Bản tin bất động sản ngày 1/2 đáng chú ý với thông tin Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 07/NQ-CP giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và các sản phẩm tại dự án Cyber Golden, quận 12, TP HCM có mức giá bán khoảng 10,5 tỷ đồng/lô, tương đương khoảng 84,6 triệu đồng/m2...
Giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước với người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 07/NQ-CP giảm tới 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Chính phủ đã đồng ý theo kiến nghị của Bộ Tài chính, giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo quyết định hoặc hợp đồng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức thuê đất trả tiền hằng năm do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Nhà nước sẽ giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được nhà nước cho thuê đất, bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ảnh minh họa: Baochinhphu.vn
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký 30/1/2023 và thay thế nội dung thứ tư điểm a mục 3 phần II Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình. Mức giảm này tương đương chính sách áp dụng năm ngoái song có điều chỉnh phù hợp thực tế.
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính sớm hoàn thiện, trình Thủ tướng ký Quyết định quy định cụ thể việc giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nêu trên.
Năm 2022, tổng số tiền hỗ trợ từ các chính sách tài khóa cho người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khoảng 233.000 tỉ đồng; số tiền thuê đất được giảm 30%, khoảng 3.500 tỉ đồng.
Quảng Bình thanh tra 23 doanh nghiệp về tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án
Ông Nguyễn Huệ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình vừa phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2023 của đơn vị này; mục đích thanh tra, kiểm tra là để phòng ngừa và kịp thời phát hiện, xử lý những đơn vị, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường…
Cụ thể, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với Phòng Quản lý đất đai, Phòng Quản lý môi trường, Phòng Biển – Đảo và Tài nguyên nước, Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Bình sẽ thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường, tài nguyên nước tại các đơn vị được Nhà nước cho thuê đất.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình, đối tượng thanh tra sẽ bao gồm 23 doanh nghiệp được UBND tỉnh cho thuê đất để thực hiện dự án nhưng không đưa đất vào sử dụng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm; thời gian thực hiện trong Quý I/2023.
Dự án Xây dựng Khách sạn 5 sao Pullman do do Công ty cổ phần Du lịch Hà Nội – Quảng Bình làm chủ đầu tư được phê duyệt từ táng 7/2016 đến nay vẫn chưa hoàn thành. Ảnh: Báo Đầu tư
Đáng chú ý, trong các dự án thuộc diện thanh tra, có 2 dự án do Công ty cổ phần Du lịch Hà Nội – Quảng Bình làm chủ đầu tư tại xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới gồm Dự án Xây dựng khu resort 3 sao và Dự án xây dựng Khách sạn 5 sao Pullman.
Công ty TNHH Sản xuất Thương Mại Hưng có 5 dự án thuộc diện thanh tra gồm 3 Cửa hàng xăng dầu tại xã Gia Ninh (huyện Quảng Ninh), xã Cam Thủy (huyện Lệ Thủy), xã Trung Trạch (huyện Bố Trạch); Dự án Xây dựng trạm dừng chân kết hợp di dời cửa hàng xăng dầu Phong Nha tại thôn Cù Lạc, xã Sơn Trạch (huyện Bố Trạch); Dự án Khu dịch vụ hậu cần nghề cá tại khu neo đậu tránh bão thuộc thôn Cửa Phú, xã Bảo Ninh (TP. Đồng Hới).
Ngoài ra, một số dự án du lịch cũng lọt “tầm ngắm” thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường như Dự án Khách sạn Đức Ninh Đông (Công ty Xây dựng và Thương Mại Minh Đức); Khách sạn Coco’s Botique tại phường Đồng Phú (Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư Hoàng Gia Phát); Khu du lịch sinh thái Phong Nha Eco Stay tại thôn Phong Nha, xã Sơn Trạch (Công ty TNHH Phong Nha Green Travel); Khu nghỉ dưỡng kết hợp trang trại tại thôn Na, xã Sơn Trạch (Công ty Thương mại và Dịch vụ Sơn Thắng)…
Đà Nẵng chốt tiến độ đền bù giải tỏa 202 dự án
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh vừa ký Quyết định ban hành kế hoạch đền bù giải tỏa (ĐBGT) các dự án trên địa bàn TP năm 2023, gồm 202 dự án.
Quyết định này chia 202 dự án ra thành ba nhóm. Cụ thể, nhóm I/2018 gồm sáu dự án đã cam kết hoàn thành ĐBGT năm 2018 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. UBND TP Đà Nẵng thống nhất tiến độ gia hạn hoàn thành công tác ĐBGT chậm nhất đến 30/4/2023.
Sáu dự án này đều nằm trên địa bàn quận Liên Chiểu, gồm Khu du lịch sinh thái Nam Ô còn một hồ sơ chưa bàn giao mặt bằng. Trạm xử lý nước thải Liên Chiểu còn 20 hồ sơ.
Dự án Kênh thoát nước và vệt cây xanh cách ly còn một hồ sơ. Dự án Khu số 1 trung tâm đô thị mới Tây Bắc còn hai hồ sơ. Khu tái định cư Hòa Hiệp 3 giai đoạn 2 còn năm hồ sơ. Khu tái định cư Hòa Hiệp mở rộng phía Nam nhà máy nước còn ba hồ sơ.
Nhóm I/2023 gồm 94 dự án thuộc danh mục trọng điểm, động lực hoặc các dự án hoàn thành công tác ĐBGT trong năm 2023. Nhóm II/2023 gồm 102 dự án triển khai phân kỳ đền bù theo tiến độ thi công trong năm 2023 và 2024.
UBND TP Đà Nẵng đề nghị Thường trực các Quận ủy, Huyện ủy ban hành nghị quyết bám sát, chỉ đạo UBND quận/huyện và các cơ quan liên quan đẩy nhanh công tác ĐBGT các dự án, nhất là các dự án thuộc nhóm I/2018 và nhóm I/2023 hoàn thành đúng tiến độ đã cam kết.
HĐND huyện Hòa Vang đôn đốc, giám sát và chỉ đạo HĐND các xã tăng cường phối hợp, vận động nhân dân chấp hành chính sách ĐBGT của TP.
Đồng thời lắng nghe, ghi nhận ý kiến nhân dân để phản ánh đến cấp thẩm quyền xem xét giải quyết. UBND các xã có trách nhiệm giải trình trước HĐND huyện, xã về kết quả công tác ĐBGT tại địa phương.
Huyện Hòa Vang có đến 46 dự án triển khai đền bù giải tỏa trong năm 2023. Ảnh: PLO.vn
Tại quyết định này, UBND TP Đà Nẵng giao UBND quận/huyện chỉ đạo lập kế hoạch chi tiết tiến độ ĐBGT hàng tuần, hàng tháng cho từng dự án. Các quận/huyện phân công cán bộ theo dõi dự án bám sát công việc, đôn đốc thực hiện đúng tiến độ.
UBND các quận/huyện phải xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm của năm 2023, yêu cầu các đơn vị tập trung tốt nhất cho công tác ĐBGT để triển khai các dự án trên địa bàn.
“Kiên quyết xử lý cưỡng chế, thu hồi đất theo đúng quy định pháp luật và không để kéo dài đối với các trường hợp đã được giải quyết đúng, phù hợp với quy định nhưng vẫn chây ì, chậm bàn giao mặt bằng, ảnh hưởng đến tiến độ dự án”, quyết định nêu rõ.
Đáng chú ý, UBND TP Đà Nẵng yêu cầu quận/huyện kiểm tra, xếp loại thi đua hàng tháng đối với các đơn vị và cá nhân liên quan đến công tác ĐBGT.
UBND TP Đà Nẵng cũng giao các chủ đầu tư, đơn vị điều hành dự án căn cứ kế hoạch chi tiết do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường quận/huyện lập, cử cán bộ phối hợp chặt chẽ trong công tác hoàn chỉnh các thủ tục về ĐBGT, tiếp dân, vận động bàn giao mặt bằng và hỗ trợ thi công cho từng dự án cụ thể.
Các sở ngành liên quan được giao tập trung ưu tiên tháo gỡ các vướng mắc về ĐBGT, rút gọn trình tự thủ tục phù hợp với quy định để hỗ trợ giải quyết nhanh các công việc liên quan đến công tác ĐBGT.
Sở TN&MT Đà Nẵng được giao tổng hợp, đánh giá báo cáo định kỳ hàng tháng tình hình ĐBGT các dự án tại cuộc họp giao ban các công trình trọng điểm, động lực và công tác ĐBGT trên địa bàn TP.
Dự án nhà phố Cyber Golden tại quận 12, TP HCM có giá khoảng 84,6 triệu đồng/m2
Cyber Golden có vị trí tọa lạc tại mặt tiền đường Hà Huy Giáp, phường Thạnh Lộc, quận 12, TP HCM. Dự án nằm liền kề cầu Phú Long di chuyển về TP. Thuận An và thuận tiện di chuyển đến trung tâm quận Gò Vấp qua tuyến đường Hà Huy Giáp – Nguyễn Oanh.
Cyber Golden là dự án nền nhà phố thương mại cung cấp ra thị trường 8 lô có diện tích khoảng 123,5 – 125,1 m2 (44x32 m).
Phối cảnh dự án Cyber Golden quận 12.
Dự án sở hữu đầy đủ các tiện ích xung quanh như: Bệnh viện quốc tế Becamex, siêu thị Aeon, Lotte Cinema Gò Vấp, Công viên văn hóa Gò Vấp, TH Phạm Văn Chiêu, Bưu điện Ngã Tư Ga. Từ dự án di chuyển 10 phút đến Bình Dương, 15 sân bay Tân Sơn Nhất, khoảng 20 phút đến trung tâm TP HCM.
Dự án Cyber Golden quận 12 được đầu tư và phát triển bởi Công ty Cổ phần Bất động sản Cyber Land, được thành lập ngày 06/05/2022, đặt trụ sở tại Khu chung cư Cityland Parkhill, phường 10, quận Gò Vấp, TP HCM.
Các sản phẩm tại dự án có mức giá bán khoảng 10,5 tỷ đồng/lô, tương đương khoảng 84,6 triệu đồng/m2.
Thủ tướng Chính phủ vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu du lịch phức hợp cao cấp tại Vân Đồn (Quảng Ninh) với tổng vốn tối thiểu 2 tỷ USD hướng tới xây dựng điểm đến nghỉ dưỡng, giải trí đẳng cấp quốc tế.
Sở Tài chính tỉnh Kon Tum vừa công bố danh mục 3 dự án đầu tư có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện với tổng vốn đầu tư 26.466 tỷ đồng (gần 1 tỷ USD). Các dự án sẽ được thực hiện tại thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; nhà đầu tư được lựa chọn theo hình thức đấu thầu.
Sáng 27/6, với 437/441 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 TP HCM.
UBND tỉnh Bình Thuận vừa quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tổ hợp du lịch Thung lũng Đại Dương (NovaWorld Phan Thiết) tại xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết.
Dự án nhà ở xã hội CT-M2 được xây dựng trên lô đất 3.306 m2, gồm 1 tòa nhà cao 25 tầng nổi và 2 tầng hầm, khi hoàn thành sẽ cung cấp cho thị trường 463 căn nhà ở xã hội có diện tích từ 36,62 - 70m2…
Mức tăng thu nhập của người dân chưa theo kịp đà tăng của giá nhà ở, dẫn đến khả năng sở hữu thực tế của đa số người trẻ còn rất hạn chế. Để mua được một căn nhà trung bình (70m2, giá bán 3-4 tỷ đồng) tại các đô thị lớn, người trẻ phải cần tới 20-25 năm thu nhập.
Với 443/444 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiều nay, 26-6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Ngày 25/6, Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng có văn bản gửi Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng về việc cung cấp thông tin, dữ liệu lượng giao dịch, giá giao dịch các loại hình bất động sản qua công chứng trên địa bàn tỉnh quý II/2025.
Dự thảo luật tiếp thu chỉnh lý quy định về việc phân chia tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo hướng: Hà Nội được hưởng 100% các khoản thu này theo quy định của Luật Thủ đô; Các địa phương không nhận bổ sung cân đối, ngân sách địa phương được hưởng 80%, ngân sách Trung ương hưởng 20%; Các địa phương nhận bổ sung cân đối, ngân sách địa phương được hưởng 85%, ngân sách Trung ương hưởng 15%...
Công ty cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy (mã chứng khoán NBB : HoSE) - một công ty con của CII đã được UBND TP HCM chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án Khu dân cư cao tầng NBB II theo Quyết định số 3108/QĐ-UBND ngày 21/6/2025.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định số 2051/QĐ-UBND do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký, phê duyệt điều chỉnh Dự án thành phần 2 - xây dựng Cảng hàng không thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Ngày 23/6, Công ty CP Vincom Retail (HoSE: mã chứng khoán VRE) đã thông qua nghị quyết về việc ký kết thỏa thuận đặt cọc với Công ty CP Đô thị Du lịch Cần Giờ – đơn vị thành viên của Tập đoàn Vingroup.
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa công bố quy hoạch tuyến cao tốc Hồ Tràm - Long Thành, được đầu tư theo hình thức PPP với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 17.000 tỷ đồng.
Ngày 23/6, UBND thành phố Thủ Đức công bố 9 đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000, áp dụng tại 12 phường mới sau khi hợp nhất (34 phường của thành phố Thủ Đức hiện tại) và trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho các nhà đầu tư với tổng vốn hơn 54.000 tỷ đồng.
Tính đến hết tháng 4/2025, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã giải quyết, tháo gỡ vướng mắc để đưa vào vận hành, kinh doanh, tiếp tục đầu tư, khởi động đầu tư cho 867 dự án thuộc các lĩnh vực năng lượng tái tạo, bất động sản, bệnh viện với tổng giá trị ước tính khoảng 371,8 nghìn tỷ đồng.
Mới đây, tại lễ khởi công dự án đường Vành đai 4 TP HCM, UBND tỉnh Bình Dương đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và chọn Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Khu công nghiệp THADICO Bình Dương – thành viên của Tập đoàn Trường Hải (THACO) – làm chủ đầu tư KCN Bắc Tân Uyên 1.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?