Chứng khoán APS: Đại hội lần 2 bất thành, hẹn cổ đông lần 3 vào ngày 17/6
Doanh nghiệpĐHĐCĐ thường niên 2025 lần 2 của APS không đủ điều kiện tiến hành. Công ty hẹn cổ đông tổ chức lại ĐHĐCĐ 2025 lần 3 vào ngày 17/6 tới.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest 200 triệu đồng vì mua 3.719.923 cổ phiếu HAF nhưng không đăng ký.
![]() |
Nợ phải trả của VPI tính đến cuối tháng 6/2022 đạt 7.372 tỉ đồng, tăng 14% so với hồi đầu năm. |
Ngày 05/9/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành Quyết định số 651/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest (quận Đống Đa, TP Hà Nội) với số tiền 200 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 17 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Cùng với đó, Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền trên số cổ phần có được từ hành vi vi phạm theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 17 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP. Đồng thời, buộc bán cổ phiếu để giảm tỷ lệ nắm giữ xuống dưới mức phải chào mua công khai đối với hành vi vi phạm trong thời hạn tối đa 06 tháng kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều 17 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP.
Được biết, Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest đã có hành vi vi phạm hành chính không đăng ký chào mua công khai theo quy định pháp luật. Cụ thể vào ngày 25/6/2021, Công ty này mua 3.719.923 cổ phiếu Công ty cổ phần Thực phẩm Hà Nội (mã chứng khoán: HAF) dẫn đến số lượng nắm giữ sau khi giao dịch là 3.719.923 cổ phiếu tương ứng tỷ lệ 25,65% vốn điều lệ của HAF nhưng không đăng ký chào mua công khai).
Ngày 25/6/2021, doanh nghiệp này công bố nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc nhận chuyển nhượng 3,19 triệu cổ phiếu của Công ty CP Thực phẩm Hà Nội.
Nhưng chỉ đến ngày 1/7/2021, Văn Phú - Invest đã thông qua nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest tại Công ty CP Thực phẩm Hà Nội. Như vậy có thể thấy, sau khoảng một tuần thực hiện mua số lượng lớn cổ phiếu tại Công ty CP Thực phẩm Hà Nội, Văn Phú - Invest đã thoái toàn bộ.
Cũng liên quan đến giao dịch "chớp nhoáng" này, ngày 30/6/2021 Công ty CP Thực phẩm Hà Nội công bố trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội thông tin Văn Phú - Invest đã trở thành cổ đông lớn của doanh nghiệp này khi sở hữu 3.500.200 cổ phần (24,14%). Tuy nhiên chỉ 01 ngày sau đó, tức ngày 1/7, Công ty CP Thực phẩm Hà Nội đã công bố Văn Phú - Invest không còn là cổ đông lớn.
Cụ thể, theo lịch sử giao dịch chứng khoán của mã HAF, ngày 25/06/2021 có 3.719.923 cổ phiếu HAF được giao dịch với giá trị 56.275.775.700 đồng thì đến ngày 1/7/2021 có 3.500.200 cổ phiếu HAF được giao dịch với giá trị 94.155.380.000 đồng.
Trước khi sai phạm của Văn Phú - Invest xảy ra, trên thị trường chứng khoán đã chứng kiến không ít vụ mua - bán "chui" ảnh hưởng không nhỏ tới tính minh bạch của thị trường cũng như quyền lợi của nhà đầu tư. Trong đó, phải kể đến vụ bán "chui" 74,8 triệu cổ phiếu FLC, thu lợi bất chính 530 tỉ trong phiên giao dịch ngày 10/12022.
Theo Bộ Công an, hành vi của ông Quyết đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam và đủ yếu tố cấu thành tội "Thao túng thị trường chứng khoán".
Được biết, Công ty Thực phẩm Hà Nội tiền thân là Công ty TNHH MTV Thực phẩm Hà Nội được thành lập ngày 10/07/1957 và thành lập lại theo Quyết định số 490/QĐ-UB ngày 26/01/1993 của UBND Thành phố Hà Nội. Ngày 23/08/2004, HAF đổi thành Công ty TNHH Nhà nước MTV Thực phẩm Hà Nội. Tháng 11/2012, HAF đổi thành Công ty TNHH MTV Thực phẩm Hà Nội
Đến ngày 28/05/2015, HAF chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Thực phẩm Hà Nội.
