Sáng 5/12, thông báo về công tác tham gia xây dựng chính quyền năm 2023 và những kiến nghị với HĐND và UBND Thành phố, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Lan Hương cho biết: Cử tri và Nhân dân Thủ đô đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, điều hành quyết liệt của chính quyền với các giải pháp hữu hiệu giúp Nhân dân, doanh nghiệp từng bước phục hồi và phát triển kinh tế, thúc đẩy kinh tế Thủ đô năm 2023 tăng trưởng đạt 6,08%, thu ngân sách đạt 113,5% dự toán.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Lan Hương trình bày báo cáo tại Kỳ họp
Bên cạnh tăng trưởng kinh tế, công tác an sinh xã hội được các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp thường xuyên quan tâm. Cử tri và Nhân dân Thủ đô cũng đánh giá cao sự chỉ đạo quyết liệt của Thành phố đối với việc xử lý các dự án chậm tiến độ bằng các biện pháp, như: thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất; chấm dứt giao đất, cho thuê đất; chấm dứt hoạt động đầu tư.
Bên cạnh những kết quả đạt được, cử tri và Nhân dân vẫn còn băn khoăn, lo lắng về một số vấn đề như: Những bất ổn chính trị trên Thế giới và khu vực, lạm phát thế giới chưa được kiểm soát, kinh tế chậm hồi phục làm ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của Nhân dân.
Trong lĩnh vực giao thông đô thị, việc xây dựng các bãi đỗ xe chậm triển khai; nhiều tuyến đường giao thông xuống cấp; công tác kiểm tra phòng cháy, chữa cháy của các cơ quan chức năng còn chưa chặt chẽ, vẫn còn xảy ra những vụ hỏa hoạn gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản.
Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, vẫn nhiều vấn đề bất cập như: bạo lực học đường gia tăng; việc thiếu lớp học công lập khối trung học phổ thông đang gây áp lực cho phụ huynh và học sinh.
Hoạt động tín dụng đen, việc lừa đảo qua mạng, việc lập các hội nhóm trên mạng xã hội để thực hiện các vụ cướp, giải quyết mâu thuẫn cá nhân vẫn còn xảy ra; việc quản lý thông tin của khách hàng có tiền tiết kiệm gửi tại các ngân hàng còn chưa chặt chẽ, dẫn đến việc người dân bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản...
Năm 2023, lần đầu tiên, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc cấp Thành phố, qua đó, lan tỏa tinh thần đại đoàn kết các dân tộc, truyền cảm hứng kết nối đồng bào các dân tộc cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đồng lòng, chung sức hiện thực hoá khát vọng xây dựng Thủ đô, đất nước phát triển cường thịnh.
MTTQ Việt Nam các cấp tích cực triển khai 5 nội dung của Cuộc vận động với nhiều mô hình hay, cách làm phù hợp; tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện vệ sinh môi trường tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp; vận động các nguồn vốn xã hội hóa xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, góp phần hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng Nông thôn mới, Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu, đô thị văn minh.
Các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo và chương trình an sinh xã hội được Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tiếp tục triển khai hiệu quả. Quỹ “Vì người nghèo” 3 cấp đã tiếp nhận ủng hộ và đăng ký ủng hộ với tổng số tiền 58,417 tỷ đồng, số tiền đã tiếp nhận ủng hộ đạt trên 32 tỷ đồng; chi hỗ trợ với tổng số tiền trên 48,511 tỷ đồng. Trích 620 triệu đồng từ Quỹ Cứu trợ Thành phố để hỗ trợ cho các nạn nhân trong các vụ hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng, Nhân dân các tỉnh bị ảnh hưởng do bão lũ. Phối hợp xây dựng phương án hỗ trợ các nạn nhân trong vụ hoả hoạn tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân với tổng số 132,278 tỷ đồng. Quỹ “Vì Biển, đảo Việt Nam” để xây dựng nhà văn hóa đa năng tại quần đảo Trường Sa, đã tiếp nhận ủng hộ 55,053 tỷ đồng (bằng 106% so với năm 2022).
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội chủ trì tổ chức giám sát: công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc thực hiện Luật Di sản văn hóa đối với các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng được đầu tư tu bổ, tôn tạo từ ngân sách Thành phố giai đoạn 2021 - 2025. Tổ chức 2 cuộc giám sát bằng hình thức nghiên cứu xem xét văn bản: việc thực hiện chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trên địa bàn thành phố Hà Nội; việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân ở địa phương...
Trong năm 2023, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức 7 hội nghị phản biện xã hội; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các quận, huyện, thị xã đã tổ chức 52 hội nghị phản biện xã hội; Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường, thị trấn đã tổ chức 676 hội nghị phản biện xã hội.
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp thành phố Hà Nội tổ chức 1.329 hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) và dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với 29.448 ý kiến; tham gia góp ý đối với 3.854 dự thảo văn bản của Đảng và chính quyền có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của Nhân dân.
Năm 2023, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp thành phố Hà Nội đã phối hợp tổ chức 1.066 hội nghị đối thoại (trong đó: cấp Thành phố tổ chức 1 hội nghị đối thoại theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham dự của hơn 6.000 đại biểu, 27 nội dung thuộc 4 nhóm vấn đề lớn là những vấn đề Nhân dân quan tâm đã được đồng chí Bí thư Thành uỷ, các sở, ngành Thành phố giải đáp; cấp huyện tổ chức 54 hội nghị đối thoại với 9.700 người tham dự, có 603 lượt ý kiến; cấp xã đã phối hợp tổ chức 1.012 hội nghị đối thoại với 82.180 người tham dự, có 7.200 lượt ý kiến).
Tại kỳ họp này, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đề nghị HĐND Thành phố tiếp tục tăng cường công tác giám sát trong các lĩnh vực: Quy hoạch đô thị; dự án treo, dự án chậm triển khai và tiến độ thực hiện các dự án; giao thông; ô nhiễm môi trường; xử lý rác thải; các vấn đề liên quan đến an sinh xã hội; phòng cháy chữa cháy trong các khu chung cư...; công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu căn hộ chung cư.
Đề nghị UBND Thành phố tiếp tục có các giải pháp hiệu lực, hiệu quả hơn nữa hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phục hồi phát triển kinh tế; tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, kiểm tra việc xây dựng, quản lý và công tác phòng cháy, chữa cháy tại các khu chung cư. Bên cạnh đó, tiếp tục chỉ đạo giải quyết dứt điểm các tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân; Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc cung cấp nước sạch cho Nhân dân Thủ đô; đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường học, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, dự án xử lý rác thải... Đẩy nhanh tiến độ sớm phê duyệt quy hoạch Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó, có quy hoạch xây dựng ngầm đô thị, bãi đỗ xe...
Ủy ban Châu Âu dự định rút lại đề xuất Chỉ thị Green Claims – văn bản từng được kỳ vọng sẽ siết chặt các tuyên bố môi trường của doanh nghiệp, nhằm ngăn chặn tình trạng “tẩy xanh” đang ngày càng phổ biến.
Nỗ lực thu hút các trung tâm dữ liệu, nhiều bang tại Mỹ đang miễn hàng trăm triệu USD thuế cho các tập đoàn công nghệ lớn, trong đó có Amazon, Google, Meta và Microsoft, làm dấy lên tranh cãi về hiệu quả kinh tế và công bằng thuế.
Tổng thống Donald Trump từng tuyên bố trong lễ nhậm chức hồi tháng 1 rằng "bắt đầu kỷ nguyên hoàng kim của nước Mỹ", nhưng viễn cảnh mà Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vẽ ra hiện tại lại hoàn toàn khác.
Thực hiện các Công điện và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, hàng giả, Cục Quản lý y dược cổ truyền đề nghị các địa phương tiếp tục tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm Dầu gội dược liệu Nakids làm sạch chấy - Hộp 1 chai 100ml.
Theo Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, ước sớm tại thời điểm tháng 5/2025: khả năng GDP quý 2 có thể đạt khoảng 7,6% so với cùng kỳ, tương ứng GDP 6 tháng đầu năm dự báo đạt khoảng 7,3% (kịch bản đề ra 7,58%), thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới.
Ngày 19/6, Bộ Công an cho biết sản phẩm dinh dưỡng Hiup 27 do Công ty Z Holding sản xuất không đảm bảo thành phần như công bố, vi phạm nghiêm trọng quy định về chất lượng sản phẩm.
Bộ Tài chính cần nghiên cứu để tham mưu cho cấp có thẩm quyền quy định về thuế khoán theo mức doanh thu tính thuế, tạo thuận lợi cho những hộ nghèo, những hộ buôn bán nhỏ và đảm bảo vấn đề dân sinh.
Các hãng hàng không giá rẻ lớn nhất Đông Nam Á đang theo đuổi cuộc đua mở rộng quy mô đội bay đầy khốc liệt. Dự báo nhu cầu đi lại bằng đường hàng không ở châu Á sẽ tiếp tục tăng nhanh hơn khác khu vực khác.
Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã ban hành hàng loạt quyết định xử phạt hàng loạt phòng khám, bệnh viện thẩm mỹ, cá nhân có nhiều vi phạm trong lĩnh vực y tế.
Chiều 17/6, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi khuyến cáo người dân không nên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ "Siro ăn ngon Hải Bé" của Công ty TNHH Hải Bé trong khi các cơ quan chức năng đang xác minh vụ việc.
Lĩnh vực khách sạn đang chứng kiến một xu hướng khách du lịch hoàn toàn mới đang dần hình thành – những người có thể chẳng bao giờ ghé thăm trang web, không nhấp vào quảng cáo, thậm chí cũng không cần nói chuyện với nhân viên lễ tân.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Đợt thiên tai từ ngày 10–14/6 do ảnh hưởng của bão số 1 (WUTIP) có tính chất đặc biệt, bất thường và cực đoan, hiếm gặp trong lịch sử khí tượng thủy văn khu vực miền Trung.
Trải qua 10 năm xây dựng doanh nghiệp, doanh nhân Đỗ Ngọc Tú – Chủ tịch Ngọc Tú Group định hướng con đường phát triển xuyên suốt là thượng tôn pháp luật, chất lượng sản phẩm bền vững và đạo đức kinh doanh là cốt lõi. Trong kỷ nguyên đất nước vươn mình, doanh nhân Ngọc Tú hưởng ứng phong trào “toàn dân thi đua làm giàu để đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Mặc dù nhiều tên tuổi lớn trong ngành AI khẳng định siêu trí tuệ AI sắp ra đời, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng những khiếm khuyết căn bản trong các mô hình lý luận hiện tại vẫn hạn chế công nghệ AI còn lâu mới vượt qua trí thông minh con người.
Theo luật sư, sức khoẻ của bị có Trịnh Văn Quyết rất yếu, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao hơn so với lần trước. Do đó, có đơn xét xử vắng mặt, đồng thời giữ nguyên lời khai tại phiên toà trước đó.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức... không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?