Hà Nội bổ sung 372 dự án vào diện thu hồi đất năm 2023

HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất năm 2023, với 372 dự án thu hồi đất năm 2023, tổng diện tích 2.061,37 ha.

Tại Kỳ họp thứ 12, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI đã xem xét, thông qua Nghị quyết điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất năm 2023; điều chỉnh giảm danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa năm 2023 trên địa bàn Hà Nội.

Cụ thể, điều chỉnh giảm các dự án đã được xác định tại Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 của HĐND Thành phố: 5 dự án thu hồi đất năm 2023 với diện tích 4,22 ha và 5 dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa năm 2023 với diện tích 10,81 ha.

Ngoài ra, điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 22 dự án với diện tích 55,47 ha; điều chỉnh giảm diện tích đất thu hồi tại 1 dự án với diện tích 0,02 ha; điều chỉnh tên dự án, loại đất, quy mô dự án, địa danh cấp xã thực hiện dự án (không thay đổi diện tích đất thu hồi) tại 16 dự án và bổ sung danh mục 372 dự án thu hồi đất năm 2023 với diện tích 2.061,37 ha.

Bên cạnh các biện pháp quyết liệt hiệu quả, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải khẳng định, Thành phố sẽ tập trung quyết liệt kiểm tra, thu hồi các dự án ngoài ngân sách chậm triển khai để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tập trung thu hút các nguồn lực để phát triển.

Theo báo cáo của UBND Thành phố, trong tổng số danh mục rà soát có 712 dự án chậm triển khai trên địa bàn, đã giảm được 419 dự án (tương đương 58,8%).

Hà Nội bổ sung 372 dự án vào diện thu hồi đất năm 2023
Hà Nội bổ sung 372 dự án vào diện thu hồi đất năm 2023

Đến nay, có 66 dự án UBND Thành phố có quyết định thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc Sở KH&ĐT đã chấm dứt, dừng thực hiện dự án; 60 dự án đang hoàn thiện thủ tục, dự kiến hoàn thiện trong tháng 7. Hiện còn 293 dự án tiếp tục phương án xử lý.

Ngoài ra, hơn 100 dự án bị kiến nghị chấm dứt đầu tư, thành phố cũng cho phép hơn 200 dự án được tiếp tục triển khai hoặc gia hạn sử dụng đất.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải, số dự án còn lại cần tiếp tục xử lý vẫn còn khá lớn.

Trong đó, 50/135 dự án chưa được giao đất; 150/404 dự án đã được giao đất tiếp tục cần các cơ quan hậu kiểm, giám sát việc xử lý; 93/173 dự án do các quận, huyện, thị xã phát hiện đề xuất.

Trước tình trạng đó, Chủ tịch UBND Thành phố đã trực tiếp chủ trì làm việc với các sở, ngành để xem xét, chỉ đạo xử lý, giải quyết cụ thể đối với các dự án chậm triển khai trên địa bàn từng quận, huyện, thị xã. Điển hình tại một số quận, huyện: Mê Linh, Thạch Thất, Quốc Oai, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy.

Ngay sau kỳ họp HĐND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố sẽ tiếp tục làm việc với các quận, huyện có nhiều dự án chậm triển khai như Hoàng Mai, Long Biên, Hoài Đức....

Trong báo cáo mới đây, UBND Thành phố khẳng định sẽ hoàn thành dứt điểm 293 dự án trong 2023.

Trên cơ sở đó, Thành phố sẽ xây dựng các kịch bản đối với các dự án tiếp tục triển khai, các phương án xử lý với dự án bãi bỏ, chấm dứt hoạt động.

Liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 8/4/2022 của HĐND Thành phố về biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn Thành phố, nhiều đại biểu đề nghị xác định rõ các nguyên nhân, các mốc tiến độ xử lý và các giải pháp cụ thể đối với các nhóm dự án chậm triển khai.

Đặc biệt, kiên quyết thu hồi các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai nhiều năm, vi phạm Luật Đất đai, công khai các dự án thu hồi đến các khu dân cư có dự án.

Thanh tra 3 dự án du lịch cấp phép hơn 10 năm vẫn dở dang ở Ninh Thuận

UBND tỉnh Ninh Thuận vừa quyết định thanh tra việc quản lý đầu tư, xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường tại ba dự án du lịch trên địa bàn tỉnh.

Ba dự án được thanh tra gồm khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp Núi Chúa, khu du lịch Rocko Bay Resort, khu du lịch, khách sạn và giải trí phức hợp Khánh Hải.

Theo quyết định, UBND tỉnh Ninh Thuận thành lập đoàn thanh tra với 20 thành viên do ông Trần Minh Cảnh, Phó chánh Thanh tra tỉnh, làm trưởng đoàn. Đoàn sẽ thanh tra từ khi chuẩn bị thủ tục đăng ký đầu tư của ba dự án đến nay. Thời gian thanh tra 45 ngày.

