Hiện Việt Nam có 4 cơ sở nghiên cứu vaccine phòng COVID-19 và 1 cơ sở nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine COVID-19 từ nước ngoài. Đến nay, đã có 3 loại vaccine đang thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam. Việt Nam đang thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu làm chủ công nghệ sản xuất vaccine.
Xác định được tầm quan trọng của vaccine, trước bối cảnh đại dịch COVID-19 đang bùng phát trên toàn cầu, Việt Nam đang xây dựng Chương trình trọng điểm “Nghiên cứu sản xuất vaccine sử dụng cho người đến năm 2030”.
Chương trình được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng. Dự thảo Chương trình KH&CN trọng điểm quốc gia “Nghiên cứu sản xuất vaccine sử dụng cho người đến năm 2030” đang được đưa ra lấy ý kiến trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Chương trình gồm 3 mục tiêu, trong đó chú trọng nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến để sản xuất vaccine có chất lượng cao, phục vụ Chương trình tiêm chủng mở rộng và một sốvaccine khác, từng bước đưa vaccine của Việt Nam tham gia thị trường quốc tế.
Cụ thể, chương trình sẽ nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến để sản xuất vaccine sử dụng cho người; nâng cao trình độ, năng lực, khả năng sẵn sàng đối phó với dịch bệnh mới phát sinh của các tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước.
Việt Nam sẽ phấn đấu bảo đảm 100% vaccine trong nước đạt tiêu chuẩn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế cho Chương trình tiêm chủng mở rộng và một số vaccine khác. Đến năm 2025, Việt Nam sẽ làm chủ được công nghệ 25 loại vaccine và sản xuất được tối thiểu 15 loại vaccine. Đến năm 2030, làm chủ được công nghệ 30 loại vaccine và sản xuất được tối thiểu 20 loại vaccine.
Việt Nam đang thử nghiệm lâm sàng 3 loại vaccine COVID-19
Hiện nay, trước tình hình dịch COVID-19 bùng phát, Việt Nam cũng đã và đang có nhiều nỗ lực nhằm nghiên cứu và sản xuất vaccine. Hiện Việt Nam có 4 cơ sở nghiên cứu vaccine phòng COVID-19 và 1 cơ sở nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine COVID-19 từ nước ngoài. Đến nay, đã có 3 loại vaccine đang thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam. Thứ nhất là vaccine Nanocovax do Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen (Nanogen) nghiên cứu và phát triển. Vaccine Nanocovax đã trải qua 2 lần thử nghiệm lâm sàng và đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với gần 14.000 người đã được tiêm từ 1 đến 2 mũi, công suất khoảng 30 triệu liều/năm có thể nâng công suất lên 100 triệu liều/năm.
Vaccine thứ hai của Việt Nam đang thử nghiệm lâm sàng là vaccine Covivac của Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế (IVAC). Vaccine Covivac đang được thử nghiệm giai đoạn 2 tại huyện Vũ Thư, Thái Bình. Quy mô sản xuất trên nền cơ sở vật chất hiện có dự kiến khoảng 6 triệu liều/năm, có thể nâng công suất lên 30 triệu liều/năm.
Ngoài ra, VinBioCare, công ty thành viên của Vingroup, cũng sẽ tiến hành sản xuất vaccine phòng COVID-19. Vaccine này có khả năng chống lại các biến chủng mới nguy hiểm như Delta (Ấn Độ), Alpha (Anh), Beta (Nam Phi), Gamma (Brazil)… Tập đoàn Vingroup đã ký kết với Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics (Mỹ) nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vaccine phòng COVID-19. Với năng lực sản xuất lên tới 200 triệu liều/năm, dự kiến Vingroup sẽ xuất xưởng những lô vaccine đầu tiên vào đầu năm 2022.
Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3679/QĐ-BYT phê duyệt đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vaccine ARCT-154 phòng COVID-19. Cụ thể, xác định mục tiêu phát triển vaccine COVID-19 trong nước, bao gồm cả vaccine chuyển giao công nghệ là nhiệm vụ quan trọng của ngành Y tế trong giai đoạn hiện nay, Tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế đã tổ chức nhiều cuộc họp với Tập đoàn Vingroup, đối tác chuyển giao Arcturus, các đơn vị thử nghiệm lâm sàng vaccine (Trường Đại học Y Hà Nội, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Quân Y), các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất, kiểm định vaccine, các tổ chức hỗ trợ nghiên cứu.
Vì vậy, vaccine ARCT-154 đã được đưa vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một ngày 15/8 vừa qua, với việc tiến hành tiêm mũi 1 vaccineARCT-154 cho 100 người tình nguyện khỏe mạnh tại trung tâm thử nghiệm lâm sàng - Trường Đại học Y Hà Nội.
