Tình hình kinh doanh ABBank trước thềm ĐHCĐ 2025 và mối quan hệ thân tình với 'ông trùm' bất động sản Gleximco

Geleximco với hơn 30 năm phát triển, tập trung xây dựng mô hình phát triển đa ngành, tập trung vào 4 lĩnh vực chính: Sản xuất công nghiệp; tài chính ngân hàng; bất động sản và thương mại dịch vụ. Đáng chú ý, trong số các cổ đông tổ chức, Geleximco của ông Vũ Văn Tiền và "người có liên quan" sở hữu tổng cộng 180,4 triệu cổ phần, tương ứng với 17,43% vốn ABBank.

ABBank kinh doanh thế nào trước thềm ĐHCĐ 2025

Theo thông tin được công bố, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank - HoSE: mã chứng khoán ABB) có công văn gửi đến Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC). ABBank thông báo về ngày đăng ký cuối để thực hiện quyền cho cổ đông hiện hữu, cùng đó tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ năm 2025 là ngày 21/3. Về mệnh giá cổ phiếu ABB tương đương 10.000 VNĐ/Cp. Tỷ lệ thực hiện 1 cổ phiếu/1 quyền biểu quyết. Tại đại hội lần này, ABBank sẽ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2024, Kế hoạch kinh doanh 2025, Đồng thời, công bố báo cáo tài chính năm 2024 đã được kiểm toán; Báo cáo về hoạt động năm 2024 và định hướng hoạt động năm 2025 của HĐQT. Báo cáo của HĐQT về thù lao thành viên HĐQT, thành viên ban kiểm soát năm 2024 và đề xuát 2025. Công bố tờ trình về trích lập các quỹ và phân phối lợi nhuận sau thuế năm 2024. Đồng thời thông qua việc miễn nhiệm và bầu thay thế thành viên HĐQT nhiệm ký 2025-2027.

Đại hội dự kiến được tổ chức vào lúc 8h30 ngày 18/4/2024 tại Hội trường Tầng 4, Tòa nhà Geleximco, số 36 phố Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, TP Hà Nội.

Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2024, ABBank thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự giảm 5,3% so với cùng kỳ năm trước, trong khi chi phí lãi giảm mạnh hơn, tới 16,9%. Nhờ đó, thu nhập lãi thuần đạt gần 843 tỷ đồng, tăng 27,9% so với cùng kỳ. Tính chung cả năm, mảng tín dụng mang về cho ngân hàng lợi nhuận 3.035 tỷ đồng, tăng nhẹ 5,6% so với năm 2023.

Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư ghi nhận kết quả tích cực với khoản lãi đột biến 230 tỷ đồng trong quý IV/2024, trái ngược với mức lỗ gần 33 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do kế thừa khoản lỗ lớn từ các quý trước, lũy kế cả năm, mảng này chỉ lãi hơn 109 tỷ đồng, nhưng vẫn cải thiện đáng kể so với mức lỗ 17 tỷ đồng của năm 2023.

Lãi thuần từ các hoạt động khác trong quý IV đạt 483 tỷ đồng, nâng tổng lợi nhuận cả năm mảng này 2024 lên 613 tỷ đồng, lần lượt tăng 30,2% và 35,3% so với cùng kỳ.

Ở chiều ngược lại, một số mảng phi tín dụng lại kém khả quan. Cụ thể, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm 15,1% so với quý IV/2023, xuống còn 230 tỷ đồng. Lũy kế cả năm, mảng này đạt 501 tỷ đồng, giảm 33,1%. Mảng kinh doanh ngoại hối tiếp tục thua lỗ 265 tỷ đồng trong quý IV, tuy đã giảm so với mức lỗ hơn 348 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Dù vậy, nhờ kết quả khả quan trong hai quý đầu năm, lũy kế cả năm, mảng này vẫn ghi nhận lãi 245 tỷ đồng, tăng nhẹ 7,5% so với năm 2023.

Tổng thu nhập hoạt động (TOI) trong quý IV đạt 1.526 tỷ đồng, tăng mạnh 65,5% so với cùng kỳ, trong khi tổng chi phí hoạt động chỉ tăng 23,1%. Nhờ đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng gần 2,5 lần, đạt 777 tỷ đồng.

Đáng chú ý, chi phí dự phòng rủi ro giảm gần một nửa, xuống còn 221 tỷ đồng, góp phần giúp ABBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế 556 tỷ đồng trong quý IV, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ hơn 124 tỷ đồng. Tính chung cả năm 2024, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 795 tỷ đồng, tăng 36,1% so với năm 2023. Dù vậy, kết quả này mới chỉ hoàn thành 79,5% kế hoạch lợi nhuận đề ra cho năm 2024 (1.000 tỷ đồng).

Tính đến ngày 31/12/2024, tổng tài sản của ABBank đạt gần 176,7 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng đạt 98,7 nghìn tỷ đồng, gần như không đổi so với đầu năm, trong khi số dư tiền gửi khách hàng giảm 9,3%, xuống còn 90,7 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi khách hàng hiện ở mức khá cao, 108,8%.

Theo đó, để đáp ứng nhu cầu tín dụng, ABBank tăng cường vay mượn trên liên ngân hàng trong thời gian qua. Báo cáo cho thấy, đến cuối tháng 12/2024, tiền gửi và vay từ các tổ chức tín dụng khác đạt 45.930 tỷ đồng, tăng mạnh 58% so với đầu năm. Ngân hàng cũng đẩy mạnh phát hành giấy tờ có giá, với số dư tăng 23,3%, lên 19.230 tỷ đồng.

Về chất lượng tín dụng, tổng nợ xấu nội bảng của ABBank ở mức 3.691 tỷ đồng, tăng 29,2% so với đầu năm. Đáng chú ý, nợ có khả năng mất vốn tăng vọt 103% và chiếm 57% tổng nợ xấu, trong khi nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ lại giảm. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng lên 3,74% so với mức 2,91% hồi đầu năm. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu hiện ở mức khá thấp, chỉ 45,5%.

Năm 2017, Luật các TCTD Sửa đổi, bổ sung quy định, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng không được đồng thời là Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, Chủ tịch HĐTV, thành viên HĐTV, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.

Mối quan hệ 'thân tình' giữa ABBank và ông trùm bất động sản Gleximco

Ngân hàng ABBank tên đầy đủ là Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (tên quốc tế: An Binh Commercial Joint Stock Bank). Ngân hàng ABBank được thành lập từ năm 1993 với tên gọi ban đầu là Ngân hàng TMCP nông thôn An Bình.

Khi mới thành lập ngân hàng chỉ có số vốn điều lệ là 5.713 tỷ đồng, dưới sự hợp tác của các cổ đông chiến lược gồm:

Tập đoàn Geleximco – Công ty cổ phần;

Ngân hàng Malaysia Berhad (MayBank) – Ngân hàng lớn nhất Malaysia;

Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng Thế giới (World Bank)

Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN

Theo danh sách cổ đông nắm trên 1% vốn điều lệ do ABBank công bố, bao gồm 16 cá nhân và 3 tổ chức. Theo đó, tại ngày 31/7/2024, các cổ đông trên nắm giữ tổng cộng 689,1 triệu cổ phần ABB, tương ứng với 66,6% vốn điều lệ ngân hàng.

Trong số các cổ đông tổ chức, Tập đoàn Geleximco – CTCP (Geleximco) của ông Vũ Văn Tiền và "người có liên quan" sở hữu tổng cộng 180,4 triệu cổ phần, tương ứng với 17,43% vốn ABBank.

CTCP Glexhomes – pháp nhân có nhiều liên hệ với "hệ sinh thái" Geleximco – và "người có liên quan" nắm giữ 46,1 triệu cổ phần ABB, tương đương 4,46% vốn điều lệ.

Trong khi đó, cổ đông chiến lược Malayan Banking Berhad (Maybank) nắm 169,6 triệu cổ phần, tương ứng với 16,39% vốn ABBank.

Về các cổ đông cá nhân, ông Vũ Văn Tiền – Chủ tịch HĐQT Geleximco, đồng thời cũng là Phó Chủ tịch HĐQT ABBank – không có trong danh sách do chưa nắm tới 1% cổ phần.

Tại ABBank, mặc dù ông Tiền không không có tên trực tiếp trong danh sách sở hữu trên 1% vốn nhà băng này. Tuy nhiên, các bên liên quan đến ông đang nắm giữ hơn 39% vốn ABBank.

Tuy vậy, ông Vũ Văn Hậu – em trai ông Tiền – nắm giữ 20,2 triệu cổ phiếu ABB, tương ứng 1,96% vốn điều lệ. Nếu tính cả người có liên quan, tỷ lệ sở hữu của ông Hậu và người thân tại ABBank là 17,41%.

