Chủ tịch VCCI cho biết, theo khảo sát về sức chịu đựng của doanh nghiệp, một doanh nghiệp điển hình chỉ có thể cầm cự thêm tối đa 6 tháng. Trong đó thấp nhất là lĩnh vực nông lâm, thủy sản (trung bình 4,7 tháng), thông tin truyền thông (4,9 tháng) và xây dựng (5,3 tháng).
Đó là thông tin của ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn ra ngày 26/9.
Đây là lần thứ 2 trong hơn một tháng qua, Thủ tướng tổ chức đối thoại cùng cộng đồng doanh nghiệp cả nước trong bối cảnh Chính phủ xác định thay đổi mục tiêu từ "Zero Covid" sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho biết chỉ trong 8 tháng đầu năm nay, đã có trên 85.000 doanh nghiệp, tức trên 10% số doanh nghiệp cả nước rút khỏi thị trường. Như vậy trung bình mỗi tháng trên 10.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng hơn 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo ông Công, với việc giãn cách xã hội kéo dài tại nhiều tỉnh thành trong 4 tháng qua đã tác động tiêu cực đến tất cả các thành phần kinh tế, các ngành nghề đều bị ảnh hưởng tiêu cực. Trong đó nghiêm trọng nhất là các lĩnh vực du lịch, chế biến thuỷ sản, giao thông vận tải. “Với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản, hiện nay tại các tỉnh thành phía Nam chỉ có khoảng 30% số doanh nghiệp còn hoạt động nhờ đảm bảo được điều kiện “3 tại chỗ”, nhưng cũng vô cùng khó khăn vì chi phí tăng vọt và chỉ có thể huy động 30-50% số lao động, công suất giảm chỉ còn 40-50%. Với các doanh nghiệp ngành gỗ, đã có trên 50% số doanh nghiệp ngành này tại khu vực Đông Nam Bộ dừng sản xuất và đang đối diện nguy cơ phá sản…”
Theo Chủ tịch VCCI, về lao động, trung bình có 90,8% doanh nghiệp đã giảm quy mô lao động trong thời kỳ diễn ra dịch bệnh. Như vậy, cứ khoảng 10 doanh nghiệp thì có 9 doanh nghiệp phải chấp nhận cho người lao động thôi việc do hoạt động sản xuất kinh doanh kém khả quan trong thời gian dịch bệnh bùng phát.
Tình trạng người lao động mất việc làm do ảnh hưởng từ dịch bệnh phổ biến nhất ở các tỉnh Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh duyên hải miền Trung với lần lượt 95%, 93% và 92% doanh nghiệp đang hoạt động ở các vùng này báo cáo phải cho người lao động thôi việc.
VCCI: Doanh nghiệp chỉ có thể cầm cự thêm tối đa 6 tháng nữa
Chủ tịch VCCI cho biết theo khảo sát về sức chịu đựng của doanh nghiệp, một doanh nghiệp điển hình chỉ có thể cầm cự thêm tối đa 6 tháng. Trong đó thấp nhất là lĩnh vực nông lâm, thủy sản (trung bình 4,7 tháng), thông tin truyền thông (4,9 tháng) và xây dựng (5,3 tháng).
“Các khó khăn, vướng mắc cho các DN trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 là vô cùng nhiều, vô cùng lớn”, ông Phạm Tấn Công nhấn mạnh.
Trang CafeF đưa tin, cũng theo lãnh đạo VCCI cho biết, vì tình hình đã thay đổi nên chúng ta cần có tư duy mới, quan điểm mới, chiến lược mới, cách làm mới về chống dịch.
"Quan điểm mới dẫn đến cần thay đổi chiến lược ứng phó Covid-19, thay vì dồn toàn lực tập trung cho một mặt trận chính là phòng chống dịch bệnh, từ nay chúng ta cần tập trung cho cả mặt trận thứ 2 là duy trì, phát triển kinh tế", ông nhấn mạnh.
Theo đó, lãnh đạo VCCI đã đề xuất 2 chủ trương mới dựa trên mục tiêu từ "Zero Covid" sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 của Chính phủ.
Thứ nhất, cần nhìn nhận các doanh nghiệp là một chủ thể trong ứng phó Covid-19, từ đó tin tưởng giao quyền và trang bị, nâng cao năng lực y tế tại chỗ cho các doanh nghiệp. Trong cuộc chiến lâu dài chống Covid-19, chúng ta cần công nhận và cho doanh nghiệp chủ động tự xét nghiệm, tự điều trị các ca F0 nhẹ tuỳ theo khả năng, điều kiện của doanh nghiệp, Nhà nước chỉ cần hỗ trợ, hướng dẫn và ban hành các quy định, chính sách phù hợp.
Thứ hai, mặt trận kinh tế vững chắc là nền tảng cho chiến thắng trên mặt trận y tế, do vậy cần có chủ trương kiên quyết bảo vệ, hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn của doanh nghiệp trong điều kiện sống chung với dịch. "Thời chiến tranh, dù bom đạn ác liệt chúng ta cũng không ngừng sản xuất, thì nay dù Covid-19 thế nào, cũng phải tìm cách để duy trì sản xuất an toàn"
Bên cạnh đó, để công tác phòng chống dịch đi đôi với phục hồi, phát triển kinh tế trong điều kiện "bình thường mới", ông Công nhấn mạnh vaccine, thuốc chữa bệnh và ý thức người dân là điều kiện tiên quyết để mở cửa lại nền kinh tế.
"Nói ngắn gọn, vaccine là chìa khoá, việc mở cửa kinh tế phải đồng bộ với độ phủ về vaccine. Thứ hai, sản xuất phải an toàn. Kinh nghiệm thế giới cho thấy việc mở cửa lại nền kinh tế nếu không tuân thủ 2 nguyên tắc này, thì hậu quả là khó lường", Chủ tịch VCCI nhận định.
Hội đồng quản trị (HĐQT) Vietcombank vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Tuân- Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB) giữ chức vụ Phó tổng giám đốc Vietcombank.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa cho biết, đã ra quyết định xử phạt hành chính số tiền 92,5 triệu đồng đối với Công ty TNHH Đầu tư Central Capital do hành vi không công bố thông tin, công bố thông tin sai hạn về tình hình tài chính, trái phiếu của doanh nghiệp.
Công ty CP Rượu và Nước giải khát Hà Nội (Halico, mã chứng khoán HNR) vừa báo cáo tài chính quý IV/2024, báo lỗ gần 1 tỷ đồng, cả năm 2024, Halico lỗ hơn 8,4 tỷ đồng.
Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post - Mã chứng khoán VTP) vừa công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc thành lập công ty tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, bà Trần Phương Ngọc Thảo - Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (mã chứng khoán PNJ) - đã mua thành công 4 triệu cổ phiếu PNJ.
CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (Mã chứng khoán DLG) dự kiến chi ra 6 tỷ đồng để mua lại cổ phần tại một công ty liên kết cũ mà đơn vị đã thoái vốn trước đây.
Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) kiện tỷ phú Musk vì không công khai đúng hạn việc sở hữu cổ phần Twitter trước khi mua lại công ty này vào năm 2022.
Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam (Mã chứng khoán: BAF) vừa thông báo sẽ nhận chuyển nhượng 60% vốn điều lệ tại Công ty TNHH Chăn nuôi Minh Phát và cả 60% vốn tại Công ty TNHH Chăn nuôi Nhất Quyết.
Mới đây, CTCP Tasco (HNX: mã chứng khoán HUT) cho biết doanh nghiệp ghi nhận doanh thu hợp nhất năm 2024 đạt khoảng 30.700 tỷ đồng, gấp 2,7 lần cùng kỳ năm trước. Đây cũng là con số cao kỷ lục mà doanh nghiệp đạt được sau khi sáp nhập SVC Holdings.
Mới đây, Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (HoSE: mã chứng khoán ITA) đã gửi văn bản đến Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) để báo cáo về tình hình khắc phục các vấn đề khiến cổ phiếu ITA rơi vào diện vi phạm.
CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland (mã chứng khoán NVL) đã lên tiếng về thông tin ông Bùi Thành Nhơn vừa có đơn xin thôi chức vụ Chủ tịch Novaland, đồng thời từ nhiệm khỏi HĐQT tập đoàn từ ngày 20/1.
F&N Diary Investments Pte.Ltd - tổ chức có bóng dáng của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi (Thái Lan) vừa đăng ký mua vào gần 21 triệu cổ phiếu Vinamilk (VNM) nhằm mục đích đầu tư.
Theo SeABank, các Phó Tổng Giám đốc mới của Ngân hàng đều là những nhân sự quản lý có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, cũng như có thâm niên và nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của SeABank.
Theo kế hoạch, năm 2025 PVTrans đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 10.300 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.200 tỷ đồng, giảm lần lượt 14% và 33% so với ước tính năm 2024.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?