Cổ đông bác đề xuất Ricons niêm yết cổ phiếu
Doanh nghiệpGần 70% cổ đông tham dự phiên họp thường niên mới đây không tán thành việc Ricons niêm yết cổ phiếu lên sàn HoSE dù đã hoãn lại suốt 2 năm qua.
Tính chung 11 tháng, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 52,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước; gần 39,5 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 17,4%.
Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2021 của Tổng cục Thống kê cho biết, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tháng 11 tăng khá so với tháng trước cả về số doanh nghiệp (tăng 44,6%), vốn đăng ký (tăng 38%) và số lao động (tăng 30,2%). Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 15,2% so với tháng trước. Kết quả cho thấy sự phục hồi của hoạt động sản xuất kinh doanh sau hơn một tháng triển khai Nghị quyết 128/NQ-CP.
![]() |
Trong tháng 11, cả nước có 4.642 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 52,3% so với tháng trước và tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2020. |
Trong tháng 11, cả nước có 11.902 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 149,9 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 76,6 nghìn lao động, tăng 44,6% về số doanh nghiệp, tăng 38% về vốn đăng ký và tăng 30,2% về số lao động so với tháng 10/2021; so với cùng kỳ năm 2020, giảm 9,1% về số doanh nghiệp, giảm 47,4% về số vốn đăng ký và giảm 36% về số lao động. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 12,6 tỷ đồng, giảm 4,5% so với tháng trước và giảm 42,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong tháng, cả nước còn có 4.958 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 15,2% so với tháng trước và giảm 6,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Tính chung 11 tháng năm 2021, cả nước có 105,6 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.454,2 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 784,2 nghìn lao động, giảm 15% về số doanh nghiệp, giảm 22,6% về vốn đăng ký và giảm 19,2% về số lao động so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 11 tháng đạt 13,8 tỷ đồng, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính cả 2.219,4 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 38,8 nghìn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 11 tháng năm nay là 3.673,6 nghìn tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, còn có 40,5 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 0,7% so với 11 tháng năm 2020, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 11 tháng lên 146,1 nghìn doanh nghiệp, giảm 11,5% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 13,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Cũng trong tháng 11, có 3.523 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2020; có 4.642 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 52,3% và tăng 3,8%; có 1.256 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 55,8% và giảm 35,3%.
Tính chung 11 tháng, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 52,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước; gần 39,5 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 17,4%; 14,9 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 3,7%, trong đó có 13,2 nghìn doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, giảm3,9%; 184 doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng, giảm 25,5%. Bình quân một tháng có gần 9,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 11, các Bộ, ngành và địa phương nỗ lực tập trung thực hiện các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình đầu tư công. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 11/2021 ước đạt 48,5 nghìn tỷ đồng, tăng 14,7% so với tháng 10/2021. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục phục hồi, vốn đăng ký mới và tăng thêm giữ xu hướng tăng mạnh cho thấy nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng vào môi trường đầu tư Việt Nam.
![]() |
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/11/2021 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 26,46 tỷ USD, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước. |
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 11/2021 ước tính đạt 48,5 nghìn tỷ đồng, giảm 12,9% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn Trung ương quản lý 8 nghìn tỷ đồng, giảm 18,8%; vốn địa phương quản lý 40,5 nghìn tỷ đồng, giảm 11,6%. Tính chung 11 tháng năm 2021, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 367,7 nghìn tỷ đồng, bằng 73,8% kế hoạch năm và giảm 8,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 bằng 78,7% và tăng 32,7%). Cụ thể: Vốn đầu tư thực hiện do Trung ương quản lý đạt 63,6 nghìn tỷ đồng, bằng 75,9% kế hoạch năm và giảm 6,9% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư thực hiện do địa phương quản lý đạt 304,1 nghìn tỷ đồng, bằng 73,4% và giảm 9,1%.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/11/2021 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 26,46 tỷ USD, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước.
– Vốn đăng ký cấp mới có 1,577 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 14,06 tỷ USD, giảm 31,8% về số dự án và tăng 3,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
– Vốn đăng ký điều chỉnh có 877 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 8,02 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm trước.
– Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 3.466 lượt với tổng giá trị góp vốn 4,38 tỷ USD, giảm 33% so cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 11 tháng năm 2021, ước tính đạt 17,1 tỷ USD, giảm 4,2% so với cùng kỳ năm trước.
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 11 tháng năm 2021 có 52 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 244,5 triệu USD, giảm 22,7% so với cùng kỳ năm trước; có 19 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm 432,8 triệu USD, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) đạt 677,3 triệu USD, tăng 38,1% so với cùng kỳ năm trước.
Gần 70% cổ đông tham dự phiên họp thường niên mới đây không tán thành việc Ricons niêm yết cổ phiếu lên sàn HoSE dù đã hoãn lại suốt 2 năm qua.
HĐQT Kinh Bắc thông qua việc sử dụng tài sản của công ty con để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tại các tổ chức tín dụng.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ vừa trao Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Trường Giang, Phụ trách Hội đồng thành viên Tổng công ty Bưu điện Việt Nam giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố kết quả phát hành trái phiếu của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - Mã chứng khoán TPB).
Doanh nghiệp mới thành lập tên là Công ty TNHH Dabaco Quảng Trị, có vốn điều lệ 190 tỷ đồng, hoạt động chính trong lĩnh vực chăn nuôi lợn và sản xuất giống lợn. Trụ sở chính đặt tại thôn Thượng Phước, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Vinhomes bổ nhiệm ông Đỗ Đức Hiếu vào vị trí Kế toán trưởng thay ông Lê Tiến Công, người giữ vai trò Giám đốc Tài chính kể từ ngày 20/6/2025.
CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HoSE: mã chứng khoán PDR) vừa công bố nghị quyết HĐQT, thông qua chủ trương chuyển nhượng toàn bộ cổ phần mà công ty đang sở hữu, tương đương 94% tổng số cổ phần tại CTCP Đầu tư Bất động sản Ngô Mây với giá chuyển nhượng không thấp hơn giá vốn.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty CP Năng lượng và Bất động sản Trường Thành bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 240 triệu đồng.
Phòng Đăng ký kinh doanh và Tài chính doanh nghiệp (Sở Tài chính Hà Nội) mới đây đã thông báo về việc giải thể Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Ăn cùng bà Tuyết – đơn vị vận hành kênh TikTok nổi tiếng cùng tên.
Masayoshi Son, nhà sáng lập tập đoàn SoftBank (Nhật Bản), đang đề xuất thành lập một siêu tổ hợp công nghiệp trị giá 1.000 tỷ USD tại Arizona, Mỹ, với tham vọng phát triển robot và trí tuệ nhân tạo (AI).
Viettel ghi nhận lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt mức kỷ lục 54.337 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 41.951 tỷ đồng, tăng 19% so với thực hiện năm 2023. Đáng chú ý, thu nhập bình quân của người lao động tại tập đoàn năm vừa qua đạt 33,5 triệu đồng/người/tháng.
Mới đây, ông Phạm Nhật Vượng đăng ký chuyển quyền sở hữu hơn 87,5 triệu cổ phiếu VIC, chiếm tỉ lệ 2,26% vốn điều lệ của Vingroup để góp vào Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đường sắt cao tốc VinSpeed.
Hội đồng Quản trị Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC) vừa ban hành nghị quyết triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường, nhằm kiện toàn bộ máy lãnh đạo và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2025, đồng thời xây dựng kế hoạch cho năm tài chính 2026.
Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank - Mã chứng khoán KLB) vừa công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông bất thường dự kiến được tổ chức trực tuyến vào tháng 7 tới đây.
Trong cuộc đua AI tranh giành vị trí thống trị với Nvidia, Amazon tiếp tục thúc đẩy mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040 bằng việc mua hơn 9 triệu lít nhiên liệu hàng không bền vững từ Neste để vận hành đội bay Amazon Air.
Công ty trí tuệ nhân tạo xAI của Elon Musk đang tiến gần đến việc hoàn tất thương vụ phát hành trái phiếu trị giá 5 tỷ USD do Morgan Stanley đứng đầu, bất chấp sự quan tâm khá dè dặt từ giới đầu tư.
Theo đó, vốn điều lệ của Công ty mẹ - VEC được phê duyệt đến hết năm 2026 là 39.366 tỷ đồng, tăng 38.251 tỷ đồng so với mức vốn điều lệ đã được phê duyệt đến năm 2023.
CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HoSE: mã chứng khoán PDR) công bố thông tin về ứng viên Thành viên độc lập HĐQT do Chủ tịch Nguyễn Văn Đạt đề cử.
Ngày 17/6, Bamboo Airways công bố Nghị quyết bổ nhiệm ông Trương Phương Thành đảm nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc doanh nghiệp.
CTCP Tập đoàn Lộc Trời (LTG) sẽ trình lên ĐHĐCĐ thường niên 2025 diễn ra ngày 14/7 tới đây kế hoạch kinh doanh dự kiến thua lỗ và xin hủy phương án chi trả cổ tức năm 2023.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?