CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Phương muốn bán giao dịch thỏa thuận hoặc khớp lệnh 17 triệu cổ phiếu VAB của VietABank, thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 28/5 - 26/6.
Tập đoàn Đầu tư Việt Phương vừa có báo cáo gửi Ủy ban Chứng khoán sẽ bán 17 triệu cổ phiếu VAB của Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank), với giá trị theo mệnh giá là 170 tỷ đồng.
Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh trên sàn, trong khoảng thời gian từ ngày 28/5-26/6.
Việt Phương cho biết đang nắm giữ gần 66 triệu cổ phiếu VAB, tương đương 12,21% vốn điều lệ của VietABank. Nếu giao dịch thành công, tập đoàn này sẽ hạ tỷ lệ sở hữu còn 9,06% vốn điều lệ tại VietABank.
Lý do Việt Phương bán ra 17 triệu cổ phiếu VAB, theo báo cáo, là điều chỉnh tỉ lệ sở hữu theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.
Theo quy định mới có hiệu lực từ giữa năm 2024, một cổ đông là tổ chức không được sở hữu cổ phần vượt quá 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/5, cổ phiếu VAB ở mức 13.800 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 40% sau một quý trở lại đây. Ước tính, với thị giá này, Việt Phương sẽ thu về 235 tỷ đồng từ lượng cổ phiếu bán ra.
Theo cập nhật danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn trở lên của Ngân hàng vào ngày 16/11/2024, VietABank có 2 cổ đông lớn tổ chức là CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Phương sở hữu 12,21% và CTCP Đầu tư Phát triển Hòa Bình nắm 5,52% vốn VietABank. Các cổ đông tổ chức khác như Văn phòng Thành ủy TP.HCM sở hữu 4,97%, Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn - SJC sở hữu 2,77%, CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp Thương mại Củ Chi sở hữu 1,2%.
Đối với các cổ đông cá nhân khác là ông Phương Hữu Việt - Chủ tịch Tập đoàn Việt Phương sở hữu 4,55%, ông Trần Tiến Dũng - Thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc VietABank sở hữu 1,02% và bà Đỗ Thị Ngọc Hà - em dâu bà Phương Minh Huệ (Tổng Giám đốc Tập Đoàn Việt Phương) sở hữu 0,13%.
Việc Tập đoàn Việt Phương đăng ký bán cổ phiếu diễn ra trong bối cảnh VietABank đang có những bước tiến quan trọng.
Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) thông báo đã nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết của VietABank (mã: VAB) vào ngày 14/5/2025 vừa qua. Số lượng cổ phiếu đăng ký niêm yết là gần 540 triệu đơn vị, tương đương vốn điều lệ gần 5.400 tỷ đồng. Hiện nay, cổ phiếu VAB đang được giao dịch tại sàn chứng khoán UPCoM.
Năm 2025, VietABank đặt mục tiêu lợi nhuận đạt 1.306 tỷ đồng và tăng vốn điều lệ gấp đôi lên hơn 11.500 tỷ đồng. Mục tiêu lợi nhuận tăng hơn 20%, dù VietABank đánh giá năm 2025 với nhiều thách thức như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất định, ban lãnh đạo trình cổ đông thông qua kế hoạch lợi nhuận 1.306 tỷ đồng.
Đồng thời, VietABank đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 7,1% lên gần 128.381 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ tín dụng tăng 10,3% lên 88.110 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá dự kiến sẽ tăng 9,3% lên 101.007 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu sẽ được kiểm soát dưới 3%. Cuối năm ngoái, tỷ lệ nợ xấu của VietABank ở mức 1,37%, thuộc nhóm tương đối thấp trong các ngân hàng quy mô nhỏ.
VietABank ghi nhận quý I/2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 352,9 tỷ đồng, tăng 42,5% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế là 292,9 tỷ đồng, tăng 44,5%. Xét về cơ cấu, trong quý I thu nhập lãi thuần tăng trưởng 13,5% so với cùng kỳ, thu về 612,5 tỷ đồng, trong khi đó hoạt động kinh doanh ngoại hối và hoạt động kinh doanh khác ghi nhận kết quả không mấy khả quan trong quý đầu tiên khi lãi giảm lần lượt 58,5% và 80,8%.
Tính đến hết ngày 31/3, tổng tài sản của VietABank là 129.046 tỷ đồng, tăng 7,7% so với cùng kỳ. Cho vay khách hàng đạt 84.910 tỷ đồng, tăng 6,3%. Tổng số dư nợ xấu tính đến ngày 31/3 của VietABank là 536 tỷ đồng, giảm 50,8% so với đầu năm.
Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank – Mã chứng khoán VAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 vào ngày 26/4, nhằm báo cáo kết quả kinh doanh năm 2024, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2025, cùng một số nội dung quan trọng khác.
Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank - Mã chứng khoán NAB) vừa công bố thông tin về kết quả đợt phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu năm 2025.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - Mã chứng khoán TPB) mới đây đã hé lộ kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt trên 4.100 tỷ đồng, tăng hơn 12% so với cùng kỳ.
CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (mã chứng khoán QTP) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2025, với kết quả trái chiều so với 6 tháng đầu năm. Trong đó, lợi nhuận sau thuế quý II/2025 của QTP đạt 190,6 tỷ đồng, tăng gần 18% so với cùng kỳ; Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm giảm 6,5%, còn 363,2 tỷ đồng.
Tổng Công ty CP Bảo hiểm Quân đội (MIC, HoSE: mã chứng khoán MIG) công bố đã nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Tài chính về việc tăng vốn điều lệ từ 2.014 tỷ đồng lên 2.115 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Rượu và Nước giải khát Hà Nội (Halico, mã chứng khoán HNR) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2025, ghi nhận khoản lỗ sau thuế 75 triệu đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2025, Halico đạt doanh thu thuần 69,5 tỷ đồng, tăng 11,6% so với nửa đầu năm 2024.
Theo báo cáo vừa công bố, tính riêng quý II/2025, doanh thu thuần hợp nhất của GELEX Electric đạt 6.510 tỷ đồng, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm 2024. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 722 tỷ đồng, tăng 7,0% so với cùng kỳ.
Ngày 15/7, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland (mã chứng khoán NVL-HoSE) vừa thông báo sẽ tổ chức họp đại hội cổ đông bất thường năm 2025 vào ngày 7/8 tới, tại Clubhouse - NovaWorld Phan Thiet Golf Club, tỉnh Lâm Đồng.
Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận hơn 36 nghìn tỷ đồng doanh thu và 4.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý II/2025. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Tập đoàn đạt doanh thu hơn 74 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 7.600 tỷ đồng, tăng lần lượt 5% và 23% so với cùng kỳ năm trước.
CTCP Chứng khoán APG (HOSE: APG) vừa bị Cục Thuế Hà Nội ra quyết định xử phạt hành chính về thuế do nhiều vi phạm như: khai sai thuế, lập hóa đơn sai thời điểm, dù không làm phát sinh nghĩa vụ thuế ngay và tiền chậm nộp tổng số tiền 25,47 tỷ đồng.
Ngày 16/7/2025, đã diễn ra Lễ bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom - mã chứng khoán FOX) từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) về Bộ Công an.
CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (mã chứng khoán DBC : HoSE) lên kế hoạch phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 15%, dự kiến thực hiện trong quý III/2025.
Ngày 15/7, Tổng công ty cổ phần Công trình Viettel (Viettel Construction – HoSE: mã chứng khoán CTR) công bố kết quả kinh doanh tháng 6/2025 với doanh thu đạt 1.109 tỷ đồng, tăng 6% so với tháng 6/2024.
Nhấn mạnh Việt Nam là thị trường rất quan trọng về chiến lược và Marubeni sẽ tiếp tục đóng góp hơn nữa cho sự phát triển của Việt Nam, ông Masayuki Omoto, Tổng Giám đốc Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) cho biết Marubeni có kế hoạch mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong thời gian tới với đầu tư chất lượng cao.
Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank - UPCOM: mã chứng khoán PGB) vừa công bố nghị quyết HĐQT, bổ nhiệm bà Võ Hằng Phương vào vị trí phó tổng giám đốc thường trực kể từ ngày 14/7/2025. Thời hạn bổ nhiệm là 3 năm.
Ông Hoàng Tuyên, Chủ tịch Bệnh viện TNH, đăng ký bán 5 triệu cổ phiếu TNH, qua đó sẽ không còn là cổ đông lớn nếu giao dịch thành công. Theo đó, nếu giao dịch thành công ông Tuyên sẽ thu về khoảng 85 tỷ đồng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?