Thứ hai 23/06/2025 12:50
Tin mới
  • Sau sáp nhập, mã số 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ được thay đổi như thế nào?

  • Xử lý 11.000 gian hàng thương mại điện tử sai phạm trong 6 tháng

  • Giá cà phê trong nước ngày 23/6 đi xuống, mất trung bình 16.000 - 17.000 đồng/kg

  • 7 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ được miễn thuế CBPG

  • Bất động sản Trường Thành bị xử phạt 240 triệu đồng

  • Vì sao Công ty Ăn Cùng Bà Tuyết giải thể?

  • Mở rộng Quảng trường Ba Đình kết nối đồng bộ với khu trung tâm chính trị

  • VIB sắp phát hành gần 8 triệu cổ phiếu ESOP

  • Số định danh cá nhân thay mã số thuế từ 1/7/2025

  • Những con số 'chấn động' trong vụ sữa giả Hiup: Giá gốc 87.000 đồng, bán ra thị trường hơn 546.000 đồng

  • Từ ngày 1/7 nộp thuế khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử như thế nào?

  • Ủy ban Châu Âu sẽ rút Dự thảo Chống 'tẩy xanh' - Xu hướng ESG bị ảnh hưởng ra sao?

  • Cuộc đua hút trung tâm dữ liệu: Các bang Mỹ hy sinh hàng trăm triệu USD tiền thuế để đổi lấy đầu tư công nghệ

  • Các ông lớn giao dịch toàn cầu 'đổ bộ' Ấn Độ

  • SoftBank lên kế hoạch xây dựng siêu tổ hợp AI 1.000 tỷ USD

  • Fed nhận định chính sách thuế quan của Trump đề xuất có thể tạo ra cú sốc kinh tế mới

  • Giá dầu lao dốc, chứng khoán toàn cầu phục hồi sau quyết định của ông Trump với Trung Đông

  • Viettel lập kỷ lục về lợi nhuận, hé lộ mức thu nhập nhân viên bình quân hơn 33 triệu đồng/tháng

  • Tập trung hoàn thàn các công trình trọng điểm quốc gia, tháo gỡ khó khăn cho các dự án tồn đọng

  • Xử nghiêm cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc cổ truyền quảng cáo sai sự thật

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

VCCI: Doanh nghiệp chỉ có thể cầm cự thêm tối đa 6 tháng nữa

08:25 |  28/09/2021

Chủ tịch VCCI cho biết, theo khảo sát về sức chịu đựng của doanh nghiệp, một doanh nghiệp điển hình chỉ có thể cầm cự thêm tối đa 6 tháng. Trong đó thấp nhất là lĩnh vực nông lâm, thủy sản (trung bình 4,7 tháng), thông tin truyền thông (4,9 tháng) và xây dựng (5,3 tháng).

Đó là thông tin của ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn ra ngày 26/9.

Đây là lần thứ 2 trong hơn một tháng qua, Thủ tướng tổ chức đối thoại cùng cộng đồng doanh nghiệp cả nước trong bối cảnh Chính phủ xác định thay đổi mục tiêu từ "Zero Covid" sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho biết chỉ trong 8 tháng đầu năm nay, đã có trên 85.000 doanh nghiệp, tức trên 10% số doanh nghiệp cả nước rút khỏi thị trường. Như vậy trung bình mỗi tháng trên 10.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng hơn 24% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo ông Công, với việc giãn cách xã hội kéo dài tại nhiều tỉnh thành trong 4 tháng qua đã tác động tiêu cực đến tất cả các thành phần kinh tế, các ngành nghề đều bị ảnh hưởng tiêu cực. Trong đó nghiêm trọng nhất là các lĩnh vực du lịch, chế biến thuỷ sản, giao thông vận tải. “Với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản, hiện nay tại các tỉnh thành phía Nam chỉ có khoảng 30% số doanh nghiệp còn hoạt động nhờ đảm bảo được điều kiện “3 tại chỗ”, nhưng cũng vô cùng khó khăn vì chi phí tăng vọt và chỉ có thể huy động 30-50% số lao động, công suất giảm chỉ còn 40-50%. Với các doanh nghiệp ngành gỗ, đã có trên 50% số doanh nghiệp ngành này tại khu vực Đông Nam Bộ dừng sản xuất và đang đối diện nguy cơ phá sản…”

Theo Chủ tịch VCCI, về lao động, trung bình có 90,8% doanh nghiệp đã giảm quy mô lao động trong thời kỳ diễn ra dịch bệnh. Như vậy, cứ khoảng 10 doanh nghiệp thì có 9 doanh nghiệp phải chấp nhận cho người lao động thôi việc do hoạt động sản xuất kinh doanh kém khả quan trong thời gian dịch bệnh bùng phát.