Trong số các cổ đông cá nhân còn lại, bà Vũ Thị Hải Yến là người nắm nhiều cổ phiếu ABB nhất, với 43,8 triệu cổ phần, tương ứng 4,23% vốn điều lệ.

Cá nhân và người liên quan nắm trên 2% vốn ABBank gồm: Bà Kiều Thị Liễu (3,54%), bà Vũ Thị Minh Phương (2,64%), ông Tô Tuấn Anh (2,5%), ông Đỗ Ngọc Tú – bà Đỗ Thị Hải Yến (2,38%), bà Tạ Thị Hồng Hà (2,28%), ông Phạm Thanh Tuân (2,2%), bà Phạm Thị Hương Ly (2,19%).

Về Geleximco, là tập đoàn đa ngành do ông Vũ Văn Tiền sáng lập và hiện đang là Chủ tịch HĐQT. Tiền thân của Geleximco là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội, được thành lập vào năm 1993 với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng.

Tại ABBank, mặc dù ông Tiền không không có tên trực tiếp trong danh sách sở hữu trên 1% vốn nhà băng này. Tuy nhiên, các bên liên quan đến ông đang nắm giữ hơn 39% vốn ABBank.

Năm 2001, doanh nghiệp này tăng vốn điều lệ lên 50 tỷ đồng, hợp tác với Tập đoàn LILAMA đầu tư dự án Nhà máy Xi măng Thăng Long với tổng mức đầu tư lên tới 350 triệu USD. Đến năm 2004, công ty tăng vốn điều lệ lên 150 tỷ đồng.

Năm 2007, công ty chuyển đổi từ loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần, đồng thời tăng vốn điều lệ lên 1.230 tỷ đồng. Hai năm sau đó, vốn điều lệ của công ty được tăng lên 2.000 tỷ đồng và tiếp tục tăng lên 6.000 tỷ đồng vào năm 2011. Theo dữ liệu trên HNX, hiện vốn điều của lệ của Geleximco đạt 9.600 tỷ đồng.

Kể từ khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, Geleximco cũng bắt đầu xây dựng mô hình phát triển đa ngành, tập trung vào 4 lĩnh vực chính: Sản xuất công nghiệp; tài chính ngân hàng; bất động sản và thương mại dịch vụ.

Trong lĩnh vực bất động sản, Geleximco là nhà đầu tư, phát triển nhiều dự án lớn tại Hà Nội và một số tỉnh thành lớn trên địa bàn cả nước, như: Khu đô thị thành phố giao lưu trên đường Phạm Văn Đồng, Khu đô thị Gelexia Riverside, Khu đô thị Lê Trọng Tấn, An Bình Plaza (Hà Nội), Khu đô thị Cái Dăm (Quảng Ninh)…

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Geleximco là cổ đông sáng lập và đồng sở hữu các đơn vị của Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình (ABBank), Công ty cổ phần Chứng khoán An Bình, Công ty cổ phần Quản lý quỹ Đầu tư chứng khoán An Bình, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư tài chính An Bình... Hiện, Geleximco đang nắm 12,8% cổ phần của ABBank, là cổ đông lớn thứ hai sau Malayan Banking Berhad (Maybank).

Ông Tiền từng là Chủ tịch HĐQT của ABBank nhưng, năm 2018 đã bất ngờ rút lui để tập trung thực hiện những hoạt động kinh doanh khác. Tuy nhiên, sau đó ông Tiền vẫn đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch HĐQT.

Mới đây, ABBank vừa thông báo Phó chủ tịch HĐQT Vũ Văn Tiền đã nộp đơn từ nhiệm. Được biết, việc từ nhiệm của ông Tiền sẽ có hiệu lực sau khi thông qua tại phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên sắp tới.

Ngày 15/01/2025, ông Vũ Văn Tiền - Phó Chủ tịch HĐQT và ông Trần Bá Vinh - Thành viên độc lập HĐQT ABBank có đơn từ nhiệm chức danh Thành viên HĐQT ABBank. Bên cạnh đó, Maybank - cổ đông nước ngoài của ABBANK - cũng có kế hoạch từ trước trong việc thay thế người đại diện 50% phần vốn góp của Maybank tham gia HĐQT ABBank và đề cử nhân sự thay thế đối với ông Dato' John Chong Eng Chuan.

