Vận chuyển riêng

Private Carrier

(Private Carrier)

Hình minh họa

Vận chuyển riêng (Private Carrier)

Định nghĩa

Vận chuyển riêng trong tiếng Anh là Private CarrierVận chuyển riêng là loại hình vận chuyển trong đó các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có phương tiện vận tải và tự cung cấp dịch vụ vận chuyển cho riêng mình.

Lưu ý:

Thuật ngữ "Private Carrier" cũng mang ý nghĩa là một hãng vận tải tư nhân - công ty sở hữu các phương tiện và sử dụng chúng để vận chuyển hàng hóa cho riêng mình.

Theo nghĩa này, một hãng vận tải tư nhân không phải là một hãng vận tải cho thuê và không vận chuyển hàng hóa của các công ty khác như là hoạt động kinh doanh chính.

Mục đích và ý nghĩa

- Lí do chính để một doanh nghiệp sở hữu phương tiện vận tải riêng là để đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng và tính ổn định của quá trình sản xuất, kinh doanh, mà các dịch vụ này không phải lúc nào cũng có thể thuê được các hãng vận chuyển bên ngoài.

- Các đơn vị vận tải thường có nhiều khách hàng và không thể luôn thoả mãn các yêu cầu vận chuyển đặc biệt của mỗi khách hàng (chẳng hạn như vận chuyển nhanh với độ tin cậy dịch vụ cao; xử lí hàng hoá phức tạp), nhất là vào những thời kì cao điểm của thị trường vận tải.

- Những đặc điểm về chất lượng dịch vụ như: mức độ tin cậy cao, chu kì hoạt động ngắn, phản ứng nhanh chóng, kiểm soát chặt chẽ và mức độ tiếp xúc với khách hàng cao là ưu điểm của bộ phận vận chuyển nội bộ.

- Nếu như khối lượng hàng hoá vận chuyển lớn và đều đặn, doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa công xuất của các phương tiện thì chi phí vận chuyển có thể thấp hơn so với thuê ngoài, tuy rằng chi phí đầu tư ban đầu khá lớn, và có thể nảy sinh thêm một số vấn đề về lao động và quản lí.

- Hầu hết các phương tiện vận chuyển riêng do doanh nghiệp tự sở hữu là ô tô trọng tải vừa và nhỏ do mức đầu tư không quá cao, do tính linh hoạt và cơ động của phương tiện này, và đồng thời cũng là công cụ quảng cáo di động rất hữu hiệu của doanh nghiệp trên đường phố.

- Việc sử dụng vận chuyển riêng không chỉ đơn thuần là quyết định về vận tải, mà còn là quyết định về tài chính và tổ chức. Đây là quyết định có tính chiến lược và dài hạn, cần có sự cân đối tổng thể về năng lực phục vụ khách hàng với năng lực tài chính và mục tiêu của doanh nghiệp.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình quản trị Logistics, EbookVCU; Private Carrier, Investopedia)


Cùng chuyên mục

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: