Việc nhập khẩu tái chế vấn đề môi trường là quan trọng nhất, vì thế, Việt Nam rất quan tâm về những công nghệ mà Tập đoàn Syre áp dụng, trong quá trình sản xuất và các công đoạn tẩy, nhuộm, hấp, hoàn thiện sản phẩm, các công nghệ này cần bảo đảm sạch, an toàn cho môi trường, đáp ứng về việc xử lý nước thải và rác thải của dự án
Chiều 19/2/2025, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Định về dự án Tổ hợp sản xuất vải vóc công nghệ cao của Tập đoàn Syre (Thụy Điển).
Tại buổi làm việc, ông Tim King- Giám đốc vận hành cấp cao Tập đoàn Syre cho biết, Tập đoàn mong muốn đầu tư dự án nhà máy tổ hợp sản xuất tái chế sợi polyester tại tỉnh Bình Định. Tập đoàn cam kết ứng dụng công nghệ hiện đại đối với dự án sản xuất tái chế sợi polyester, đáp ứng tiêu chuẩn hàng đầu của thế giới về bảo vệ môi trường và tuân thủ quy định bảo vệ môi trường của Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Định về dự án Tổ hợp sản xuất vải vóc công nghệ cao của Tập đoàn Syre (Thụy Điển)
Đồng thời Tập đoàn đề xuất được hỗ trợ về cơ chế, chính sách liên quan đến việc triển khai dự án tái chế rác thải dệt may, hướng dẫn về thủ tục nhập khẩu nguyên liệu tái chế và đánh giá tác động môi trường, hỗ trợ kết nối với các cơ quan chuyên môn để đảm bảo dự án được triển khai thuận lợi.
Cụ thể, về phía Tập đoàn luôn ưu tiên thu gom nguồn nguyên liệu trong nước. Tuy nhiên, việc thu gom quần áo đã qua sử dụng tại Việt Nam vẫn chưa có cơ chế triển khai rõ ràng dù đang ngày càng được quan tâm. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc thu mua, phân loại và xử lý nguyên liệu để đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất của dự án.
"Do đó đề nghị Bộ Công Thương hỗ trợ xây dựng cơ chế và hướng dẫn cụ thể về thu gom, phân loại, xử lý quần áo đã qua sử dụng trong nước để đảm bảo nguồn nguyên liệu tái chế phục vụ sản xuất", đại diện lãnh đạo Tập đoàn Syre đề xuất.
Ông Tim King- Giám đốc vận hành cấp cao Tập đoàn Syre
Trước đề xuất trên, về cơ bản Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) ủng hộ chủ trương đầu tư của Tập đoàn SYRE nhằm tăng cường phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ đối với lĩnh vực dệt may trong khuôn khổ, quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, về nguyên liệu đầu vào theo đề xuất của Công ty: Đối với quần áo, vải đã qua sử dụng (mã HS 6309) đây là hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 08/2023/TT-BCT ngày 31/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về sửa đổi, bổ sung một số điều quy định danh mục chi tiết theo mã số HS của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Đối với vải vụn (mã HS 6310) đây cũng là phế liệu trong quá trình sản xuất. Việc nhập khẩu thực hiện theo Quyết định số 13/2023/QĐ-TTg ngày 22/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất. Vì vậy, Cục Xuất nhập khẩu đề nghị UBND tỉnh Bình Định tham khảo ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước khi tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Phạm Anh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định nhấn mạnh, dự án của Tập đoàn Syre có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa Việt Nam trở thành trung tâm công nghiệp dệt may tuần hoàn toàn cầu, tạo nhiều việc làm và đóng góp vào nền kinh tế xanh. Vì vậy, UBND tỉnh Bình Định nghị Bộ Công Thương xem xét, hỗ trợ và có hướng dẫn chi tiết và hỗ trợ thủ tục nhập khẩu vải vụn từ quá trình sản xuất theo quy định hiện hành, đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cho dự án.
Liên quan đến nội dung này, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài cho biết, Bộ Công Thương ủng hộ việc dầu tư dự án, quan điểm của Chính phủ Việt Nam là tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư phát triển kinh doanh bền vững.
"Về nguyên tắc chúng tôi ủng hộ dự án, nhưng sau đó để có cơ sở báo cáo Chính phủ ban hành Nghị quyết. Theo quy định phải cần Nghị quyết đặc biệt cho dự án này, sau khi có Nghị quyết Bộ Công Thương sẽ sửa Thông tư số 08/2023 về sửa đổi, bổ sung một số điều quy định Danh mục chi tiết theo mã số HS của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Vì đây là đặc thù và là thí điểm phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ đối với nguyên vật liệu đã qua sử dụng", Thứ trưởng Trương Thanh Hoài nêu cụ thể.
Sau khi nghe đề nghị của đại diện Tập đoàn Syre, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, Liên minh châu Âu (EU) trong đó có Thụy Điển là đối tác kinh tế thương mại quan trọng của Việt Nam. Trong nhiều năm qua, từ khi hai bên ký Hiệp định thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư, làn sóng đầu tư cũng như quan hệ kinh tế thương mại tăng lên rất nhanh sau mỗi năm. Có thể nói, EU có tất cả những thứ Việt Nam cần và Việt Nam đáp ứng tất cả những thứ EU cần, trong đó có Thụy Điển, vì thế, hai bên cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa để thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước lên một tầm cao mới, trong đó có những đề xuất cụ thể liên quan đến dự án Tổ hợp sản xuất vải vóc công nghệ cao.
Hiện nay, Việt Nam được xem là công xưởng của thế giới với kim ngạch thương mại hàng năm tăng 15-17%, quy mô thương mại gần 800 tỷ USD, liên tục trong những năm qua, Việt Nam đứng thứ 18 trong số các quốc gia có quy mô thương mại lớn trên thế giới. Tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt mức 7% trong năm 2025, dự kiến đạt 8% trong năm 2025 và phấn đấu đạt từ 10% trở lên trong những năm tiếp theo dựa vào ba động lực tăng trưởng truyền thống là đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu.
Để đạt được tốc độ tăng trưởng đã đặt ra, Việt Nam vừa phải làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, vừa phải thúc đẩy tạo ra những động lực mới như: Ứng dụng khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn và kinh tế chia sẻ.
Theo Bộ trưởng, những đề xuất của Tập đoàn Syre đưa ra đều đáp ứng được động lực tăng trưởng truyền thống và động lực tăng trưởng mới là đầu tư và chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, vì thế Bộ Công Thương hoàn toàn ủng hộ dự án này.
Tuy nhiên, Bộ trưởng lưu ý, việc nhập khẩu tái chế vấn đề môi trường là quan trọng nhất, vì thế, Việt Nam rất quan tâm về những công nghệ mà Tập đoàn Syre áp dụng, trong quá trình sản xuất và các công đoạn tẩy, nhuộm, hấp, hoàn thiện sản phẩm, các công nghệ này cần bảo đảm sạch, an toàn cho môi trường, đáp ứng về việc xử lý nước thải và rác thải của dự án. Bên cạnh đó, việc lan tỏa tới các doanh nghiệp trong nước để tạo thành chuỗi khép kín từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ có thể nội địa hóa hoặc kết nối các doanh nghiệp trong nước để cùng thực hiện mục tiêu của dự án. Đặc biệt, dự án cần chứng minh được hiệu quả về kinh tế xã hội đối với Việt Nam.
"Khi có câu trả lời cho những vấn đề đã được nêu trên thì sẽ tìm được cách tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đang gặp phải trong quá trình triển khai dự án. Nếu Tập đoàn Syre chứng minh được sự vượt trội của dự án về công nghệ sản xuất, khả năng đóng góp về kinh tế xã hội cho Việt Nam cũng như khả năng tạo thành chuỗi sản xuất khép kín trong nước thì Bộ Công Thương sẵn sàng tham mưu cấp có thẩm quyền để có cơ chế, chính sách đặc thù cho dự án", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.
Tập đoàn Syre đã được thành lập năm 2023 bởi Vargas Holding, một nhà đầu tư toàn cầu và Tập đoàn bán lẻ Thụy Điển H&M Group. Tập đoàn Syre hướng tới chuyển đổi chuỗi giá trị từ hệ thống tuyến tính sang hệ thống tuần hoàn bằng cách sử dụng chất thải dệt để tạo ra các sản phẩm polyester tuần hoàn chất lượng cao nguyên liệu mới cho ngành may mặc, ô tô và nội thất.
Chiều 17/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Nagao Yutaka, Chủ tịch Tập đoàn Yamato Holdings của Nhật Bản đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Công ty có trụ sở tại Đan Mạch đầu tư 52 triệu USD làm nhà máy sản xuất, gia công các loại sản phẩm may mặc chất lượng cao, kho bãi và trung tâm kiểm soát chất lượng nguyên phụ liệu tại Bình Định.
Ngày 10/4, UBND quận Cầu Giấy, Hà Nội tổ chức hội nghị công bố công khai và bàn giao hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Nghĩa Tân, tỷ lệ 1/500.
Tiếp nối thành công của Sự kiện Showday 1 được tổ chức trong tháng 3, Đất Xanh Miền Bắc tiếp tục khuấy động thị trường với sự kiện Showday Nam tiến đầu tư bất động sản dòng tiền số 2 chuyên sâu hơn vào từng thị trường tiềm năng. Sự kiện được tổ chức vào sáng Chủ nhật, ngày 13/4/2025 tại Khách sạn Grand Plaza, Trần Duy Hưng, Hà Nội. Đây cũng là sự kiện được đông đảo khách hàng quan tâm và mong chờ, mong muốn tìm kiếm các dự án tại miền Nam có tiềm năng tăng trưởng tốt.
Theo lãnh đạo Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ), diện tích, dân số chỉ là yếu tố ban đầu, còn yếu tố quyết định trong việc sắp xếp đơn vị hành chính là làm sao tạo ra được nhiều dư địa, mở ra không gian phát triển tốt hơn trong tương lai.
30 tòa chung cư cũ khu tập thể Trung Tự (quận Đống Đa, Hà Nội) hiện cao 5 tầng sẽ được tái thiết bằng 1 tòa nhà 45 tầng và 1 tòa nhà 25 tầng. Với việc tầng một áp dụng hệ số K=2, tầng 2 trở lên là 1,5 thì trung bình mỗi hộ sẽ được đền bù khoảng 70m2 sau tái thiết.
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại các toà OXH2, OXH3 thuộc dự án nhà ở xã hội Kiến Hưng, quận Hà Đông đến hết ngày 9/5/2025.
Bộ Xây dựng đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, chấp thuận chủ trương bố trí nguồn vốn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2024 để đầu tư mở rộng tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn Yên Bái - Lào Cai.
Trong số 35 thửa đất được đưa ra đấu giá ở xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai), thửa có giá trúng cao nhất là 119,301 triệu đồng/m2 và thấp nhất 35,301 triệu đồng/m2.
Hà Nội vừa ban hành giá cho thuê nhà ở xã hội với mức thấp nhất là 48.000 đồng/m2 sàn sử dụng/tháng, cao nhất lên tới 198.000 đồng/m2 sàn sử dụng/tháng.
Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị mở đợt đấu giá đầu tiên trong năm 2025 cho 12 lô đất đắc địa, chủ yếu tại TP Thanh Hóa. Đợt đấu giá này dự kiến mang về gần 1.000 tỷ đồng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương, đặc biệt là thị trường bất động sản.
UBND TP. Hà Nội vừa có công văn số 1250/UBND – ĐT gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất thời gian khởi công 3 dự án đầu tư xây dựng cầu qua sông Hồng (cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi) trên địa bàn TP Hà Nội.
UBND TP HCM vừa ban hành Quyết định 1277 về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 5918 ngày 4/12/2014 của UBND TP HCM về việc cho Công ty TNHH Một thành viên Thảo Cầm viên Sài Gòn (TCV) thuê đất tại số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1.
Thanh tra Chính phủ vừa công khai kết luận thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng của Bộ Xây dựng (giai đoạn 2015 - 2022). Đặc biệt, kết luận thanh tra này đã chỉ ra việc Bộ Xây dựng có dấu hiệu "ưu ái" nhiều dự án lớn tại Nha Trang, Bắc Ninh, TP HCM và Vũng Tàu... trong thẩm định, cấp phép, điều chỉnh quy hoạch.
UBND TP giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố làm chủ đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên , với tổng mức đầu tư dự kiến là trên 15.000 tỷ đồng, thực hiện năm 2025 - 2027. Tổng chiều dài khoảng 5,15km.
Dự kiến, trong tháng 4/2025, Hòa Phát sẽ tổ chức động thổ xây dựng nhà máy nhằm kịp thời sản xuất sản phẩm thép ray đường sắt, thép đặc biệt phục vụ các dự án giao thông trọng điểm quốc gia.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?