Bộ GTVT tiếp tục đề nghị các tỉnh, thành triển khai thực hiện các Hướng dẫn tạm thời về vận tải khách đối với đường bộ, hàng không và đường sắt đảm bảo thống nhất không gây khó khăn cho vận tải khách.
Bộ GTVT vừa có báo cáo nhanh kết quả triển khai thí điểm mở lại vận tải hành khách (đường bộ, đường sắt, hàng không). Theo Bộ GTVT, sau 2 ngày thí điểm mở lại vận tải hành khách đường bộ và đường sắt, hàng không (ngày 13 và 14/10), thực tiễn triển khai tại nhiều địa phương vẫn còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ.
Vận tải khách liên tỉnh vẫn rất ít nhà xe chạy vì vướng nhiều "rào cản", quy định chở khách đi, đến các địa phương.
13 tỉnh đã mở lại vận tải khách tuyến cố định
Theo ông Nguyễn Xuân Thủy - Vụ phó vụ Vận tải (Bộ GTVT), tính đến cuối giờ chiều ngày 14/10, đã có 13 tỉnh đang hoạt động vận tải hành khách cố định liên tỉnh trên cả nước, với 91 tuyến, 169 chuyến đăng ký hoạt động/ngày, nhưng thực tế hoạt động chỉ có 73 chuyến, với 81 xe hoạt động/ngày, tổng số 251 khách.
Ông Thủy cho biết, trong số các Sở GTVT báo cáo về thực hiện thí điểm mở lại vận tải khách liên tỉnh, có 12 Sở đang chờ UBND tỉnh đồng ý kế hoạch khôi phục lại tuyến (Cần Thơ, Hà Giang, Gia Lai, Nam Định, Bạc Liêu, Quảng Ninh, Bình Phước, Lâm Đồng, An Giang, Hưng Yên, Hải Dương và Hậu Giang);
Các Sở đã được UBND tỉnh đồng ý, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Điện Biên, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Đắk Nông, Phú Thọ, Phú Yên, Lai Châu, Kon Tum, Đồng Nai, Bắc Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Ninh Bình, Vĩnh Long, Thanh Hóa, Lào Cai, Thái Nguyên, Hòa Bình, Thái Bình và Tuyên Quang…
Theo Sở GTVT TP Hồ Chí Minh, UBND thành phố có chủ trương cho Sở này chủ động mở các tuyến và Sở GTVT cũng đồng ý mở hết các tuyến trên cơ sở tần suất theo quyết định thí điểm và hành khách đến TP Hồ Chí Minh phải xét nghiệm, từ TP Hồ Chí Minh đi phải tiêm đủ 2 mũi vaccine. Hiện nay, Sở GTVT TP Hồ Chí Minh đang chờ các Sở đầu đối lưu có văn bản thống nhất gửi về để cùng khai thác.
Các tuyến xe buýt ở Hà Nội bắt đầu chạy từ hôm qua (14/10) nhưng cũng chưa nhiều khách đi.
Sở GTVT TP Hải Phòng đã chạy các tuyến Thái Bình, Thái Nguyên, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn (trừ Văn Lãng), Hà Nam (trừ Phủ Lý), Nam Định (trừ Hải Hậu), Ninh Bình (trừ Kim Sơn), Hòa Bình (trừ Lương Sơn).
Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng phương án chạy đến Lạng Sơn (1 chuyến/ngày), Cao Bằng (1 chuyến/ngày), Sơn La (1 chuyến/ngày). Thời điểm 6 giờ ngày 14/10 đã có một chuyến chạy từ Cao Bằng đi Hà Nội (1 chuyến/ngày); dự kiến ngày 15/10 sẽ có chuyến chạy từ Lạng Sơn về Hà Nội.
Bộ GTVT nhận định, hiện nay, nhiều tỉnh đang vướng mắc trong việc rà soát tiêm phòng cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và hành khách theo quy định của Bộ Y tế để bố trí, sắp xếp lái xe điều khiển phương tiện và bán vé cho hành khách.
Đường sắt, hàng không đang khan hiếm vé
Về vận tải đường sắt, Cục Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) đã thực hiện kiểm tra, giám sát tại một số ga trên các tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh và Hà Nội - Hải Phòng, qua kiểm tra các ga trên tuyến, việc thực hiện của hành khách và doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt về cơ bản thực hiện nghiêm túc, đáp ứng đúng yêu cầu quy định.
Bộ GTVT quy định về số ga được đón, trả khách trên các tuyến Hà Nội - Hải Phòng và Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, ngành đường sắt đã tuân thủ nghiêm. Về rà soát quy định tại các địa phương, hiện đang có văn bản quy định đối với hành khách phải thực hiện mức độ cách ly, phương án phòng dịch cao hơn quy định tại Nghị quyết của Chính phủ và phương án phòng dịch của Bộ GTVT.
Theo báo cáo nhanh của Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn, hiện trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh (từ ga Sài Gòn đến ga Đà Nẵng) các địa phương có ga đường sắt đều quy định hành khách phải thực hiện cách ly tại nhà 7 ngày. Quy định này phù hợp với Bộ Y tế về việc áp dụng biện pháp phòng, chống dịch với người từ TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An về các địa phương của Bộ Y tế.
Vào lúc 15h20 chiều 13/10, chuyến tàu hỏa Bắc – Nam đầu tiên được hoạt động trở lại sau gần 3 tháng tạm dừng vì dịch Covid-19. Nhiều hành khách đi tàu phấn khởi vì được trở về quê nhà.
Do kế hoạch tổ chức chạy tàu mới chỉ thực hiện bắt đầu từ 6h ngày 13/10 tới nay, Cục ĐSVN tiếp tục chỉ đạo lực lượng thanh tra và các doanh nghiệp vận tải tiếp tục cập nhật, theo dõi. Tại ga Hà Nội và ga Long Biên, TP Hà Nội chưa bố trí đầu mối để tiếp nhận thông tin hành khách đến ga của địa phương từ doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt.
Bộ GTVT đề nghị Tổng công ty ĐSVN làm việc với chính quyền địa phương để làm rõ đầu mối tiếp nhận thông tin hành khách đến ga của địa phương từ doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt.
Hiện nay, trong giai đoạn thí điểm tổ chức hoạt động vận tải hành khách đường sắt, để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch, Cục ĐSVN đề nghị Tổng công ty ĐSVN chỉ tổ chức 1 đôi tàu trên tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh.
Về hàng không, ngày 14/10, các hãng thực hiện 12 chuyến bay khứ hồi với 1.843 khách đi các địa phương. Trong đó, từ TP Hồ Chí Minh, thực hiện 10 chuyến đến Bình Định, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Hà Nội, Phú Quốc (Kiên Giang), Gia Lai.
Từ Hà Nội, thực hiện 3 chuyến bay đến TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Điện Biên; không thực hiện 3 chuyến bay từ TP Hồ Chí Minh đi Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa do ảnh hưởng bão số 8; 2 chuyến từ Đà Nẵng đi Cần Thơ, Đắk Lắk; 2 chuyến từ TP Hồ Chí Minh đi Cà Mau, Rạch Giá; 1 chuyến từ Thanh Hóa đi Lâm Đồng do nhu cầu ít.
Hành khách làm thủ tục lên chuyến bay đầu tiên từ TPHCM ra Hà Nội sau khi được khôi phục lại các chuyến bay.
Nhìn nhận về những “rào cản” kỹ thuật khiến vận tải khách vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, ông Uông Việt Dũng – Phó Chánh văn phòng Bộ GTVT cho rằng, ngay từ thời điểm Chính phủ đưa ra quan điểm, chủ trương phòng chống dịch chuyển sang trạng thái “thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, Bộ GTVT đã chủ động ban hành Hướng dẫn tạm thời tổ chức vận tải hành khách 05 lĩnh vực; sau đó cụ thể hoá bằng 03 quy định tạm thời để triển khai tổ chức 03 lĩnh vực hàng không, đường sắt và đường bộ.
“Tất cả đều xin ý kiến và tiếp thu hướng dẫn của Bộ Y tế. Quan điểm của Bộ đó là làm thận trọng, có lộ trình và có thí điểm; chính vì vậy trước mắt cho đến ngày 20/10, Bộ đưa ra những tiêu chí, điều kiện về hành khách rất chặt chẽ để đảm bảo tối đa an toàn phòng chống dịch”, ông Dũng cho biết.
Vị Phó Chánh văn phòng Bộ GTVT cho biết, sau khi Bộ Y tế ban hành văn bản 4800 để hướng dẫn, từ đó các địa phương sẽ căn cứ để đánh giá chính xác cấp nguy cơ đối với từng địa giới hành chính (cấp xã). Bên cạnh đó Bộ sẽ có sơ kết, đánh giá tình hình triển khai giai đoạn thí điểm để xem xét bổ sung, thay thế và ban hành Hướng dẫn mới phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 128 của Chính phủ.
“Chính vì vậy, Bộ GTVT tiếp tục đề nghị các tỉnh, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện các Hướng dẫn tạm thời hiện nay của Bộ GTVT đảm bảo tinh thần thống nhất để có căn cứ đánh giá, chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo”, ông Dũng nói./.
Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP Hà Nội vừa triệt phá đường dây chuyên giết mổ, tiêu thụ thịt lợn nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi bán ra một số chợ, quán ăn, nhà hàng với số lượng lớn.
Đoàn kiểm tra xác định đây là điểm trung chuyển cho hàng loạt đơn hàng được đặt qua nhiều tài khoản TikTok khác nhau, với nguồn hàng nhập từ trang thương mại điện tử 1688.com (Trung Quốc).
Cụ thể, Cục Quản lý Dược đã yêu cầu đình chỉ lưu hành, thu hồi 7 sản phẩm mỹ phẩm do Công ty TNHH Dược phẩm Toàn Cầu Đông Nam (địa chỉ: số 12 ngõ 40 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội) đứng tên công bố và đưa ra thị trường.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các quy hoạch chuyên ngành, tạo điều kiện thuận lợi để Thành phố Hà Nội triển khai phát triển trục sông Hồng - biểu tượng phát triển mới của Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Công an TP Hà Nội đã phối hợp với Interpol bắt giữ Ngô Thị Thêu (vợ của Lê Khắc Ngọ, còn gọi là Mr Hunter) đang trốn tại Thái Lan, khi nghi phạm đang chuẩn bị hành lý để trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo quy định mới từ Bộ Y tế, đơn thuốc kê cho người bệnh phải có thông tin về số định danh cá nhân hoặc số căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người bệnh. Quy định này nhằm quản lý việc kê đơn thuốc ngoại trú minh bạch hơn.
Ông Đỗ Anh Tú và ông Nguyễn Hồ Nam nằm trong số 15 bị can bị khởi tố với cáo buộc "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" trong vụ án xảy ra tại Công ty Bamboo Capital.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố 5 người liên quan dự án Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cơ sở 2, sau kết luận thanh tra về các vi phạm nghiêm trọng trong đấu thầu, có dấu hiệu gây lãng phí hơn 1.253 tỷ đồng.
Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 12/2025/TT-BNV quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2025.
Ông Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Novaland dự kiến được mua gần 4,2 triệu cổ phiếu ESOP. Hai phó tổng giám đốc là bà Trần Thị Thanh Vân và ông Cao Trần Duy Nam mỗi người được mua gần 2,7 triệu cổ phiếu.
Theo công bố tại họp báo Tình hình Kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2025 của Cục Thống kê (Bộ Tài chính), so với cùng kỳ năm trước, bình quân 6 tháng, CPI tăng 3,27%; CPI quý II tăng 3,31%.
Bộ Tài chính đã ban hành hành Thông tư số 71/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về phí, lệ phí.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ngày 3/7 thông tin, phiên bản dự thảo mới nhất (lần thứ 8) Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15 có nhiều điểm mới.
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, vừa ban hành công văn khẩn cấp đình chỉ lưu hành và thu hồi 7 sản phẩm mỹ phẩm do Công ty TNHH Dược phẩm toàn cầu Đông Nam phân phối. Lý do là công thức của các sản phẩm không đúng như hồ sơ đã công bố.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?