Vành đai và con đường/Một vành đai, một con đường/Sáng kiến vành đai và con đường

One Belt, One Road - OBOR / Belt and Road Initiative - BRI

Vành đai và con đường (One Belt, One Road - OBOR) là gì - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: theconversation.com

Vành đai và con đường

Khái niệm

Vành đai và con đường/Một vành đai, một con đường hoặc Sáng kiến vành đai và con đường trong tiếng Anh là One Belt, One Road (viết tắt: OBOR) hoặc Belt and Road Initiative (viết tắt: BRI).

Vành đai và con đường (OBOR) là kế hoạch của Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình. Đây là một dự án phát triển kinh tế và thương mại đầy tham vọng, tập trung vào việc cải thiện kết nối và hợp tác giữa nhiều quốc gia trên khắp Châu Á, châu Phi và châu Âu.

Được chính quyền Trung Quốc đặt tên là "Dự án thế kỉ" (Project of the Century), OBOR trải dài trên 78 quốc gia.

Nội dung

Được công bố lần đầu vào năm 2013 với mục đích khôi phục Con đường tơ lụa (Silk Route) kết nối châu Á và châu Âu, phạm vi của dự án đã được mở rộng qua nhiều năm với các lãnh thổ mới. Dự án liên quan đến việc xây dựng một mạng lưới lớn đường bộ, đường sắt, cảng hàng hải, lưới điện, đường ống dẫn dầu khí và các dự án cơ sở hạ tầng liên quan.

+ Dự án bao gồm hai phần:

- Phần đầu tiên được gọi là Vành đai kinh tế con đường tơ lụa (Silk Road Economic Belt) ở trên đất liền và dự kiến sẽ kết nối Trung Quốc với Trung Á, Đông Âu và Tây Âu.

- Con đường thứ hai được gọi là Con đường tơ lụa trên biển thế kỉ 21 (21st Century Maritime Silk Road) ở biển và dự kiến sẽ kết nối từ bờ biển phía nam Trung Quốc đến Địa Trung Hải, Châu Phi, Đông Nam Á và Trung Á.

+ Dự án bao gồm sáu hành lang kinh tế sau đây:

1. Cầu lục địa Á - Âu mới (The New Eurasian Land Bridge) kết nối Tây Trung Quốc với Tây Nga

2. Hành lang Trung Quốc - Mông Cổ - Nga (The China-Mongolia-Russia Corridor) kết nối Bắc Trung Quốc với Đông Nga qua Mông Cổ

3. Hành lang Trung Quốc - Trung Á - Tây Á (The China-Central Asia-West Asia Corridor) kết nối Tây Trung Quốc với Thổ Nhĩ Kỳ thông qua Trung và Tây Á

4. Hành lang bán đảo Trung Quốc - Đông Dương (The China-Indochina Peninsula Corridor) kết nối miền Nam Trung Quốc với Singapore thông qua Ấn-Trung

5. Hành lang Trung Quốc-Pakistan (The China-Pakistan Corridor) kết nối Tây Nam Trung Quốc qua Pakistan đến Ả Rập

6. Hành lang Bangladesh-Trung Quốc - Ấn Độ - Myanmar (The Bangladesh-China-India-Myanmar Corridor) kết nối miền Nam Trung Quốc với Ấn Độ thông qua Bangladesh và Myanmar

Ngoài ra, Con đường tơ lụa trên biển nối liền đường biển Trung Quốc với biển với Địa Trung Hải thông qua Singapore-Malaysia, Ấn Độ Dương, Biển Ả Rập và Eo biển Hormuz.

Ý nghĩa của OBOR đối với Trung Quốc

OBOR có ý nghĩa quan trọng đối với Trung Quốc vì nó nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng trong nước và cũng là một phần trong chiến lược đối ngoại kinh tế của nước này. Bằng cách kết nối các khu vực biên giới kém phát triển như Tân Cương với các quốc gia láng giềng, Trung Quốc hy vọng sẽ tăng cường hoạt động kinh tế. OBOR dự kiến sẽ mở ra thị trường mới cho hàng hóa của Trung Quốc.

Trung Quốc đã công bố đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đô la vào các dự án cơ sở hạ tầng khác nhau và đang cung cấp các khoản vay chi phí thấp cho các nước tham gia.

Nhiều quốc gia tham gia, ví dụ như Kyrgyzstan và Tajikistan rất ủng hộ OBOR do các khoản đầu tư lớn của Trung Quốc vào các dự án truyền tải địa phương ở các quốc gia này. Đất nước Nepal gần đây đã tham gia OBOR bằng cách kí một thỏa thuận giúp cải thiện kết nối xuyên biên giới với Trung Quốc.

Pakistan sẽ được hưởng lợi từ Hành lang kinh tế Trung Quốc Pakistan (CPEC) trị giá 46 tỉ USD, sẽ kết nối phía tây nam Trung Quốc đến và qua Pakistan để tiếp cận các tuyến đường biển Ả Rập.

Trong khi Trung Quốc tiếp tục coi OBOR là một dự án toàn diện cho việc phát triển khu vực, các quốc gia khác coi đây là chiến lược của một cường quốc châu Á muốn nâng cao tầm quan trọng của mình bằng cách xây dựng và kiểm soát một mạng lưới thương mại tập trung vào Trung Quốc.

(Nguồn tham khảo: Investopedia)


Cùng chuyên mục

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: