Triệu chứng của bệnh sởi là gì?

Triệu chứng của bệnh sởi ở người lớn và trẻ em đều giống nhau đó là sốt, viêm long đường hô hấp, đường tiêu hóa, viêm kết mạc mắt, phát ban có thứ tự . Khi bệnh quá nặng và không kịp thời chữa trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể và có thể dẫn tới tử vong. Thông thường bệnh sởi sẽ diễn biến qua 4 giai đoạn, cụ thể là :

- Giai đoạn 1 : Hay còn được gọi là giai đoạn ủ bệnh , thời gian ủ bệnh trong khoảng từ 7 - 21 ngày, trung bình là khoảng 10 ngày.

- Giai đoạn 2 : Được gọi là giai đoạn khởi phát của bệnh, hay còn được gọi với cái tên là giai đoạn viêm long. Từ 2 - 4 ngày có triệu chứng sốt cao, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc, có thể đôi khi có viêm thanh quản cấp, cũng có khả năng xuất hiện hạt Koplik phía trong miệng ngang hàm trên.

- Giai đoạn 3 : Đây là giai đoạn toàn phát trong khoảng 2 - 5 ngày, sau khi bị sốt 3 đến 4 ngày thì trên người bệnh sẽ xuất hiện phát ban hồng dát từ đằng sau tai, đến trán rồi lan xuống ngực, lưng và dần dần sẽ lan toàn thân.

- Giai đoạn 4 : Cuối cùng là giai đoạn hồi phục sức khỏe, các vết ban lan khắp người dần nhạt hơn và chuyển sang màu xám, sau đó sẽ bong vảy và để lại vết thâm, vằn da hổ và sẽ mất dần.

Các vết ban lan khắp trên cơ thể. Ảnh minh họa
Các vết ban lan khắp trên cơ thể. Ảnh minh họa

Đối tượng nào dễ mắc bệnh sởi?

Sởi là bệnh truyền nhiễm rất nguy hại mà bất cứ ai chưa được gây miễn dịch đều có thể mắc phải, đặc biệt là trẻ em. Hơn 90% người dưới 20 tuổi đã bị mắc bệnh sởi, nhất là lứa tuổi trước thời kỳ tiêm chủng. Đây là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

Bệnh sởi lây truyền như thế nào?

Bệnh sởi có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 12 -15 ngày, có trường hợp lên đến 20 ngày. Thời gian bệnh dễ lây truyền nhất là khoảng 4 ngày trước khi phát ban cho đến 4 - 5 ngày sau khi phát ban. Trong đó 4 ngày trước khi phát ban là thời kỳ lây truyền mạnh mẽ nhất, do chính bản thân người bệnh không biết mình đang mắc bệnh, vẫn tiếp xúc bình thường với mọi người xung quanh.

Sởi lây truyền qua đường hô hấp, do nước bọt của người bệnh bắn vào không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với các tiết dịch của người bệnh. Đôi khi bạn có thể lây bệnh một cách gián tiếp thông qua các đồ vật đã dính virus gây bệnh. Thông thường, nếu một người trong gia đình bị mắc sởi thì nhưng người còn lại (người chưa có miễn dịch) sẽ bị lây bệnh.

Sởi là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan rất cao. Bất cứ ai chưa có miễn dịch đều có khả năng mắc bệnh. Thời điểmdịch sởi bùng phát thường là từ tháng 2 đến tháng 4 - khoảng thời gian giao mùa đông - xuân. Bệnh chỉ có thể kiểm soát khi đạt được trên 95% tỷ lệ miễn dịch sởi trong cộng đồng. Chính vì thế, người lớn và trẻ nhỏ cần được tiêm vaccine sởi để tăng khả năng miễn dịch với virus gây bệnh.

Cần cách ly bao nhiêu ngày để tránh lây bệnh sởi?

Khi phát hiện sởi triệu chứng cần nhanh chóng cách ly để tránh lây lan bệnh:

  • Hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh trong vòng 7 ngày kể từ khi phát ban.
  • Trẻ nhỏ nên nghỉ học ít nhất 4 ngày tính từ ngày phát ban. Nếu có thể nên nghỉ thêm để tránh lây bệnh cho các học sinh khác.
  • Bệnh nhân sởi điều trị trong bệnh viện cần cách ly đường hô hấp cho đến ngày thứ 4 sau khi phát ban.

Điều trị bệnh sởi như thế nào hiệu quả?

Điều trị bệnh sởi ở người lớn không quá khó khăn, song cần lưu ý điều trị triệu chứng kết hợp với chăm sóc người bệnh để ngăn ngừa biến chứng. Bệnh nhân nên được chăm sóc y tế, điều trị dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ và tự cách ly để ngăn ngừa lây bệnh cho người xung quanh.

Điều trị hạ sốt

Bệnh nhân sởi thường bị sốt, cao, nên có biện pháp hạ sốt nhanh chóng như: dùng thuốc hạ sốt, uống nước, bổ sung nước hoa quả, để bệnh nhân nằm ở nơi thoáng mát,…

Chăm sóc dinh dưỡng

Bệnh nhân mắc sởi cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe và phục hồi bệnh, đặc biệt nên tăng cường bổ sung Vitamin A. Một số nghiên cứu cho biết, bổ sung Vitamin A đủ trong quá trình điều trị giúp giảm 50% tỉ lệ tử vong do bệnh. Ngoài ra, Vitamin A cũng giúp ngăn ngừa biến chứng sởi cho mắt như viêm loét giác mạc, mù lòa,…

Bệnh nhân mắc sởi cần can thiệp y tế nếu có dấu hiệu rối loạn ý thức
Bệnh nhân mắc sởi cần can thiệp y tế nếu có dấu hiệu rối loạn ý thức.

Chăm sóc vệ sinh

Bệnh nhân cần có điều kiện chăm sóc và cách ly tốt tại nhà, vệ sinh và chăm sóc răng miệng thường xuyên.

Khi xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm như: nhiệt độ cao, sốt tái phát sau khi mờ phát ban, triệu chứng hô hấp nặng như nhịp tim nhanh, ngủ li bì, hô hấp bất thường, ho đột ngột,…

Bệnh sởi ở người lớn có nguy hiểm khôngcòn tùy vào từng đối tượng, nhưng vẫn cần chú ý, không nên chủ quan, hãy tự cách ly, theo dõi và điều trị nghiêm túc.

Cách chăm sóc cho bệnh nhân mắc sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus sởi. Đây là bệnh dễ lây qua đường hô hấp, tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh. Do đó khi tiếp xúc với người bệnh cần đeo khẩu trang và vệ sinh tay đúng cách. Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng hay tiêm ngừa không đủ số mũi vaccine, cũng có trường hợp tiêm ngừa đầy đủ nhưng không tạo được miễn dịch phù hợp.

Có bốn nguyên tắc đó là:

Thứ nhất điều trị các triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đỏ mắt và viêm loét miệng.

Thứ hai là cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân tốt, nằm tại phòng cách ly thoáng mát, tránh gió lùa.

Thứ ba là bổ sung vitamin A, tùy vào độ tuổi mà lượng vitamin A được bổ sung sẽ khác nhau.

Và cuối cùng, cần theo dõi các dấu hiệu nặng cần đến ngay cơ sở y tế kịp thời.