Việt Nam đang triển khai nghiên cứu, làm chủ công nghệ sản xuất vaccine
Nghiên cứu và làm chủ nhiều loại vaccine, đẩy lùi nhiều loại bệnh truyền nhiễm
Theo nguồn tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), trong khoảng hơn 20 năm qua, lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các vaccine dự phòng và kiểm soát các bệnh nguy hiểm ở Việt Nam như Lao, Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà, Dại, Viêm não, Viêm gan, Bại liệt, Thương hàn,... đã được Chính phủ, Bộ KH&CN, Bộ Y tế quan tâm và đầu tư. Nhiều bệnh đã có vaccine tiêm phòng như Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà, Lao, Viêm gan B, Viêm não Nhật Bản,... Bệnh bại liệt cũng đã được thanh toán vào năm 2002, dịch tả và thương hàn được khống chế.
Nhìn chung, vaccine được xem là vũ khí hiệu quả nhất để kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm và điều trị nhiều bệnh nguy hiểm, do vậy việc nghiên cứu sản xuất vaccine trong nước giúp phòng và điều trị bệnh ở người, phục vụ nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu là một nhiệm vụ cấp thiết.
Đến nay, Việt Nam đã làm chủ công nghệ và sản xuất được các vaccine phục vụ Chương trình Tiêm chủng mở rộng và một số vaccine khác góp phần thanh toán và đẩy lùi nhiều dịch bệnh nguy hiểm, bảo đảm an ninh, an toàn sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, các cơ sở nghiên cứu sản xuất vaccine, sinh phẩm y tế cũng đang tiến hành nghiên cứu sản xuất vắc xin Hib cộng hợp, thương hàn vi cộng hợp, vaccine phối hợp, vaccine sốt xuất huyết, vaccine dại trên tế bào vero, thương hàn vi, kháng huyết thanh kháng dại…
Các cơ sở nghiên cứu sản xuất vaccine đều có bộ phận nghiên cứu phát triển vaccine sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời nhận chuyển giao công nghệ từ một số nước tiên tiến. Tuy nhiên, do điều kiện kinh phí hạn chế nên còn khá nhiều loại vaccine sản xuất bằng công nghệ mới chưa được sản xuất tại Việt Nam, vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài như vaccine phối hợp, não mô cầu, Hib cộng hợp, vaccine ho gà vô bào…
Về tổ chức, hiện nay cả nước có 4 cơ sở nhà nước thực hiện việc nghiên cứu sản xuất vaccine, gồm: Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế (IVAC), Trung tâm Nghiên cứu, Sản xuất vaccine và Sinh phẩm y tế (POLYVAC), Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), Công ty TNHH MTV Vaccine Pasteur Đà Lạt (DAVAC).
Thị trường vaccine Việt Nam được dự báo là thị trường lớn
Theo các chuyên gia và theo xu hướng chung của thế giới, thị trường vaccine tại nước ta được dự báo là một thị trường lớn, có tốc độ phát triển cao trong những năm tới. Do Việt Nam là một nước nhiệt đới với khí hậu nóng ẩm nên tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các bệnh truyền nhiễm rất cao và phức tạp. Nhiều dịch bệnh cũ tái phát và xuất hiện liên tục kéo dài trong nhiều năm như sốt xuất huyết, rubella, thủy đậu, cúm mùa... Tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em như tiêu chảy do vi rút rota, viêm phổi do phế cầu, viêm màng não mủ do Hib còn khá cao.
Theo Bộ KH&CN, để đạt được các mục tiêu đặt ra trong chương trình trọng điểm “Nghiên cứu sản xuất vaccine sử dụng cho người đến năm 2030”, cần triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp. Cụ thể: Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách và rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật thúc đẩy nghiên cứu, thử nghiệm, cấp phép sử dụng và sản xuất vaccine trong nước; Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất vaccine.
Trong đó, triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu làm chủ công nghệ sản xuất vaccine. Nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phục vụ nghiên cứu sản xuất vaccine và giải mã, làm chủ, cải tiến công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Hợp tác nghiên cứu, tăng cường trao đổi thông tin với chuyên gia, tổ chức KH&CN ngoài nước có uy tín nhằm giải quyết những vấn đề KH&CN trong nước. Hình thành các nhóm nghiên cứu đủ năng lực tiếp thu, làm chủ, hoàn thiện và sáng tạo công nghệ phục vụ mục tiêu sản xuất vaccine. Ưu tiên đầu tư mua quyền sở hữu, quyền sử dụng và bí quyết công nghệ. Thuê chuyên gia, tư vấn nước ngoài hỗ trợ nghiên cứu, phát triển sản phẩm vaccine.
Cùng với đó, hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường vaccine. Hỗ trợ nâng cao tiềm lực nghiên cứu sản xuất vaccine.
Đặc biệt, thực hiện cơ chế đặc thù hỗ trợ phát triển, sử dụng sản phẩm vaccine sản xuất trong nước. Theo dự thảo Chương trình, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine được hưởng chính sách ưu đãi như sản phẩm quốc gia, sản phẩm công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và công nghệ được khuyến khích chuyển giao. Đối với vaccine phòng chống đại dịch được hỗ trợ tối đa 100% kinh phí dành cho nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng, sản xuất thử nghiệm, mua bảo hiểm và hỗ trợ kinh phí cho người tình nguyện. Các vaccine đã được phê duyệt trong Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 được tiếp tục xem xét hỗ trợ trong Chương trình này.
Kinh phí thực hiện Chương trình được bảo đảm từ các nguồn: Ngân sách nhà nước cấp để thực hiện nhiệm vụ của Chương trình; Vốn của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia thực hiện Chương trình; Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định pháp luật.
Các tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu sản xuất vaccine có phương án huy động các nguồn vốn hợp pháp khác, bảo đảm tính khả thi tuân thủ quy định pháp luật.
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, vừa ban hành công văn khẩn cấp đình chỉ lưu hành và thu hồi 7 sản phẩm mỹ phẩm do Công ty TNHH Dược phẩm toàn cầu Đông Nam phân phối. Lý do là công thức của các sản phẩm không đúng như hồ sơ đã công bố.
Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đang tiến tới một mốc thời điểm quan trọng khi cuộc đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước đang tiến tới thời điểm đạt thỏa thuận.
Ngày 2/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Đường Văn Thiết (năm sinh 1981, thường trú tại phường Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) về hành vi “Sản xuất, buôn bán hàng giả”.
Dự thảo sửa đổi Luật Quản lý thuế đang được lấy ý kiến rộng rãi với nhiều thay đổi lớn trong quản lý hộ kinh doanh. Theo đó, các hộ sẽ được phân loại theo 4 ngưỡng doanh thu, tiến tới bỏ thuế khoán và tạo môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng hơn.
Ngày 2/7, Cục Hải quan cho biết, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) vừa khởi tố vụ án xuất khống 1.400 tấn nguyên liệu thực phẩm là chân gà đông lạnh, dấu hiệu trốn thuế 7 tỷ đồng và hành vi chuyển tiêu thụ nội địa không khai báo hải quan.
Các Thượng nghị sĩ Cộng hòa Mỹ đã thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu khổng lồ của Tổng thống Donald Trump với tỷ lệ sít sao, mở đường cho một gói chính sách sẽ giảm mạnh thuế, cắt giảm các chương trình an sinh xã hội, đồng thời tăng chi tiêu quân sự và kiểm soát nhập cư. Dù điều này có thể khiến nợ công Mỹ tăng thêm 3.300 tỷ USD.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 1/7 cho biết chính quyền của ông sẽ “phải xem xét” khả năng trục xuất tỷ phú Elon Musk sau khi người sáng lập Tesla tiếp tục công kích Tổng thống về dự luật chi tiêu trị giá hàng nghìn tỷ USD.
Ngày 2/7, C.P. Việt Nam phát đi thông cáo về nội dung kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm của Công an tỉnh Sóc Trăng. Theo đó, C.P. Việt Nam không có dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Sản phẩm Désembre Derma Science High Frequency Cream Professional do Công ty TNHH quốc tế Hyunjin C&T chịu trách nhiệm đưa ra thị trường có công thức không đúng như hồ sơ đã công bố.
Dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ đang hoàn thành những hạng mục cuối cùng trước khi thông xe toàn tuyến trong tháng 7/2025 và chính thức đón phương tiện lưu thông vào ngày 19/8/2025 tới đây.
Từ ngày 1/7/2025, nhiều luật, nghị định, thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, quy hoạch, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.
Theo danh sách mà Bộ Tài chính công bố có tới 46 khoản phí, lệ phí trong các lĩnh vực như hàng không, công nghiệp, nông nghiệp, chứng khoán, xây dựng… được giảm mạnh 50%.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 175/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15/01/2022 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ.
Từ sau ngày 1/7, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải điều chỉnh lại cấu trúc sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư khi đưa ra thị trường để phù hợp với quy định mới và không còn bao gồm các quyền lợi khác đính kèm như: tai nạn, bệnh nan y, bệnh hiểm nghèo, nằm viện...
Từ ngày 1/7, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi chính thức có hiệu lực, có nhiều thay đổi lớn so với quy định hiện hành, giúp mở rộng quyền lợi và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân tham gia.
Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ), trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đạt 74.691 người, trong đó có 25.617 lao động nữ.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?