Hà Nội kiểm định xong 126 nhà chung cư cũ

Sở Xây dựng Hà Nội vừa có báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.

Theo đó, trong năm 2022: Tỷ lệ dân số được cung cấp nước sạch khu vực đô thị đạt 100%; Tỷ lệ dân số được cung cấp nước sạch khu vực nông thôn: hệ thống mạng cấp nước đã hoàn thành có khả năng đấu nối cấp nước cho khoảng 85% số hộ dân khu vực nông thôn; Tỷ lệ rác thải được thu gom và vận chuyển trong ngày khu vực đô thị đạt xấp xỉ 100%; Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý: 28,8%.

Về phát triển đô thị, nhà ở: Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025. Sở Xây dựng cho biết, đã trình UBND Thành phố phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030. Trong năm 2022 hoàn thành 1.340.000 m2 sàn nhà ở (đạt 109% kế hoạch), trong đó: 985.000 m2 sàn nhà ở thương mại (tại 16 dự án) và 257.000 m2 sàn nhà ở xã hội (tại 3 dự án).

Về cải tạo, xây dựng mới chung cư cũ, Sở Xây dựng sẽ tiếp tục đôn đốc thực hiện Đề án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn Thành phố Hà Nội và các Kế hoạch triển khai Đề án. Năm 2022 có 2 dự án cải tạo xây dựng lại chung cư cũ hoàn thành thi công xây dựng và đang tiếp tục thực hiện 7 dự án. Đã thực hiện kiểm định xong 126 nhà chung cư cũ.

Hà Nội kiểm định xong 126 nhà chung cư cũ. Ảnh minh họa
Hà Nội kiểm định xong 126 nhà chung cư cũ. Ảnh minh họa

Theo kế hoạch, trong năm 2023, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý trật tự xây dựng theo giấy phép xây dựng; thanh tra việc thực hiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại một số khu đô thị trên địa bàn Thủ đô.

Hoạt động thanh tra của Sở Xây dựng bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm; tăng cường thanh tra công tác quản lý nhà nước và trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ được giao, tập trung vào các ngành, lĩnh vực, địa phương phát sinh nhiều vi phạm, tiêu cực, tham nhũng, nhiều đơn thư khiếu nại, dư luận có nhiều ý kiến.

Bên cạnh thanh tra theo kế hoạch, Sở Xây dựng cũng chú trọng thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra,..

Năm 2023, Sở Xây dựng đặt mục tiêu hoàn thành 5 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023: Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch: Khu vực nội thành đạt 100%; Khu vực nông thôn đạt: 90%; Tổng số nhà ở hoàn thành theo dự án trong năm: 21.100 căn; Tổng số diện tích nhà ở hoàn thành theo dự án trong năm: 4.110.000 m2; Tổng số nhà ở và tổng diện tích nhà ở xã hội hoàn thành trong năm: 400 căn và 28.000m2; Diện tích nhà ở bình quân đầu người: 28m2 sàn/người; Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý: 28,8%.

Đồng thời tập trung triển khai các Chương trình công tác của Thành ủy, UBND Thành phố, cụ thể Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2020-2025”...

Hết quý 3/2023, phê duyệt đầu tư 18 dự án giao thông lớn

Thông tin về tình hình triển khai các dự án đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 tại cuộc họp kiểm điểm tiến độ các dự án và tình hình giải ngân vốn đầu tư công của Bộ GTVT chiều nay (1/2), ông Lê Quyết Tiến, Quyền Cục trưởng Cục Quản lý đầu tư xây dựng cho biết, thời điểm hiện tại, 57/63 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư.

"Trong 6 dự án chưa phê duyệt chủ trương đầu tư, có 3 dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, gồm: Đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận; Đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn; Dự án đấu nối ray giữa ga Lào Cai với ga Hà Khẩu Bắc.

3 dự án sử dụng vốn ODA, gồm: Tuyến kết nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai giai đoạn 1; Dự án mở rộng một số cầu, hầm trên QL.1A (Bộ KHĐT đang tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, dự kiến quý 3/2023) và dự án nâng cấp, cải tạo 3 tuyến quốc lộ (53, 62, Nam Sông Hậu)”, ông Tiến cho hay.

