Tên gọi dự kiến của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập, hợp nhất
Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh (Kèm theo Nghị quyết số 60-NQ/TW)
Chiều 14/4, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo.
Cùng dự có đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Phó Trưởng Ban chỉ đạo; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thành viên Ban Chỉ đạo.
Phiên họp nhằm triển khai ngay Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 11, Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và xây dựng hệ thống chính trị 2 cấp ở địa phương.
Trước đó, Hội nghị Trung ương 11 họp từ ngày 10-12/4 đã thống nhất chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố); kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện; thống nhất số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố; thống nhất sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay.
Sáng 14/4, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã chủ trì phiên họp thảo luận, thông qua Kế hoạch của Ban Chỉ đạo về việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và xây dựng hệ thống chính trị 2 cấp ở địa phương.
Ngay sau đó, Ban Chỉ đạo của Chính phủ đã ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Sau khi nghe các báo cáo, ý kiến, kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo nêu rõ, cùng với các công việc thường xuyên, chúng ta đang cùng lúc khẩn trương triển khai, bảo đảm tiến độ, chất lượng các nhiệm vụ rất quan trọng hiện nay: Thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy; đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; chuẩn bị, tổ chức tốt Đại hội Đảng các cấp và Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; tổ chức tốt các ngày lễ lớn; thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân; đồng thời, ứng phó tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường.
Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ, các cơ quan tiếp tục rà soát, bổ sung các nhiệm vụ cần thực hiện để sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; bảo đảm không bỏ sót, không trùng chéo nhiệm vụ.
Các bộ, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thực hiện các kế hoạch của Trung ương, của Chính phủ có hiệu quả và tham mưu, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp nếu vượt thẩm quyền.
Các bộ trưởng, trưởng ngành bám sát tiến độ để chỉ đạo công việc, phân công với tinh thần quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, làm việc nào dứt việc đó, phân công "rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ sản phẩm, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền".
Chính phủ, các bộ, ngành phải hướng dẫn các nhiệm vụ đã được phân công, nội dung nào thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì Chính phủ hướng dẫn, thuộc thẩm quyền của các bộ thì các bộ hướng dẫn.
Các công việc phải được thực hiện đồng bộ giữa các bộ, ngành, cơ quan; quá trình thực hiện phải kiểm tra, đôn đốc, báo cáo theo quy định của Ban Chỉ đạo Trung ương. Các Phó Thủ tướng theo phân công hằng tháng kiểm tra các địa phương, các tổ công tác của thành viên Chính phủ đôn đốc, Văn phòng Chính phủ và bộ ngành có bộ phận theo dõi các địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Về cơ sở pháp lý, Thủ tướng nêu rõ, đề xuất Quốc hội dùng một luật để sửa nhiều luật có liên quan, trong đó có nội dung về tổ chức chính quyền địa phương, thẩm quyền của cấp xã, theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương.
Bộ Nội vụ hướng dẫn việc triển khai Trung tâm phục vụ hành chính công tại cấp tỉnh, xã, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn, thống nhất phần mềm để xử lý trên phạm vi cả nước và làm thủ tục hành chính không phụ thuộc địa giới; các tỉnh, thành phố thành lập trung tâm xúc tiến và kêu gọi đầu tư.
Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thêm việc triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; Bộ Công an cùng các cơ quan rà soát các quy định liên quan để tiếp tục triển khai thông suốt Đề án 06.
Các bộ, ngành hướng dẫn các địa phương về tổ chức, bộ máy bên trong của các sở, ngành, cơ quan chuyên môn của chính quyền địa phương. Về các thủ tục hành chính đang thuộc thẩm quyền của cấp huyện, Văn phòng Chính phủ tổng hợp, đề xuất việc thực hiện cho cấp tỉnh, cấp xã.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, việc sắp xếp địa giới, sáp nhập cấp xã cần tạo thuận lợi nhất cho người dân, như việc đi học của các cháu học sinh.
Thủ tướng lưu ý, quá trình sắp xếp cần bảo đảm tiến độ và chất lượng, tuân thủ quy định, nội dung nào thiếu quy định hoặc có quy định nhưng bị thực tiễn vượt qua thì giao Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình trực tiếp chỉ đạo xử lý, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền; các cơ quan bám sát tình hình, kịp thời xử lý các vấn đề nổi lên, đồng thời bảo đảm công việc thường xuyên thông suốt.
Thủ tướng cũng giao Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ chủ động hướng dẫn, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương chuẩn bị sẵn sàng để 1/7/2025 vận hành bộ máy mới sau khi sắp xếp, sáp nhập.
Bộ Tài chính hướng dẫn về cơ sở vật chất, trụ sở các cơ quan sau khi sắp xếp, bảo đảm phù hợp, hiệu quả, tránh lãng phí, ưu tiên sử dụng cho y tế, giáo dục và mục đích công cộng.
Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh (Kèm theo Nghị quyết số 60-NQ/TW)
Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, từ ngày 1/7/2025, người từ 75 tuổi không có lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025), nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất - công trình trọng điểm mang tính biểu tượng của TP HCM chính thức hoàn thành và đưa vào khai thác, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong hạ tầng giao thông đô thị.
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công ty CP Hana HP Group, địa chỉ tầng 5 Tòa tháp ngôi sao Star Tower, đường Dương Đình Nghệ, Khu đô thị mới Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội thông báo về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm lưu thông có nhãn không đáp ứng quy định.
Những ngành công nghiệp nặng như ngành khai khoáng và sản xuất thép đang bắt đầu hưởng lợi từ sự phát triển của công nghệ AI.
Bộ Xây dựng vừa có Quyết định số 383/QĐ-BXD ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 66/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/4 cho biết sẽ công bố mức thuế quan áp dụng đối với chip bán dẫn nhập khẩu trong tuần, đồng thời cho biết sẽ có một số linh hoạt đối với các công ty trong ngành, theo Reuters.
Công nghệ AI có thể hỗ trợ quá trình khử carbon ở những ngành khó "xanh hóa" nhất, the The Economist.
Cảnh sát xác định, từ năm 2021 đến nay, đường dây này đã sản xuất tới 573 nhãn hiệu sữa bột hướng đến nhiều đối tượng đặc biệt như người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non và phụ nữ mang thai. Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà đã liên doanh, liên kết với nhiều người khác, lập ra 9 công ty, tạo nên hệ sinh thái sản xuất, phân phối sữa giả.
Thanh tra Sở Y tế TP HCM cho biết, vừa kiểm tra đột xuất 2 cơ sở mang tên 'Thẩm mỹ viện Athena' và 'Bvien Mỹ' hành nghề khám, chữa bệnh thẩm mỹ trái phép.
Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao các chủ trương về tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố.
Một đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa bị các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an phát hiện, triệt phá.
Nâng cao kỹ năng giao tiếp là một trong những công cụ then chốt giúp lan tỏa thông tin quý giá, thu hút cộng đồng tham gia vào nỗ lực bảo tồn thiên nhiên.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ viễn thông tạo ra nhiều thách thức trong lĩnh vực an ninh mạng. Thực tế này đòi hỏi Việt Nam sớm hoàn thiện thể chế, chính sách, đáp ứng kịp thời các yêu cầu trong tình hình mới.
Ông Khuất Việt Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho biết, trong quý I/2025, Công ty đã vận hành an toàn 39.070 lượt tàu, phục vụ 4,78 triệu lượt hành khách, tăng 13,3% so với quý I/2024.
Theo báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý I năm 2025 của Cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động có giảm so với quý trước và cùng kỳ năm trước, song số người thất nghiệp vẫn trên 1 triệu người.
Với việc Việt Nam, Hoa Kỳ thống nhất tiến hành đàm phán thỏa thuận thương mại song phương trong đó có nội dung thuế quan, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng đoàn công tác đặc biệt Việt Nam, đã mở "cánh cửa thép", hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mục tiêu mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao phó.
Ngày 9/4, Bộ Tài chính Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh sẽ áp thuế 84% đối với hàng hóa của Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/4, tăng 50% so với mức thuế bổ sung 34% đã công bố trước đó.
Cục Quản lý Dược yêu cầu ngừng ngay việc lưu hành lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin vi phạm chất lượng, các cơ sở phải thu hồi và trả lại sản phẩm cho đơn vị cung ứng.
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, sẽ chú trọng phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, tiến tới miễn viện phí cho tất cả người dân.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?