Hiệu lực của việc từ nhiệm, chấm dứt Thành viên HĐQT của các nhân sự nêu trên kể từ thời điểm ĐHĐCĐ thường niên 2025 sắp tới của ABBANK thông qua việc miễn nhiệm và bầu Thành viên HĐQT mới thay thế.

ABBank cho biết, sau khi rời HĐQT, ông Vũ Văn Tiền sẽ tập trung dẫn dắt, chỉ đạo Ủy ban Chiến lược Phát triển bền vững ESG vừa được thành lập của ABBank. Ủy ban này có vai trò định hướng, triển khai và giám sát các chiến lược phát triển bền vững; các hoạt động; chương trình, sáng kiến liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị (ESG).

Mới đây, ngày 10/3 Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh hơn công tác thanh tra, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần có sân sau là doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp bất động sản.

Đây là một trong các chỉ đạo của Chính phủ trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2025.

Tại nghị quyết, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương trình Chính phủ trước ngày 10/3/2025 nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025 và nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Nghiên cứu, đề xuất về việc giảm thuế giá trị gia tăng, mở rộng đối tượng giảm thuế áp dụng trong 6 tháng cuối năm 2025, báo cáo cấp có thẩm quyền trước ngày 15.3.2025.

Tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước, nhất là thu từ hoạt động thương mại điện tử, dịch vụ ăn uống; hoàn thành số hóa trong quý II/2025. Hoàn thành trong quý II/2025 việc thu thuế điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đối với các ngành dịch vụ ăn uống, bán lẻ.

Tiếp tục nhân rộng cơ chế Tổ công tác làm việc với từng nhà đầu tư chiến lược; nghiên cứu phát triển "Cổng một cửa đầu tư quốc gia", báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý II/2025.

Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương triển khai quyết liệt các giải pháp giảm mặt bằng lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Chủ động thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất điều hành bằng các công cụ thuộc thẩm quyền. Theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng, việc công bố lãi suất tiền gửi và cho vay; nghiêm cấm, xử lý nghiêm theo pháp luật các ngân hàng thương mại cạnh tranh lãi suất không lành mạnh.

"Đẩy mạnh hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần có "sân sau" là các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp bất động sản", Chính phủ yêu cầu.

Nghiên cứu giao bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng theo thẩm quyền; rà soát cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục vay vốn tín dụng, đẩy nhanh vốn tín dụng đối với các đề án, dự án, lĩnh vực tạo động lực cho tăng trưởng, nhất là tăng trưởng xanh.

Nâng quy mô chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản lên khoảng trên 100.000 tỷ đồng và mở rộng phạm vi, đối tượng tham gia thành Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.

https://sohuutritue.net.vn/tinh-hinh-kinh-doanh-abbank-truoc-them-dhcd-2025-va-moi-quan-he-than-tinh-voi-ong-trum-bat-dong-san-gleximco-d270611.html

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điều gì khiến lợi nhuận 'ông lớn ngành bia' Sabeco 'bốc hơi' gần 22% trong quý I/2025

Điều gì khiến lợi nhuận 'ông lớn ngành bia' Sabeco 'bốc hơi' gần 22% trong quý I/2025

Doanh nghiệp

Kết thúc quý I/2025, Sabeco báo lãi sau thuế gần 800 tỷ đồng, giảm 22% so với mức lợi nhuận nghìn tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. So với các quý trước, doanh thu và lợi nhuận của Sabeco đã giảm về mức thấp nhất trong 3 năm, chỉ cao hơn quý III/2021 - giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 (doanh thu 4.282 tỷ đồng, lợi nhuận 472 tỷ đồng).

Vinamilk chốt ngày chia cổ tức, tiền mặt 20%

Vinamilk chốt ngày chia cổ tức, tiền mặt 20%

Doanh nghiệp

Theo đó, ngày 15/5/2025 sẽ là ngày chốt danh sách cổ đông để Vinamilk chi trả cổ tức với tỷ lệ 20% bằng tiền mặt, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu VNM sẽ nhận được 2.000 đồng.

31 doanh nghiệp được SCIC thoái vốn đợt đầu tiên của năm 2025

31 doanh nghiệp được SCIC thoái vốn đợt đầu tiên của năm 2025

Doanh nghiệp

Theo danh sách SCIC công bố có gồm 31 doanh nghiệp, trong đó 1 cái tên đã bán vốn thành công là Tổng công ty Thăng Long, trong đó vốn của SCIC là 105 tỷ, chiếm 25,1%.

