Từ 1/9, các cá nhân có các hoạt động xã hội, từ thiện có trách nhiệm mở sổ ghi chép đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện phải thực hiện theo quy định; đồng thời lập báo cáo và công khai tình hình tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp theo quy định của pháp luật.
Thông tư số 41/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho các hoạt động xã hội, từ thiện có hiệu lực từ 1/9 tới.
Thông tư 41/2022/TT-BTC áp dụng với Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; Ban vận động Quỹ "Vì người nghèo" các cấp (Trung ương, tỉnh, huyện xã); các tổ chức, cơ quan, đơn vị và cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện.
Phải lập báo cáo và minh bạch thông tin hoạt động từ thiện
Theo Thông tư, tất cả các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân có các hoạt động liên quan đến vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện đều phải mở sổ kế toán ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập báo cáo và minh bạch thông tin theo quy định của Thông tư này và pháp luật có liên quan.
Các tổ chức, cơ quan, đơn vị có các hoạt động xã hội, từ thiện có tổ chức kế toán riêng đối với các hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện phải thực hiện mở sổ kế toán ghi chép, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập báo cáo tài chính đầy đủ, minh bạch theo quy định.
Các cá nhân có các hoạt động xã hội, từ thiện có trách nhiệm mở sổ ghi chép đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện phải thực hiện theo quy định; đồng thời lập báo cáo và công khai tình hình tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp theo quy định của pháp luật.
Mở riêng tài khoản để tiếp nhận tài trợ, phân phối, sử dụng tiền từ thiện
Thông tư nêu rõ, tổ chức, cơ quan, đơn vị thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện mà không tổ chức kế toán riêng thì được hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn vị theo chế độ kế toán hiện hành mà đơn vị đang áp dụng.
Đồng thời, mở sổ chi tiết theo dõi riêng các khoản thu, chi cho các hoạt động từ thiện, gồm: các khoản đã tiếp nhận, các khoản đã phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện cho mục đích xã hội, từ thiện theo quy định của pháp luật, đảm bảo minh bạch, rõ ràng.
Đối với khoản tiếp nhận tài trợ bằng tiền, đơn vị phải ghi chép theo dõi đầy đủ các khoản đã tiếp nhận theo thời gian đóng góp thực tế, chi tiết theo nhà tài trợ. Đơn vị phải mở riêng tài khoản tại ngân hàng hoặc kho bạc để tiếp nhận, phân phối, sử dụng nguồn đóng góp để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện, không được sử dụng chung tài khoản với các hoạt động khác của đơn vị.
Đối với khoản tiếp nhận tài trợ bằng hiện vật, đơn vị tiếp nhận chịu trách nhiệm bảo quản an toàn, phân phối kịp thời số hiện vật đến các địa chỉ nhận hỗ trợ. Đơn vị phải hạch toán ghi chép đầy đủ số hiện vật nhận tài trợ và việc phân phối số hiện vật này trên cơ sở bảng kê, chứng từ có chữ ký của người nhận, xác nhận của đơn vị có trách nhiệm tại địa phương theo quy định của pháp luật...
Thông tư số 41/2022/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/09/2022.
Các tổ chức, cơ quan, đơn vị có các hoạt động xã hội, từ thiện, có tổ chức kế toán riêng để hạch toán các hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện được tiếp tục thực hiện chế độ kế toán đang áp dụng đến hết năm tài chính 2022. Từ năm tài chính 2023 phải chuyển sổ kế toán và thực hiện theo quy định của Thông tư này.
Ban vận động Quỹ "Vì người nghèo" các cấp áp dụng Thông tư số 103/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018 của Bộ Tài chính đến hết năm tài chính 2022, từ năm tài chính 2023 phải chuyển sổ kế toán và thực hiện theo quy định của Thông tư này.
Các tổ chức, cơ quan, đơn vị và cá nhân khác có tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện thực hiện theo quy định của Thông tư này kể từ ngày 01/09/2022.
Năm 2025, thành phố Hà Nội phấn đấu kiềm chế giảm tai nạn giao thông từ 5% so với năm 2024 trên cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết và số người bị thương; tập trung giải quyết 8-10 điểm ùn tắc giao thông, hạn chế xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút…
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 15/1/2025 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Hiện nay, thị trường đã vào cao điểm 2 tuần trước Tết, các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn TP HCM đã tăng cường nhân lực, công suất phục vụ, không để xảy ra tình trạng trống kệ hàng hoặc ùn ứ khách hàng khi mua sắm. Các hệ thống siêu thị, cửa hàng… đã có kế hoạch mở cửa gần như xuyên Tết, chỉ nghỉ mùng 1. Riêng Family Mart, GS25, Kingfood Mart... mở cửa xuyên Tết.
Bộ Công an đề xuất phạt tiền từ 30-40 triệu đồng đối với hành vi không có đủ lối thoát nạn, đường thoát nạn trong phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, mức thưởng bình quân là 7,72 triệu đồng/người, tăng 13% so với thưởng Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 (6,85 triệu đồng/người). Mức cao nhất là 1,908 tỷ đồng thuộc về vị trí quản lý cấp cao tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin.
Mới đây, Thanh tra Sở Y tế TP HCM cho biết đã ban hành nhiều quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khám chữa bệnh, kinh doanh dược - mỹ phẩm. Trong đó loạt sai phạm tại Phòng khám Thẩm mỹ Rita, Skinbee, Klanis Platinum... được nêu rõ.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ mắc các hội chứng cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính ở một số quốc gia ở Bắc bán cầu đã tăng lên trong những tuần gần đây và vượt qua mức cơ sở theo mùa thông thường.
Mới đây, Ngân hàng Thế giới (World Bank-WB) đã khởi động chương trình huy động vốn cho năm 2025 bằng việc phát hành trái phiếu phát triển bền vững trị giá 1,75 tỷ đô la Úc (AUD), tương đương khoảng 1,08 USD, kỳ hạn 5 năm, sẽ đáo hạn vào ngày 10/01/2030.
Ngày 6/1, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai Nghị định số 02/2025/NĐ-CP ngày 1/1/2025 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành Luật Bảo hiểm y tế.
Cục Hàng không Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục yêu cầu các hãng hàng không nghiên cứu bổ sung chuyến bay đối với các đường bay đã đầy chỗ từ TP HCM đi các tỉnh miền Bắc, miền Trung vào các ngày cận Tết trên cơ sở phù hợp với năng lực khai thác, hạ tầng cảng hàng không và đảm bảo an toàn, an ninh.
Kiểm tra Phòng khám Bách Giai trên đường Giải Phóng (quận Hoàng Mai, Hà Nội), cơ quan chức năng phát hiện hàng nghìn lọ thuốc giả gắn mác công ty cổ phần dược phẩm Việt Nam.
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Ngày 2/1, Đoàn Liên ngành về an toàn thực phẩm số 1 của TP Hà Nội đã tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh (số 11 phố Hàng Than, quận Ba Đình). Trong khu vực sản xuất Đoàn kiểm tra cũng phát hiện có côn trùng và phân của động vật.
Kể từ 0h ngày 5/1/2025, dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt sẽ chính thức thu phí để hoàn vốn đầu tư theo quy định của Hợp đồng BOT đã ký với Bộ Giao thông vận tải.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?