Theo ông Trần Minh Cảnh, cuộc thanh tra nhằm có đánh giá tổng quan về các dự án. Qua đó, xem xét tháo gỡ các vướng mắc và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Đoàn thanh tra sẽ thanh tra việc thực hiện trình tự, thủ tục quản lý đầu tư và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc phối hợp quản lý dự án.

Bên cạnh đó, đoàn cũng thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường, các quy định khác của nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án. Đồng thời, đề xuất giải pháp, hướng xử lý tiếp theo đối với các dự án.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận, dự án khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp Núi Chúa được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty CP Thành Trung Ninh Thuận hồi năm 2008.

Khu du lịch khách sạn và giải trí phức hợp Khánh Hải là một trong ba dự án bị thanh tra. Ảnh: H.H
Khu du lịch khách sạn và giải trí phức hợp Khánh Hải là một trong ba dự án bị thanh tra. Ảnh: H.H

Dự án xây dựng khách sạn năm sao gồm 160 biệt thự cao cấp, nhà hàng, hồ bơi trên diện tích hơn 105 ha tại khu vực tại Bãi Chà Là thuộc xã Công Hải, huyện Thuận Bắc. Dự án có tổng mức đầu tư gần 380 tỉ đồng, được ba lần cấp điều chỉnh đầu tư và gia hạn tiến độ nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành.

Dự án khu du lịch Rocko Bay Resort của Công ty TNHH Phát triển du lịch Minh Thành được UBND tỉnh Ninh Thuận cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào năm 2009. Dự án xây dựng khu trung tâm, khu bungalow làng chài, khu bungalow nhà vườn, khu phục vụ, bãi đỗ xe và các công trình phụ trợ khác, có diện tích đất sử dụng hơn 19 ha tại khu vực Bãi Thùng thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Dự án có tổng mức đầu tư 170 tỉ đồng, được gia hạn tiến độ sử dụng đất 24 tháng hồi năm 2019 nhưng vẫn chưa hoàn thành.

Dự án thứ ba bị thanh tra là khu du lịch khách sạn và giải trí phức hợp Khánh Hải của Công ty TNHH Thanh Tâm Resort được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu vào năm 2012.

Dự án gồm khách sạn, trung tâm hội nghị, nhà hàng và các dịch vụ tiện ích, biệt thự du lịch nghỉ dưỡng, công trình thương mại dịch vụ du lịch, khu ẩm thực, khu vui chơi giải trí tổng hợp, công viên cây xanh. Dự án có tổng mức đầu tư 1.500 tỉ đồng, diện tích sử dụng đất 6 ha tại thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải.

Cũng tình trạng tương tự hai dự án trên, dự án này được gia hạn tiến độ và đi vào hoạt tháng 12/2023. Tuy nhiên, hiện dự án vẫn là một bãi đất trống, không một bóng công nhân thi công.

Thông qua Đồ án xây dựng thêm 2 khu công nghiệp hàng nghìn hecta

Ngày 4/7, tại kỳ họp thứ 10 (chuyên đề), Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua 12 Nghị quyết quan trọng về đầu tư công và quy hoạch hạ tầng khu công nghiệp.

Đáng chú ý, Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore 3 (VSIP 3) tỉnh Bình Dương giai đoạn 2 có quy mô 1.000 ha và Đồ án quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5.000 Khu công nghiệp Cây Trường vừa được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương thông qua có quy mô 700ha.

Cụ thể, Nghị quyết đa được các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương thông nhất thông qua về quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu công nghiệp VSIP 3 giai đoạn 2 có quy mô lập quy hoạch trên diện tích 1.000 ha với mật độ xây dựng nhà máy chiếm 70% diện tich2.

Khu công nghiệp này sẽ thu hút quy mô lao động đến làm việc lên đến 33.000-35.000 người. Đây là khu công nghiệp thế hệ thứ 3 sẽ ưu tiên các loại hình công nghiệp công nghệ cao, phát triển kinh tế xanh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao, ít thâm dụng lao động.

Khu công nghiệp VSIP 3 nằm trên địa bàn thuộc thành phố Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Khu VSIP3 đã thu hút những dự án đầu tư vốn nước ngoài quy mô lớn gồm dự án của Tập đoàn LEGO (Đan Mạch) có tổng vốn đầu tư hơn 1,3 tỷ USD chuyên về sản xuất đồ chơi xuất khẩu. Đây là án vốn ngoại được kỳ vọng áp dụng công nghệ cao, góp phần giải quyết việc làm cho hơn 4.000 lao động. Cũng tại Khu công nghiệp cũng đón thêm Tập đoàn Pandora (Đan Mạch) đầu tư hơn 100 triệu USD chuyển về gia công chế tác đồ trang sức cho nhu cầu của thị trường thế giới.

Về quy hoạch xây dựng Khu công nghiệp Cây Trường tại thị trấn Lai Uyên và xã Cây Trường II, huyện Bàu Bàng sẽ thu hút các dự án đầu tư có các ngành nghề theo định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Khu công nghiệp Cây Trường có quy mô lập quy hoạch 700ha, quy mô lao động khoảng 35.000 người.

Ông Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương, cho biết kỳ họp chuyên đề này đã thông qua các nghị quyết có ý nghĩa quan trọng, nhất là việc phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore III (giai đoạn 2), Khu công nghiệp Cây Trường; đồng thuận điều chỉnh Quy hoạch cục bộ tầng cao xây dựng tại TP.Thủ Dầu Một và một số nghị quyết quan trọng khác sẽ bảo đảm thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về quy hoạch, tạo cơ sở để UBND tỉnh điều hành, thực hiện các nhiệm vụ quy hoạch. Qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

Với phương châm chủ động, linh hoạt, đồng hành cùng UBND tỉnh trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Lộc đề nghị ngay sau kỳ họp này, UBND tỉnh khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết vừa được thông qua, bảo đảm đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật hiện hành. Thường trực, các Ban, các tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc triển khai, tổ chức thực hiện để đưa các nghị quyết đi vào cuộc sống.

Imperial Oasis Quy Nhơn: Dự án khu đô thị du lịch biển tại Bình Định

Imperial Oasis Quy Nhơn có vị trí tọa lạc tại Quốc lộ 19B, Khu đô thị Cát Tiến, thị trấn Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Dự án cửa ngõ kết nối Quy Nhơn qua Khu kinh tế Nhơn Hội tới sân bay Phù Cát, cách sân bay 20 phút và giáp với vòng xoay lễ hội 5 ha được quy hoạch thành trung tâm tổ chức lễ hội sự kiện của tỉnh.

Imperial Oasis Quy Nhơn có tổng diện tích 8,9 ha với mật độ xây dựng 52%, bao gồm 2 khu Đông và khu Tây, tổ hợp khách sạn cao cấp. Dự án cung cấp ra thị trường 337 sản phẩm với các loại hình shophouse, shoptel, bộ sưu tập Vedette, bộ sưu tập Signature.

Trong giai đoạn đầu, dự án ra mắt các sản phẩm shophouse và shoptel được xây thô hoàn thiện mặt ngoài, theo phong cách kiến trúc Châu Âu.

- Imperial shophouse: Có diện tích đất từ 110 – 126 m2, chiều cao 5 tầng và 1 tum với tổng diện tích sàn xây sử dụng từ 554 – 627 m2. Mỗi sản phẩm được thiết kế phù hợp với mục đích kinh doanh, nằm trên những đường lớn thuận tiện.

- Imperial shoptel: Diện tích đất 126 m2, chiều cao 5 tầng và 1 tum với diện tích sàn sử dụng 593 – 623 m2. Mỗi sản phẩm sở hữu 2 tầng kinh doanh, từ tầng 3 trở lên sử dụng để ở và kết hợp nghỉ dưỡng.

Phối cảnh shophouse và shoptel tại Imperial Oasis Quy Nhơn
Phối cảnh shophouse và shoptel tại Imperial Oasis Quy Nhơn.

Tại dự án Imperial Oasis Quy Nhơn, sở hữu hệ thống tiện ích nội khu riêng biệt với các loại hình như: Tháp đồng hồ, tháp vọng cảnh, đường chạy trên mái, câu lạc bộ, lối vào nhà kính, phố đi bộ Đông & Tây, biểu tượng ngọn đuốc san hô…

Bên cạnh đó, từ dự án cư dân cũng có thể tiếp cận được những tiện ích ngoại khu lân cận bao gồm: Cách Linh Long Thiên Tự- chùa Ông Núi 2 phút, cách bãi biển Cát Tiến 3 phút, cách khu dã ngoại Trung Lương 5 phút, cách FLC Zoo Safari 10 phút, cách Kỳ Co – Eo Gió và cảnh hàng không Phù Cát 20 phút, cách thành phố Quy Nhơn 24 phút, cách Khu du lịch Đề Ghi – Vũng Bồi 26 phút….

Chủ đầu tư dự án Imperial Oasis Quy Nhơn là Công ty TNHH Lạc Việt Quy Nhơn (thuộc Tập đoàn Lạc Việt), đơn vị phát triển dự án Công ty Cổ phần Tài chính Bất động sản Hà Thành, tư vấn thiết kế Công ty R&D Consultants, đơn vị quản lý vận hành Accor Hotels.

Theo tìm hiểu, dự án Imperial Oasis Quy Nhơn được tạo nên từ 2 dự án thành phần là Khu đất ở, dịch vụ thương mại 03 và Khu đất ở, dịch vụ thương mại 04 thuộc khu đô thị cửa ngõ Cát Tiến khu kinh tế Nhơn Hội. Trong đó:

- Khu đất ở, dịch vụ thương mại 03: Có tổng diện tích 41.029,75 m2, tổng vốn đầu tư 769 tỷ đồng, quy mô dân số 588 người.

- Khu đất ở, dịch vụ thương mại 04: Có tổng diện tích 48.389,32 m2, tổng vốn đầu tư 976 tỷ đồng với quy mô dân số 760 người.

Ngày 22/06/2023, Tập đoàn Lạc Việt và cách đơn vị phát triển dự án tổ chức lễ ký kết hợp tác chiến lược dự án Imperial Oasis.