Tình trạng người lao động mất việc làm do ảnh hưởng từ dịch bệnh phổ biến nhất ở các tỉnh Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh duyên hải miền Trung với lần lượt 95%, 93% và 92% doanh nghiệp đang hoạt động ở các vùng này báo cáo phải cho người lao động thôi việc.

VCCI: Doanh nghiệp chỉ có thể cầm cự thêm tối đa 6 tháng nữa
VCCI: Doanh nghiệp chỉ có thể cầm cự thêm tối đa 6 tháng nữa

Chủ tịch VCCI cho biết theo khảo sát về sức chịu đựng của doanh nghiệp, một doanh nghiệp điển hình chỉ có thể cầm cự thêm tối đa 6 tháng. Trong đó thấp nhất là lĩnh vực nông lâm, thủy sản (trung bình 4,7 tháng), thông tin truyền thông (4,9 tháng) và xây dựng (5,3 tháng).

“Các khó khăn, vướng mắc cho các DN trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 là vô cùng nhiều, vô cùng lớn”, ông Phạm Tấn Công nhấn mạnh.

Trang CafeF đưa tin, cũng theo lãnh đạo VCCI cho biết, vì tình hình đã thay đổi nên chúng ta cần có tư duy mới, quan điểm mới, chiến lược mới, cách làm mới về chống dịch.

"Quan điểm mới dẫn đến cần thay đổi chiến lược ứng phó Covid-19, thay vì dồn toàn lực tập trung cho một mặt trận chính là phòng chống dịch bệnh, từ nay chúng ta cần tập trung cho cả mặt trận thứ 2 là duy trì, phát triển kinh tế", ông nhấn mạnh.

Theo đó, lãnh đạo VCCI đã đề xuất 2 chủ trương mới dựa trên mục tiêu từ "Zero Covid" sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 của Chính phủ.

Thứ nhất, cần nhìn nhận các doanh nghiệp là một chủ thể trong ứng phó Covid-19, từ đó tin tưởng giao quyền và trang bị, nâng cao năng lực y tế tại chỗ cho các doanh nghiệp. Trong cuộc chiến lâu dài chống Covid-19, chúng ta cần công nhận và cho doanh nghiệp chủ động tự xét nghiệm, tự điều trị các ca F0 nhẹ tuỳ theo khả năng, điều kiện của doanh nghiệp, Nhà nước chỉ cần hỗ trợ, hướng dẫn và ban hành các quy định, chính sách phù hợp.

Thứ hai, mặt trận kinh tế vững chắc là nền tảng cho chiến thắng trên mặt trận y tế, do vậy cần có chủ trương kiên quyết bảo vệ, hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn của doanh nghiệp trong điều kiện sống chung với dịch. "Thời chiến tranh, dù bom đạn ác liệt chúng ta cũng không ngừng sản xuất, thì nay dù Covid-19 thế nào, cũng phải tìm cách để duy trì sản xuất an toàn"

Bên cạnh đó, để công tác phòng chống dịch đi đôi với phục hồi, phát triển kinh tế trong điều kiện "bình thường mới", ông Công nhấn mạnh vaccine, thuốc chữa bệnh và ý thức người dân là điều kiện tiên quyết để mở cửa lại nền kinh tế.

"Nói ngắn gọn, vaccine là chìa khoá, việc mở cửa kinh tế phải đồng bộ với độ phủ về vaccine. Thứ hai, sản xuất phải an toàn. Kinh nghiệm thế giới cho thấy việc mở cửa lại nền kinh tế nếu không tuân thủ 2 nguyên tắc này, thì hậu quả là khó lường", Chủ tịch VCCI nhận định.

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/vcci-doanh-nghiep-chi-co-the-cam-cu-them-toi-da-6-thang-nua-d2555.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.