manhetit) có thành phần Fe từ 63% đến 66%, quặng titan, huỳnh thạch cám... với chất lượng cao.

Bên cạnh quặng sắt, hoạt động thương mại than cũng chiếm tỷ trọng quan trọng trong thu nhập của Việt Phát. Các sản phẩm Việt Phát cung cấp bao gồm than coke nhập khẩu, than mỡ nhập khẩu, các sản phẩm than do Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam sản xuất.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng than phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện, luyện thép vẫn còn rất lớn. Nắm bắt được nhu cầu đó, Việt Phát với bề dày kinh nghiệm và thương hiệu quốc tế của mình trong hoạt động xuất nhập khẩu đã trở thành nhà cung cấp than chính cho các Tập đoàn, nhà máy lớn như Gang thép Thái Nguyên (Tisco), CTCP Năng lượng Hòa PHát, Gang Thép Lào Cai, Gang thép Cao Bằng…

Ngoài ra, Việt Phát cũng là bạn hàng với các đối tác nước ngoài có thương hiệu lớn trên toàn thế giới như BHP Billiton, WelHunt, Vale, Glencore International... đến từ các nước như Nhật Bản, Úc, Nga, Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc…

Việt Phát là gì? CTCP Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát kinh doanh gì?

CTCP Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát kinh doanh ra sao?

Báo cáo tài chính của CTCP Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát hợp nhất quý II/2023 với lợi nhuận sau thuế ghi nhận giảm mạnh tới 71% so với cùng kỳ, đạt vỏn vẹn hơn 25 tỷ đồng.

Cụ thể, Xuất nhập khẩu Việt Phát (VPG) ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 20,4%, đạt hơn 1.774 tỷ đồng. Giá vốn bán hàng tăng 27,5% lên 1.674 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp giảm 37,6%, từ 161 tỷ xuống còn hơn 100,3 tỷ đồng.

Được biết, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quý này giảm là do lợi nhuận gộp về mặt hàng quặng giảm tới hơn 97% vì giá mua vào cao nhưng giá bán ra thấp, sản lượng quặng bán ra giảm. Bên cạnh đó, lợi nhuận gộp về mặt hàng than cốc cũng giảm tới gần 74% so với cùng kỳ năm trước.

Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh gần 218%, từ 7,5 tỷ lên hơn 24,1 tỷ đồng. Trong đó ghi nhận tăng trưởng mạnh nhất là lãi chênh lệch tỷ giá, từ 108 triệu lên tới gần 12 tỷ đồng rồi sau đó là lãi tiền gửi, tiền cho vay tăng từ 7,4 tỷ lên hơn 12,1 tỷ đồng.

Chi phí tài chính của VPG cũng ghi nhận tăng tới 100,8%, từ 22,8 tỷ lên gần 46 tỷ đồng. Khoản mục này tăng là do Công ty kinh doanh mặt hàng than nhiệt cần huy động nhiều vốn (cùng kỳ chưa kinh doanh mặt hàng này) và lãi suất ngân hàng trong quý này cao hơn so với quý trước.

Tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng tăng tới 46,9 tỷ đồng, tương ứng tăng 20%.

Kết quả, VPG ghi nhận lợi nhuận trước và sau thuế đạt 32,1 tỷ và 25,5 tỷ đồng, cả 2 đều giảm hơn 71% so với cùng kỳ năm trước.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2023, VPG ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.568,5 tỷ đồng, tăng 46,2% so với 6 tháng đầu năm trước và lợi nhuận sau thuế đạt 61,8 tỷ đồng, giảm mạnh 56%.

Năm 2023, VPG đặt kế hoạch đạt 5.500 tỷ đồng doanh thu thuần và 110 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, HAGL đã hoàn thành 64% kế hoạch doanh thu và 56% kế hoạch lợi nhuận.

Tính đến ngày 30/6/2023, tổng tài sản của VPG có hơn 4.844 tỷ đồng, giảm 19% so với hồi đầu năm. Phần lớn chủ yếu đến từ các khoản phải thu ngắn hạn (chiếm gần 30% tổng tài sản), hàng tồn kho (chiếm 38,3%) và còn lại đến từ các khoản mục khác. Tổng nợ của VPG có gần 3.305 tỷ đồng.