VietABank: Lợi nhuận tăng 20%, dự kiến tăng vốn điều lệ lên 11,5 nghìn tỷ đồng trong năm 2025

VietABank: Lợi nhuận tăng 20%, dự kiến tăng vốn điều lệ lên 11,5 nghìn tỷ đồng trong năm 2025

Doanh nghiệp

Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank – Mã chứng khoán VAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 vào ngày 26/4, nhằm báo cáo kết quả kinh doanh năm 2024, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2025, cùng một số nội dung quan trọng khác.

Chứng khoán FPT chốt ngày chia cổ tức dự chi khoảng 153 tỷ đồng

Chứng khoán FPT chốt ngày chia cổ tức dự chi khoảng 153 tỷ đồng

Doanh nghiệp

Chứng khoán FPT chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận 500 đồng. Như vậy, với xấp xỉ 306 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, Chứng khoán FPT sẽ phải chi tương ứng khoảng 153 tỷ đồng.

Vincom Retail (VRE) báo lãi sau thuế quý I/2025 'khủng', ghi nhận gần 7 tỷ đồng lãi từ tiền gửi, tiền cho vay

Vincom Retail (VRE) báo lãi sau thuế quý I/2025 'khủng', ghi nhận gần 7 tỷ đồng lãi từ tiền gửi, tiền cho vay

Doanh nghiệp

Quý I/2025, Công ty Cổ phần Vincom Retail (HoSE: mã chứng khoán VRE) báo lãi sau thuế 1.177 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ, hoàn thành 25% kế hoạch năm.

VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 105.000 tỷ đồng vào năm 2029, muốn mua công ty bảo hiểm nhân thọ

VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 105.000 tỷ đồng vào năm 2029, muốn mua công ty bảo hiểm nhân thọ

Doanh nghiệp

Chiều 28/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 nhằm thông qua kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 2025, chia cổ tức 2024 bằng tiền mặt 5%, thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ và bầu HĐQT, Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2025-2030.

Đầu tư Nam Long đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 701 tỷ đồng năm 2025

Đầu tư Nam Long đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 701 tỷ đồng năm 2025

Doanh nghiệp

Năm 2025, Nam Long đặt mục tiêu doanh thu thuần 6.794 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 701 tỷ đồng, tăng 35% so với năm trước. Doanh số (presales) dự kiến đạt 14.645 tỷ đồng, gấp 2,8 lần năm 2024.

Lãnh đạo liên quan nhóm GELEX được đề cử vào HĐQT Eximbank

Lãnh đạo liên quan nhóm GELEX được đề cử vào HĐQT Eximbank

Doanh nghiệp

Ông Phạm Tuấn Anh, Phó tổng giám đốc CTCP Điện lực Gelex, đồng thời là Tổng giám đốc CTCP Chế tạo Điện cơ Hà Nội được đề cử làm thành viên HĐQT Eximbank.

Sữa TH muốn xây nhà máy hơn 6.000 tỷ đồng ở Bình Dương

Sữa TH muốn xây nhà máy hơn 6.000 tỷ đồng ở Bình Dương

Doanh nghiệp

Dự án có vốn đầu tư 6.076 tỷ đồng với diện tích sử dụng đất là 10 hecta và sẽ được thực hiện qua nhiều giai đoạn, với mục tiêu sản xuất, chế biến các sản phẩm từ sữa, sữa chua và kem; sản xuất chế biến đồ uống không cồn; dịch vụ cho thuê kho bãi.

Xây dựng Hoà Bình đặt mục tiêu doanh thu 9.000 tỷ đồng, phát hành cổ phiếu nhằm thanh toán nợ vay ngân hàng

Xây dựng Hoà Bình đặt mục tiêu doanh thu 9.000 tỷ đồng, phát hành cổ phiếu nhằm thanh toán nợ vay ngân hàng

Doanh nghiệp

Đại hội cổ đông Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) thông qua kế hoạch huy động 3.470 tỷ đồng từ cổ phiếu riêng lẻ, đặt mục tiêu doanh thu 9.000 tỷ và lợi nhuận 360 tỷ năm 2025.

ĐHĐCĐ Vietcombank: Thông qua tăng vốn điều lệ lên gần 89.000 tỷ đồng, bầu bổ sung thành viên HĐQT

ĐHĐCĐ Vietcombank: Thông qua tăng vốn điều lệ lên gần 89.000 tỷ đồng, bầu bổ sung thành viên HĐQT

Doanh nghiệp

Đại hội đồng cổ đông Vietcombank 2025 đã thông qua kế hoạch phát hành 543 triệu cổ phiếu, bầu bổ sung nhân sự cấp cao và định hướng tăng trưởng xanh.