Ngày 24/07/2017, cổ phiếu HAF giao dịch đầu tiên trên sàn UPCoM với giá tham chiếu là 10.000 đ/CP. Hiện tại, vốn điều lệ của HAF là 145 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông lớn tính đến ngày 30/6/2020 bao gồm: CTCP Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI nắm giữ 22%, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội nắm giữ 20%, CTCP Chứng khoán Phố Wall là 18,76% và cá nhân ông Nguyễn Thế Vinh nắm giữ 5%.
Theo báo cáo soát xét báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ của CTCP Đầu tư Văn Phú - Invest (HOSE: VPI) thì tổng tài sản của VPI đã tăng từ 9.835 vào cuối năm 2021 tỷ lên 10.814 tỷ (30/06/2022).
Theo báo cáo tài chính quý 2 năm 2022, VPI ghi nhận doanh thu trong kỳ đạt 451 tỉ đồng, tăng gần 154% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 219 tỉ đồng, gấp 7 lần. Nhưng trữ tiền mặt giảm gần 1.000 tỉ đồng, tương ứng giảm từ 1.223 tỉ đồng xuống 293 tỉ đồng.
Nợ phải trả VPI tính đến cuối tháng 6/2022 đạt 7.372 tỉ đồng, tăng 14% so với hồi đầu năm 2022.
Đáng chú ý, cuối kỳ báo cáo lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư Văn Phú – Invest âm ở mức 1.078 tỉ đồng. Theo các chuyên gia, trường hợp tiền thu vào nhỏ hơn tiền chi ra cho thấy doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hoặc khó thu hồi tiền. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chỉ ghi nhận lãi trên sổ sách chứ chưa thu được tiền về. Khi đó doanh nghiệp sẽ phải bù đắp bằng dòng tiền đầu tư hoặc dòng tiền hoạt động tài chính, như vay nợ, huy động thêm vốn từ cổ đông, thanh lý tài sản…
Với trường hợp của VPI, hàng tồn kho cũng đã tăng từ gần 3.443 tỷ (31/12/2021) lên hơn 4.086 tỷ (30/6/2022).
Chuyên gia nhận định, hàng tồn kho luôn có rủi ro giảm giá, khoản phải thu cũng có rủi ro về khả năng thu hồi. Thêm vào đó, việc vay vốn để bù đắp cho dòng tiền thiếu hụt còn làm gia tăng gánh nặng lãi vay cũng như rủi ro về tài chính nều DN không cơ cấu được nguồn vốn để trả các khoản nợ đến hạn.
Được biết, HĐQT VPI đã thông qua việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021. Theo đó, Công ty dự kiến phát hành xấp xỉ 22 triệu cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông hiện hữu với tỉ lệ 10%.
Nguồn vốn phát hành từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, tính đến cuối năm 2021 Công ty còn xấp xỉ 879 tỉ đồng. Thời gian thực hiện là trong năm 2022 và sau khi được Uỷ ban Chứng khoán chấp thuận phát hành.
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có Chỉ thị số 02/CT-BTC về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn, ổn định thị trường chứng khoán.
Theo Bộ Tài chính, trước tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam những tháng đầu năm 2022 có nhiều biến động bất thường, cơ quan này đã chỉ đạo, yêu cầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các dấu hiệu bất thường trên thị trường để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm; khẩn trương chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để phối hợp xác minh, điều tra, xử lý theo quy định các trường họp có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Diễn biến thị trường thời gian gần đây cho thấy, những chỉ đạo của Bộ Tài chính bước đầu đã đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, để thị trường chứng khoán tiếp tục phát triển ổn định, đảm bảo an toàn, an ninh tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị các đơn vị chủ động nghiên cứu, đề xuất các biện pháp giải quyết triệt để các vấn đề, ngăn chặn các hành vi lợi dụng chính sách, hạn chế tối đa lỗ hổng chính sách tạo cơ hội cho các hành vi vi phạm...
Bộ Tài chính giao Uỷ ban chứng khoán chỉ đạo các Sở Giao dịch Chứng khoán tăng cường giám sát việc tuân thủ nghĩa vụ của tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, thành viên giao dịch.
Thẩm định chặt chẽ các hồ sơ đăng ký niêm yết/đăng ký giao dịch chứng khoán của các doanh nghiệp, chú trọng kiểm soát chất lượng, đảm bảo tính chính xác của hồ sơ, đặc biệt lưu ý các công ty có hiện tượng tăng vốn nhanh, các công ty mới thành lập, doanh thu chưa tương xứng với quy mô vốn, chưa có sản phẩm, định hướng kinh doanh rõ ràng...
Bộ Tài chính cũng giao Uỷ ban Chứng khoán chủ trì, phối hợp với Vụ Tài chính ngân hàng, Thanh tra Bộ, Tổng cục Thuế nghiên cứu, đề xuất với Ngân hàng Nhà nước các giải pháp giám sát chặt chẽ quá trình tăng vốn, góp vốn, chuyển nhượng vốn của các công ty đại chúng để đảm bảo hoạt động này diễn ra nghiêm túc, thực chất, theo đúng quy định của pháp luật, hạn chế tối đa tình trạng tăng vốn ảo, chuyển tiền lòng vòng, tiền thu được từ quá trình thay đổi cơ cấu vốn sử dụng không đúng mục đích đăng ký, giám sát chặt chẽ hiện tượng chủ doanh nghiệp hoặc các cổ đông chi phối lợi dụng vai trò điều hành doanh nghiệp rút lại khoản tiền đi vay khi thực hiện nghĩa vụ góp vốn...
Về giám sát giao dịch chứng khoán, Bộ Tài chính giao Uỷ ban Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội tăng cường công tác giám sát thị trường chứng khoán cơ sở và phái sinh.
Theo đó, giám sát chặt chẽ các mã chứng khoán có thanh khoản lớn, diễn biến bất thường, tăng giảm liên tiếp, đột biến, giá trị cổ phiếu không phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra xử lý quỹ đầu tư trái phép, quỹ không hoạt động để rút giấy phép và xử lý theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính cũng giao Uỷ ban Chứng khoán chủ động thanh tra, giám sát việc phát hành tăng vốn của các công ty đại chúng, niêm yết trên sàn chứng khoán, phối hợp với các Sở Giao dịch Chứng khoán tăng cường hơn nữa việc công bố thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, kịp thời cảnh báo nhà đầu tư về các hiện tượng bất thường trên thị trường. Song song, sẽ có cơ chế công bố thông tin, phân tích về hoạt động, tình hình tài chính của doanh nghiệp có mã chứng khoán đang được giao dịch bất thường, đột biến.
Bộ Tài chính giao Uỷ ban Chứng khoán chủ trì xây dựng khung báo cáo và các tiêu chí liên quan, trên cơ sở đó yêu cầu các công ty chứng khoán cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình hoạt động trong thời gian qua, đặc biệt tập trung vào một số nghiệp vụ như tự doanh, cấp margin, tư vấn môi giới đầu tư, bảo lãnh phát hành trái phiếu, cũng như tình hình tăng vốn rất mạnh trong năm 2021 và nửa đầu năm 2022.
Trên cơ sở báo cáo của các công ty chứng khoán, giao Uỷ ban Chứng khoán chủ trì phối hợp với Vụ Tài chính ngân hàng, Thanh tra Bộ và các đơn vị liên quan kiểm tra, xác minh tính chính xác của báo cáo, phân tích số liệu để từ đó chỉ ra những dấu hiệu bất thường (nếu có) trong hoạt động của các công ty chứng khoán.
Xem xét có hay không việc một số cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng, cấu kết với công ty chứng khoán để thao túng, làm giá cổ phiếu cũng như tư vấn, lách luật phân phối trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cho nhà đầu tư không phải nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra, xác minh đề nghị các cơ quan chủ động tăng cường giám sát chặt chẽ hoạt động của các thành viên thị trường và đồng thời đề xuất bổ sung trách nhiệm, xem xét giới hạn một số nghiệp vụ của các công ty chứng khoán nhằm hạn chế tình trạng tăng trưởng nóng, thúc đẩy thị trường phát triển theo hướng bền vững, an toàn.
ĐHĐCĐ thường niên 2025 lần 2 của APS không đủ điều kiện tiến hành. Công ty hẹn cổ đông tổ chức lại ĐHĐCĐ 2025 lần 3 vào ngày 17/6 tới.
Hội đồng Quản trị CTCP Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam (VEF – UPCoM) vừa phê duyệt kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ lên tới 435%. Phần lớn nguồn chi trả đến từ khoản lợi nhuận đột biến trong quý I/2025.
Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán DXG, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư và kế hoạch tăng sở hữu tại CTCP Đất Xanh Commercial (DXC).
Google vừa lặng lẽ tung ra một ứng dụng thử nghiệm trên Android có tên AI Edge Gallery, cho phép người dùng chạy các mô hình trí tuệ nhân tạo tiên tiến trực tiếp trên điện thoại mà không cần kết nối Internet.
Startup công nghệ về não - Neuralink của Elon Musk đã hoàn tất vòng gọi vốn trị giá 650 triệu USD. Neuralink đang phát triển một giao diện não – máy tính (BCI), hệ thống cho phép chuyển đổi tín hiệu não thành các lệnh điều khiển công nghệ bên ngoài.
Ngày 30/5 vừa qua, HĐQT Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa có quyết định miễn nhiệm chức vụ Tổng giám đốc và dừng tư cách thành viên HĐQT đối với ông Đào Nam Hải.
Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank - Mã chứng khoán HDB) vừa công bố quyết định của Hội đồng Quản trị việc thôi giao nhiệm vụ Phó Tổng Giám đốc đối với ông Nguyễn Đăng Thanh và ông Lê Thanh Tùng từ ngày 1/6, với lý do điều chỉnh chức danh theo mô hình tổ chức mới.
Vingroup luôn là tâm điểm chú ý của giới đầu tư và thị trường tài chính với quy mô hoạt động khổng lồ, bao gồm bất động sản, ô tô điện, công nghệ, bán lẻ, y tế, giáo dục, du lịch,... Những diễn biến này cho thấy khả năng thị trường đang có xu hướng định giá lại hệ sinh thái của Tập đoàn Vingroup sau nhiều năm trầm lắng.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: mã chứng khoán MPC) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, dự kiến diễn ra vào sáng 21/6 tại TP HCM, với mục tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 997 tỷ đồng.
Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) vừa thông báo chốt danh sách cổ đông vào ngày 27/6 để thực hiện quyền chi trả cổ tức năm 2024 bằng cổ phiếu. Ngày giao dịch không hưởng quyền tương ứng 26/6.
Công ty cổ phần Tập đoàn ASG (mã chứng khoán ASG – sàn HoSE) đã công bố thông tin về tình hình thanh toán gốc và lãi trái phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
SeABank chính thức hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 28.450 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu theo Chương trình lựa chọn cho người lao động.
Năm 2024, Booking.com ghi nhận 400,4 triệu đêm lưu trú ngắn hạn, tương đương 80% tổng số đêm của Airbnb, cho thấy Booking.com đang dần chiếm lại vị thế trong thị trường này. Đáng chú ý, số đêm lưu trú trung bình trên mỗi căn hộ của Booking.com gần gấp đôi Airbnb. Tốc độ tăng trưởng số lượng lưu trú ngắn hạn trên Booking.com đạt 17%, trong khi Airbnb chỉ đạt 4%.
Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần (VIC) vừa công bố đăng ký giao dịch người nội bộ. Cụ thể, Chủ tịch HĐQT Phạm Nhật Vượng đăng ký chuyển quyền sở hữu hơn 48 triệu cổ phiếu VIC, tương ứng 1,24% vốn Vingroup để góp vốn vào VinSpeed.
Theo kết luận thanh tra, Bảo Tín Minh Châu có các vi phạm về chế độ hóa đơn, chứng từ kế toán, thuế,... trong hoạt động kinh doanh vàng. Thanh tra đã báo cáo, trình Thống đốc NHNN phê duyệt và có văn bản chuyển thông tin vụ việc vi phạm sang Bộ Công an để xác minh, điều tra, xử lý.
Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy, trong những ngày cuối tháng 5/2025, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã hoàn tất phát hành hàng loạt lô trái phiếu có giá trị lớn, góp phần gia tăng đáng kể dòng vốn cho thị trường.
ACB đã phát hành thêm tối đa gần 670 triệu cổ phần, tương ứng gần 6.700 tỷ đồng vốn điều lệ, sau thay đổi trên, tổng vốn điều lệ của ngân hàng cũng nâng lên gần 51.367 tỷ đồng...
Ngày 30/5/2025, Tổng Công ty Viglacera – CTCP (HoSE: mã chứng khoán VGC) thông báo đã nhận đơn xin từ nhiệm chức danh thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2024-2029 của ông Nguyễn Văn Tuấn.
Trong tâm thư của Chủ tịch HĐQT THACO, ông Trần Bá Dương cho biết,việc THACO đề xuất đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam; thể hiện tinh thần trách nhiệm và quyết tâm của THACO trong việc tham gia các dự án trọng điểm quốc gia. Thaco có thể góp vốn bằng phần lớn lợi nhuận, ước đạt 15.000 tỷ đồng/năm.
Công ty Cổ phần Pin ắc quy Miền Nam (Pinaco, mã chứng khoán PAC) thông báo sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 24/6 để thực hiện quyền chi trả cổ tức đợt 2/2024 bằng tiền và phát hành cổ phiếu tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu (thưởng cổ phiếu).
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?