Thông tin thêm về tiến độ thực hiện của 57 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, theo ông Tiến, đến nay, 39 dự án đã được phê duyệt dự án đầu tư.

Bộ GTVT yêu cầu các chủ đầu tư, ban QLDA tập trung hoàn thiện thủ tục, trình phê duyệt chủ trương đầu tư và phê duyệt dự án đầu tư theo đúng tiến độ yêu cầu - Ảnh minh họa.
Bộ GTVT yêu cầu các chủ đầu tư, ban QLDA tập trung hoàn thiện thủ tục, trình phê duyệt chủ trương đầu tư và phê duyệt dự án đầu tư theo đúng tiến độ yêu cầu. Ảnh minh họa

Đối với 18 dự án còn lại tiến độ phê duyệt đều đã chậm so với yêu cầu. Các chủ đầu tư/Ban QLDA đã lập kế hoạch điều chỉnh, phê duyệt dự án.

“Cụ thể, 3 dự án dự kiến được phê duyệt dự án đầu tư trong tháng 2/2023, gồm: Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quản lý nhà nước của Cục Đường bộ Việt Nam.

Một dự án dự kiến được phê duyệt trong tháng 3/2023 là tuyến Chợ Mới - Bắc Kạn; 14 dự án khác sẽ được phê duyệt trong quý 2 và quý 3/2023”, ông Tiến thông tin, đồng thời, đề nghị lãnh đạo các đơn vị cần quyết liệt chỉ đạo tư vấn thiết kế phối hợp với các đơn vị có liên quan hoàn chỉnh các thủ tục về đầu tư, kiểm điểm tiến độ hàng tuần, hàng tháng, tập trung giải quyết dứt điểm các thủ tục về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất rừng; báo cáo đánh giá tác động môi trường, khung chính sách,…để hoàn thành công tác thẩm định, phê duyệt dự án theo kế hoạch.

Đồng Nai: Điểm mặt 10 dự án treo hàng chục năm bị thu hồi

Mới đây, trong công văn gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) về kết quả kiểm tra, xử lý các dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng đất, UBND tỉnh Đồng Nai đã nêu cụ thể các dự án, công trình vi phạm đang xử lý và bị thu hồi.

Cụ thể, giai đoạn từ năm 2014 đến cuối năm 2022, trên địa tỉnh Đồng Nai có 65 dự án, công trình với tổng diện tích hơn 2.319ha vi phạm tiến độ đầu tư, chậm đưa đất vào sử dụng. UBND tỉnh Đồng Nai đã gia hạn tiến độ sử dụng đất cho 42 dự án với tổng diện tích hơn 539 ha.

Đặc biệt, trong các dự án công trình vi phạm thì tỉnh quyết định thu hồi 10 dự án treo cả chục năm với tổng diện tích gần 24ha. Trong đó có 5 dự án dù đã được gia hạn nhưng khi hết thời gian gia hạn vẫn không triển khai.

Trong các dự án bị thu hồi thì ở huyện Nhơn Trạch nhiều nhất gồm: Dự án nhà hàng Phú Hội do Công ty Cổ phần Du lịch tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư; nhà ở công nhân tại xã Long Tân chủ đầu tư là Công ty Cổ phần DIC Đồng Tiến; Trạm cung cấp vật tư nông nghiệp do Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Đồng Nai đầu tư và Tổng kho xăng dầu tại xã Phước Khánh do Công ty Cổ phần Vật tư xăng dầu COMECO làm chủ đầu tư.

Dự án mở rộng khách sạn Hòa Bình do Công ty Cổ phần Du lịch tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư cũng bị thu hồi. Ảnh: PLO.vn
Dự án mở rộng khách sạn Hòa Bình do Công ty Cổ phần Du lịch tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư cũng bị thu hồi. Ảnh: PLO.vn

Các dự án bị thu hồi ở địa phương khác gồm: Dự án Trảng Bom plaza tại thị trấn Trảng Bom chủ đầu tư là Tổng Công ty Cổ phần Phát triển khu công nghiệp Sonadezi; Dự án nhà hàng tiệc cưới tại phường Xuân Hòa (TP Long Khánh) của Tổng Công ty Tín Nghĩa; Dự án mở rộng khách sạn Hòa Bình tại phường Quyết Thắng (TP Biên Hòa) do Công ty Cổ phần Du lịch tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư

Dự án xây dựng trụ sở làm việc của Hợp tác xã Hiếu Liêm tại xã Hiếu Liêm, Vĩnh Cửu; Dự án xây dựng trường học THPT Hưng Đạo Vương (huyện Thống Nhất và dự án xây dựng Phòng giao dịch của một Ngân hàng tại huyện Cẩm Mỹ.

Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai vẫn đang tiếp tục xử lý 18 dự án với diện tích 1.724ha như Khu nhà ở thu nhập thấp tại TP Biên Hòa của Công ty TNHH Minh Luận; Khu dân cư, dịch vụ và du lịch cù lao Tân Vạn (TP Biên Hòa) của Công ty Cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu; hay Khu dân cư thương mại Phú Hội, huyện Nhơn Trạch của Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco.

Dự án khu đô thị Golden Field tại Yên Bái

Golden Field (Golden Field Nghĩa Lộ) có vị trí tọa lạc trên đường Điện Biên, phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Dự án nằm trên tuyến đường Quốc lộ 32, nối dài xuyên suốt tỉnh Yên Bái, liên kết đến các tỉnh Phú Thọ và Lai Châu.

Golden Field có tổng diện tích 9,9 ha, được thiết kế với các loại hình nhà phố biệt thự và đất nền. Cung cấp ra thị trường 338 lô, bao gồm: 42 căn shoptel, 11 căn biệt thự, 61 nền nhà phố quảng trường và 224 nền nhà phố trung tâm.

Biệt thự: Với số lượng 11 căn, diện tích từ 180 – 240 m2, mật độ xây dựng 60% và sở hữu chiều cao 3 tầng. Sở hữu mặt tiền 10 m và các đặc quyền riêng biệt.

Shoptel: Sở hữu 42 căn có diện tích 100 – 320 m2, được xây dựng với chiều cao 4 tầng, mật độ xây dựng 85%. Các sản phẩm được xây thô hoàn thiện mặt ngoài và sở hữu mặt tiền 6 m.

Nhà phố quảng trường: Số lượng 61 nền có diện tích 108 – 156 m2, chiều cao xây dựng 6 tầng với mật độ xây dựng 90%. Các sản phẩm sở hữu mặt tiền 6 m hướng quảng trường trung tâm.

Nhà phố trung tâm: Với số lượng 224 lô, diện tích từ 98 – 108 m2.

Dự án mở rộng khách sạn Hòa Bình do Công ty Cổ phần Du lịch tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư cũng bị thu hồi.
Dự án mở rộng khách sạn Hòa Bình do Công ty Cổ phần Du lịch tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư cũng bị thu hồi.

Dự án sở hữu hệ thống tiện ích hơn 50 hạng mục khác nhau, bao gồm: Quảng trường, bể bơi, công viên, phố đi bộ, nhà sinh hoạt cộng đồng, khu sinh hoạt ngoài trời, khu vui chơi trẻ em, sân thể dục thể thao ngoài trời, đài phun nước, phố mua sắm, khu vực đỗ xe,…

Từ dự án Golden Field, cư dân thuận tiện di chuyển đến các tiện ích lân cận như: Cách 2 phút đến chợ Mường Lò, bản văn hóa Chao Hạ; 5 phút đến bản văn hóa Sà Rèn, resort Dragonfly; 15 phút đến Khu du lịch sinh thái Bản Hốc, thác Háng Tề Chơ; 30 phút đến suối khoáng nóng Trạm Tấu…

Chủ đầu tư dự án Golden Field Yên Bái là Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển nhà VNP, được thành lập ngày 24/11/2016, đặt trụ sở tại tòa nhà Central Point, 219 Trung Kính, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Ngày 19/04/2022, khởi công dự án Golden Field.

Các sản phẩm tại dự án Golden Field có mức giá bán tham khảo từ 18 – 25 triệu đồng/m2 đối với đất nền và 45 triệu đồng/m2 đối với shophouse xây sẵn.