Tiêu chuẩn VietGAP là các quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản ở Việt Nam. Việc đáp ứng các tiêu chuẩn và được cấp chứng nhận VietGAP sẽ giúp đơn vị sản xuất, kinh doanh nông nghiệp tăng giá trị cũng như lợi thế cạnh tranh.
VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi.
Tiêu chuẩn VietGAP gồm những yêu cầu trong sản xuất, sơ chế sản phẩm trồng trọt để: bảo đảm an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm; sức khỏe và an toàn lao động đối với người sản xuất; bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
Tất cả các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản thì đều có thể áp dụng tiêu chuẩn VietGAP.
Đối với lĩnh vực trồng trọt
Theo TCVN 11891-1:2017, tiêu chuẩn VietGAp áp dụng cho các hoạt động trồng trọt, canh tác tất cả các sản phẩm nông sản nguồn gốc thực vật bao gồm: Các loại trái câu; Các loại rau như rau ăn củ, rau ăn quả, rau ăn lá các loại; Các loại ngũ cốc; Các loại hạt như ca cao, cà phê...
Chứng nhận VietGAP được áp dụng trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Ảnh minh họa |
Đối với lĩnh vực chăn nuôi
Theo Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN, tiêu chuẩn VietGAP trong chăn nuôi có thể áp dụng cho các đối tuộng vật nuôi như: Lợn/heo; Bò thịt, bò sữa; Dê thịt, dê sữa...
Đối với lĩnh vực thủy sản
VietGAp trong nuôi trồng thủy sản có thể áp dụng cho các đối tượng là: Động vật thủy sản (nuôi) và thực vật thủy sản (trồng) với mục đích chung là làm thực phẩm cho con người.
VietGAP chính là bằng chứng để khẳng định tên tuổi của các sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được các rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu. Áp dụng VietGAP làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt được chi phí y tế, người dân được sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm nghĩa là đã nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
Cụ thể:
Đối với xã hội
Tiêu chuẩn VietGAP là bằng chứng giúp tăng kim ngạch xuất khẩu vì giúp các đơn vị sản xuất vượt qua được những rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định cũng như các yêu cầu khắt khe của các nước nhập khẩu. Chứng nhận VietGAP là công cụ giúp khẳng định tên tuổi của các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản hoặc trồng trọt của Việt Nam.
Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt làm thay đổi thói quen, tập quán sản xuất hiện nay, đem tới một nguồn sản phẩm an toàn vệ sinh đúng nghĩa, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam, giảm bớt các chi phí y tế cũng như đảm bảo xã hội phát triển bền vững.
Đối với người (nhà) sản xuất
Kiểm soát chất lượng nguồn đầu vào như đất, nước, thuốc trừ sâu… giúp các nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo ra nguồn sản phẩm có chất lượng cao.Cơ sở sản xuất được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt đem tới lòng tin, sự uy tín qua thẩm định đối với nhà quản lý, cơ quan quản lý và người tiêu dùng, đồng thời xây dựng thương hiệu sản phẩm riêng và thị trường tiêu thụ ổn định.
Đối với doanh nghiệp chế biển, xuất khẩu
Nguồn hàng có chứng nhận về chất lượng sẽ đảm bảo được đầu ra của sản phẩm, nhằm tăng doanh thu cũng như uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng. Nguồn nguyên liệu được đảm bảo còn giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hay kiểm tra 100% khi đưa ra thị trường nước ngoài bởi sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng.
Thông qua việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP giúp đơn vị sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm từ khâu chăn nuôi, làm đất, chọn giống... cho đến khi thu hoạch.
Đối với người tiêu dùng
Sản phẩm được đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ được đông đảo khách hàng tin tưởng và lựa chọn, tạo nên thế hệ người tiêu dùng thông thái có thể nhận biết được những sản phẩm chất lượng nhờ dấu hiệu chứng nhận của VietGAP. Từ đó, tạo động lực thúc đầy người dân và nhà sản xuất cải tiến sản phẩm, tạo ra nền nông nghiệp tiên tiến, chất lượng cho xã hội.
Những điều kiện để cấp Giấy chứng nhận VietGAP được quy định tại Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN ngày 28/7/2008 về Ban hành quy chế chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn và tại Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.
Theo đó, các tổ chức, doanh nghiệp muốn đạt được chứng nhận VietGAP cần đáp ứng đầy đủ 4 tiêu chí sau:
Thứ nhất: Về kỹ thuật sản xuất: quy định cụ thể về kỹ thuật sản xuất từ khâu chọn đất, giống, phân bón cho đến thu hoạch theo đúng quy định cụ thể cho từng lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.
Thứ hai: Về an toàn thực phẩm: bao gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.
Thứ ba: Về môi trường làm việc: mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân.
Thứ tư: Về truy tìm nguồn gốc sản phẩm: tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Cụ thể, việc quy định rõ ràng những yếu tố chính trong sản xuất nông nghiệp như: Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất; giống và góc ghép; quản lý đất và giá thể; phân bón và chất phụ gia; nước tưới; hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật); thu hoạch và xử lý sau thu hoạch; quản lý và xử lý chất thải; an toàn lao động; ghi chép, lưu trử hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm; kiểm tra nội bộ; khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Trong Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có quy định điều kiện đối với tổ chức, cá nhân muốn có chứng nhận VietGAP. Thứ nhất là các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp phải áp dụng VietGAP trong sản xuất, sơ chế sản phẩm. Thứ hai là có hợp đồng tiêu thụ hoặc phương án tiêu thụ sản phẩm.
Tóm lại, để được cấp Giấy chứng nhận VietGAP, người sản xuất cần nghiên cứu và áp dụng quy trình VietGAP theo đối tượng cây trồng, vật nuôi dự kiến, sau đó hãy tự kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu theo VietGAP có đạt hay không. Tiếp đến là liên hệ với các tổ chức chứng nhận VietGAP được Cục trồng trọt, Cục chăn nuôi chỉ định trong mục “Tổ chức chứng nhận VietGAP” để được hướng dẫn đăng ký chứng nhận.
Về phía tổ chức chứng nhận VietGAP, tại Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT có quy định điều kiện đối với tổ chức chứng nhận VietGAP. Đơn vị sự nghiệp hoạt động dịch vụ kỹ thuật, doanh nghiệp, chi nhánh của tổ chức chứng nhận nước ngoài tại Việt Nam được chỉ định là tổ chức chứng nhận VietGAP khi đáp ứng các điều kiện dưới đây:
Thứ nhất được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng, phạm vi hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận sản phẩm, hàng hóa.
Thứ hai hệ thống quản lý và năng lực hoạt động chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7457:2004 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996 – Yêu cầu chung đối với các tổ chức điều hành hệ thống chứng nhận sản phẩm (gọi chung là TCVN 7457:2004) về lĩnh vực đề nghị chỉ định.
Thứ ba luôn có ít nhất 02 chuyên gia đánh giá cho từng lĩnh vực thuộc biên chế chính thức hoặc lao động ký hợp đồng dài hạn đáp ứng các điều kiện quy định.
Các điều kiện cụ thể đối với chuyên gia đánh giá đó là: Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, thú y thủy sản, sinh học đối với lĩnh vực thủy sản; trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông học, sinh học đối với lĩnh vực trồng trọt; chăn nuôi, thú y, sinh học đối với lĩnh vực chăn nuôi. Có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực được đánh giá ít nhất 02 năm liên tục.
Một mẫu Giấy chứng nhận VietGAP. |
Có chứng chỉ đào tạo về nghiệp vụ đánh giá VietGAP theo lĩnh vực tương ứng do cơ quan chỉ định cấp. Có năng lực đánh giá đáp ứng quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19011:2003 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 19011:2002 – Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và/hoặc hệ thống quản lý môi trường.
Có chứng chỉ đào tạo TCVN ISO 9001:2008 hoặc ISO 9001:2008 hoặc các phiên bản của ISO 9001 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu trong trường hợp đánh giá cơ sở sản xuất nhiều thành viên do đơn vị trong nước hoặc nước ngoài có chức năng, nhiệm vụ về đào tạo chứng chỉ này cấp (gọi chung là TCVN ISO 9001:2008).
Tổ chức chứng nhận phải có tối thiểu 01 chuyên gia đánh giá đáp ứng đầy đủ các quy định trên. Đối với các chuyên gia đánh giá còn lại nếu tốt nghiệp đại học lĩnh vực này muốn làm chuyên gia đánh giá lĩnh vực mới phải bổ sung chứng chỉ đào tạo chuyên môn kỹ thuật về lĩnh vực mới đó do các trường đại học chuyên ngành cấp theo hướng dẫn cụ thể của cơ quan chỉ định và giám sát (cơ quan chỉ định)...
- Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực tối đa 02 (hai) năm kể từ ngày cấp;
- Giấy chứng nhận VietGAP được gia hạn tối đa 03 (ba) tháng đối với trường hợp cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận nhưng không tiếp tục đăng ký cấp lại sau khi hết hạn;
- Công bố sản phẩm được sản xuất theo VietGAP.
Nhà sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAP gửi hồ sơ công bố sản phẩm được sản xuất theo VietGAP đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi nhà sản xuất đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ bao gồm:
- Bản công bố sản phẩm được sản xuất theo VietGAP;
- Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ;
URL: https://thitruongbiz.vn/tieu-chuan-vietgap-la-gi-va-quy-trinh-dang-ky-chuan-vietgap-d8129.html
© thitruongbiz.vn