Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) vừa thông qua thỏa thuận bảo lãnh cho công ty con là Công ty TNHH MTV Chế tác và Kinh doanh Trang sức PNJ (PNJP) vay vốn ngân hàng với hạn mức 300 tỷ đồng.
Ngày 20/3, Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) có báo cáo liên quan tới việc HĐQT CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ, mã chứng khoán PNJ) phê duyệt thỏa thuận bảo lãnh khoản vay ngân hàng cho công ty con.
Cụ thể, tại công văn 106 CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) do bà Cao Thị Ngọc Dung làm chủ tịch công bố thông tin bất thường vào ngày 19/3 cho biết, doanh nghiệp này đã thông qua thỏa thuận bảo lãnh giữa công ty với người có liên quan của công ty về việc bảo lãnh cho Công ty TNHH MTV Chế tác và kinh doanh Trang sức PNJ (PNJP) vay vốn tại ngân hàng với hạn mức là 300 tỷ đồng.
Mục đích vay vốn là nhằm bổ sung vốn lưu động, phát hành L/C và bảo lãnh ngắn hạn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
PNJP là công ty con do PNJ sở hữu 100% vốn tính đến ngày 31/12/2024.
Liên quan đến nhân sự tại PNJP, bà Trần Phương Ngọc Thảo vừa được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc PNJP thay cho ông Huỳnh Đức Huy, với nhiệm kỳ 3 năm kể từ ngày 05/02/2025. Ông Huỳnh Đức Huy sẽ tiếp tục giữ vai trò Thành viên Hội đồng thành viên (HĐTV) trong nhiệm kỳ đã được bổ nhiệm trước đó.
Đồng thời, bà Trần Phương Ngọc Thảo cũng thôi giữ chức Chủ tịch kiêm người đại diện theo ủy quyền của PNJ tại Công ty TNHH MTV Giám định PNJ (PNJL). Bà Đặng Thị Lài được bổ nhiệm thay thế bà Thảo, với nhiệm kỳ 05 năm kể từ ngày 05/02/2025.
Bà Trần Phương Ngọc Thảo là con gái của bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT PNJ. Hiện tại, bà Thảo đang giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT PNJ.
Bà Trần Phương Ngọc Thảo là con gái của Chủ tịch PNJ Cao Thị Ngọc Dung.
Về kế hoạch tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025, PNJ dự kiến tổ chức đại hội vào ngày 26/04/2025 theo hình thức trực tiếp tại Trung tâm Hội nghị White Palace, TP. Hồ Chí Minh. Thành phần tham dự bao gồm HĐQT, Ủy ban kiểm toán, Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và các cổ đông sở hữu cổ phiếu PNJ có tên trong danh sách chốt đến ngày 11/02/2025. Nội dung đại hội dự kiến thông qua các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ thường niên và các vấn đề khác.
Gần đây, cổ phiếu PNJ của bà Dung giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong vòng khoảng 1 năm qua, ở mức 87.000 -90.000 đồng/cp cho dù giá vàng trong nước và thế giới tăng vọt liên tục lập đỉnh cao mới. Giá vàng miếng SJC và nhẫn tròn trơn lên mức 100 triệu đồng/lượng. Giá vàng trang sức cao hơn.
PNJ là đại gia bán vàng, trang sức lớn nhất sàn chứng khoán.
So với đỉnh lịch sử hồi tháng 8 năm ngoái, giá cổ phiếu PNJ đã giảm khoảng 19%.
Giá vàng trang sức và vàng nhẫn tăng giúp các doanh nghiệp kinh doanh vàng có lãi. Tuy nhiên, với PNJ đây không hẳn là thông tin tốt. Giá vàng đầu vào cao có thể khiến lợi nhuận giảm.
Một điều đáng lo ngại là tình trạng khan hiếm nguồn cung, người người dân hầu như chỉ mua, rất hiếm có việc bán lại vàng miếng. Vàng đầu vào cho sản xuất trang sức cũng khan hiếm. Giá vàng cao và nguồn cung thấp cũng ảnh hưởng tới mảng kinh doanh vàng miếng của PNJ.
Sức cầu tiêu dùng thấp trong thời gian qua cũng ảnh hưởng tới doanh thu của các doanh nghiệp nói chung, trong đó có các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Dù vậy, PNJ vẫn đang trong chu kỳ mở rộng mạng lưới bán hàng. Điều này có thể giúp PNJ tăng trưởng doanh thu. Tới cuối năm 2024, PNJ có 429 cửa hàng. Dự kiến sẽ mở thêm 25 cửa hàng trong năm nay và khoảng 100 cửa hàng trong 2 năm sau đó.
Về tình hình kinh doanh, năm 2024, PNJ ghi nhận doanh thu kỷ lục hơn 37.800 tỷ đồng, tăng hơn 14% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.115 tỷ đồng, tăng 7,3%, trong đó mảng trang sức đóng góp trên 68% tổng doanh thu.
Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) bảo lãnh khoản vay 300 tỷ đồng cho công ty con PNJP
Từ đầu năm tới nay, PNJ đánh giá thị trường bán lẻ nói chung vẫn còn yếu. Doanh thu bán lẻ vào ngày Vía Thần Tài và Valentine vẫn đạt mức cao kỷ lục vượt 20% so với năm 2023. Năm 2025, PNJ vẫn chưa công bố kế hoạch kinh doanh nhưng trên cơ sở sơ bộ, PNJ dự kiến doanh thu thuần năm 2025 sẽ giảm so với năm 2024.
Quý I/2025, Công ty Cổ phần Vincom Retail (HoSE: mã chứng khoán VRE) báo lãi sau thuế 1.177 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ, hoàn thành 25% kế hoạch năm.
Chiều 28/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 nhằm thông qua kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 2025, chia cổ tức 2024 bằng tiền mặt 5%, thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ và bầu HĐQT, Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2025-2030.
Năm 2025, Nam Long đặt mục tiêu doanh thu thuần 6.794 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 701 tỷ đồng, tăng 35% so với năm trước. Doanh số (presales) dự kiến đạt 14.645 tỷ đồng, gấp 2,8 lần năm 2024.
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó tổng giám đốc CTCP Điện lực Gelex, đồng thời là Tổng giám đốc CTCP Chế tạo Điện cơ Hà Nội được đề cử làm thành viên HĐQT Eximbank.
Dự án có vốn đầu tư 6.076 tỷ đồng với diện tích sử dụng đất là 10 hecta và sẽ được thực hiện qua nhiều giai đoạn, với mục tiêu sản xuất, chế biến các sản phẩm từ sữa, sữa chua và kem; sản xuất chế biến đồ uống không cồn; dịch vụ cho thuê kho bãi.
Đại hội cổ đông Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) thông qua kế hoạch huy động 3.470 tỷ đồng từ cổ phiếu riêng lẻ, đặt mục tiêu doanh thu 9.000 tỷ và lợi nhuận 360 tỷ năm 2025.
Ngày 27/4, Ngân hàng Lộc Phát (LPBank - HoSE: LPB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 với sự tham gia của 187 cổ đông, đại diện cho hơn 2,77 tỷ cổ phiếu, tương ứng 92,86% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của ngân hàng. Trong đó số cổ đông tham gia trực tiếp là 95 cổ đông.
Năm 2025, MB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế tăng gần 10% so với kết quả 2024, tương đương đạt khoảng 31,712 tỷ đồng, chia cổ tức 2025 tỷ lệ 35% bằng cổ phiếu và tiền mặt.
"HNG đang là xác chết, chết lâm sàn, đang cố gắng cứu. Bên Thaco đang cho nợ 12.000 tỷ đồng, thì nếu chết lấy đâu mà đòi, còn gì ăn trong đây, ăn HNG là ăn chính mình". Đây là chia sẻ của ông Trần Bá Dương ĐHĐCĐ thường niên 2025.
Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank - Mã chứng khoán PGB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.000 tỷ đồng, có tân Chủ tịch HĐQT.
Chứng khoán BOS vừa có quyết định bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc với ông Trịnh Thành Long kể từ ngày 22/4 thay thế cho người tiền nhiệm là ông Nguyễn Thành Lê.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 tổ chức sáng ngày 24/04, ban lãnh đạo CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (HOSE: mã chứng khoán DXS) đặt mục tiêu lãi ròng 2025 gấp gần 3 lần năm trước, cùng 4 nhiệm vụ trọng tâm để đón chu kỳ tăng trưởng mới, dự quý IV sẽ niêm yết Regal Group.
Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 46 /QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Tổng hợp Thế giới Xanh do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.
Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank, mã chứng khoán KLB - UPCoM) vừa công bố tài liệu đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2025 diễn ra vào ngày 25/5, với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 1.379 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HoSE: mã chứng khoán VCB) mới đây đã thông báo về việc ông Trịnh Ngọc An – Thành viên Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2023 – 2028 – nộp đơn xin từ nhiệm vì lý do cá nhân.
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa công bố kết luận thanh tra đối với Tổng công ty CP Bảo hiểm Hàng không (VNI), trong đó, phát hiện loạt sai phạm như: có hồ sơ hơn 600 ngày mới được thanh toán bảo hiểm, quyền lợi hơn 100 triệu đồng nhưng chỉ bồi thường 30 triệu đồng...
Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã chứng khoán HAH : HoSE) vừa công bố văn bản báo cáo về ngày trở thành cổ đông lớn, nhà đầu tư nắm giữ từ 5% trở lên cổ phiếu của công ty.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?