ĐHCĐ LPBank: Lợi nhuận tăng 22%, dự chia cổ tức 25%

ĐHCĐ LPBank: Lợi nhuận tăng 22%, dự chia cổ tức 25%

Doanh nghiệp

Ngày 27/4, Ngân hàng Lộc Phát (LPBank - HoSE: LPB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 với sự tham gia của 187 cổ đông, đại diện cho hơn 2,77 tỷ cổ phiếu, tương ứng 92,86% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của ngân hàng. Trong đó số cổ đông tham gia trực tiếp là 95 cổ đông.

MBBank chia cổ tức 2025 tỷ lệ 35% bằng cổ phiếu và tiền mặt, mục tiêu vốn hóa tăng lên 10 tỷ USD

MBBank chia cổ tức 2025 tỷ lệ 35% bằng cổ phiếu và tiền mặt, mục tiêu vốn hóa tăng lên 10 tỷ USD

Doanh nghiệp

Năm 2025, MB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế tăng gần 10% so với kết quả 2024, tương đương đạt khoảng 31,712 tỷ đồng, chia cổ tức 2025 tỷ lệ 35% bằng cổ phiếu và tiền mặt.

HAGL Agrico đang là ‘xác chết’, Thaco phải nỗ lực cứu chứ nếu 'chết' lấy đâu mà đòi 12.000 tỷ?

HAGL Agrico đang là ‘xác chết’, Thaco phải nỗ lực cứu chứ nếu 'chết' lấy đâu mà đòi 12.000 tỷ?

Doanh nghiệp

"HNG đang là xác chết, chết lâm sàn, đang cố gắng cứu. Bên Thaco đang cho nợ 12.000 tỷ đồng, thì nếu chết lấy đâu mà đòi, còn gì ăn trong đây, ăn HNG là ăn chính mình". Đây là chia sẻ của ông Trần Bá Dương ĐHĐCĐ thường niên 2025.

PGBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.000 tỷ đồng, có tân Chủ tịch HĐQT

PGBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.000 tỷ đồng, có tân Chủ tịch HĐQT

Doanh nghiệp

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank - Mã chứng khoán PGB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.000 tỷ đồng, có tân Chủ tịch HĐQT.

Chứng khoán BOS bổ nhiệm tân Tổng Giám đốc, sắp đổi tên lại thành Artex

Chứng khoán BOS bổ nhiệm tân Tổng Giám đốc, sắp đổi tên lại thành Artex

Doanh nghiệp

Chứng khoán BOS vừa có quyết định bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc với ông Trịnh Thành Long kể từ ngày 22/4 thay thế cho người tiền nhiệm là ông Nguyễn Thành Lê.

Thuduc House (TDH) lãi sau thuế 5,7 tỷ đồng trong quý I đầu năm

Thuduc House (TDH) lãi sau thuế 5,7 tỷ đồng trong quý I đầu năm

Doanh nghiệp

CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House – mã chứng khoán TDH) vừa công bố BCTC hợp nhất quý I/2025.

Masan báo lãi quý I/2025 gần nghìn tỷ cao gấp đôi cùng kỳ, bán lẻ tăng trưởng hai chữ số

Masan báo lãi quý I/2025 gần nghìn tỷ cao gấp đôi cùng kỳ, bán lẻ tăng trưởng hai chữ số

Doanh nghiệp

CTCP Tập đoàn Masan (Masan, HoSE: mã chứng khoán MSN) công bố báo cáo tài chính quý I/2025 với lợi nhuận ròng đạt 394 tỷ đồng, tăng gần 279%.

 Dat Xanh Services (DXS): Mục tiêu 2025 lợi nhuận gấp 3 lần, dự quý IV sẽ niêm yết Regal Group

Dat Xanh Services (DXS): Mục tiêu 2025 lợi nhuận gấp 3 lần, dự quý IV sẽ niêm yết Regal Group

Doanh nghiệp

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 tổ chức sáng ngày 24/04, ban lãnh đạo CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (HOSE: mã chứng khoán DXS) đặt mục tiêu lãi ròng 2025 gấp gần 3 lần năm trước, cùng 4 nhiệm vụ trọng tâm để đón chu kỳ tăng trưởng mới, dự quý IV sẽ niêm yết Regal Group.

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: