Toàn cảnh phiên giao dịch chứng khoán sáng 25/10, nhóm cổ phiếu ngân hàng nhuộm đỏ, trong khi đó nhóm cổ phiếu dầu khí, bảo hiểm tiên phong phủ xanh thị trường nhờ vào đợt tăng giá tiếp theo, nhóm cổ phiếu xây dựng tăng kịch trần. Kết thúc phiên giao dịch 25/10, VN-Index giảm 3,84 điểm (-0,28%) còn 1.385,4 điểm.
Trong phiên giao dịch sáng 25/10, giá dầu tăng trên thị trường châu Á giá dầu thô Mỹ đã chạm mức cao nhất trong 7 năm qua, do nguồn cung trên toàn cầu vẫn thắt chặt trong khi nhu cầu tăng mạnh, trong bối cảnh các nền kinh tế đang phục hồi sau khi suy giảm do đại dịch.
Giá dầu Brent Biển Bắc tăng 0,3% lên 85,79 USD/thùng và giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ tăng 0,6%, được giao dịch ở mức 84,24 USD/thùng, sau khi có thời điểm chạm mức cao nhất kể từ tháng 10/2014 là 84,28 USD/thùng.
Bên cạnh đó thị trường xăng dầu trong nước đang chuẩn bị đợt điều chỉnh giá theo chu kỳ vào ngày mai 26/10. Nhiều nhà kinh doanh nhận định giá xăng dầu trong nước sẽ theo đà tăng thế giới.
Nhờ vào thị trường có sự chuyển biến về giá giao dịch nên nhóm cổ phiếu dầu khí hôm nay không còn mã nào ở chiều giảm giá. Các mã BSR, OIL, PLX, PVB, PVC, PVD, PVS có mức tăng từ 1,4 - 2,9%.
Trong rổ VN30, GAS tăng 1,52%, PLX tăng 2,65%, lọt Top 10 cổ phiếu kéo VN-Index tốt nhất. GAS cũng có đóng góp nhiều hơn cả BVH cho VN30-Index. Các mã dầu khí nhỏ hơn tăng tích cực: POV tăng 13,74%, PSH tăng 6,87%, PVB tăng 2,92%, PCG tăng 2,59%, PVC tăng 2,52%, PVD tăng 2,38%, PVS tăng 2,1%...
Các blue-chips lớn nhất vẫn đang là gánh nặng cho thị trường.
Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu ngành bảo hiểm tiếp tục nhận được dòng tiền lớn, giúp nhiều mã tăng mạnh. Theo đó, PVI tăng tới 8,5%, BVH tăng trần với mức 7%, BMI tăng 6,9%, VNR và PRE tăng hơn 7%, MIG tăng 4,6%, AIC tăng 3,5%...
Nhóm cổ phiếu y tế khởi sắc với hàng loạt mã tăng mạnh như: TAR, SPM, TNH, PPP, VJC, HDP, DPP, DBD, DBM, BIO, AGP... Các nhóm hóa chất, xây dựng và vật liệu, đồ uống... giao dịch tích cực cũng góp phần giúp thị trường giữ vững đà tăng.
Chỉ số VN-Index phục hồi thành công vượt tham chiếu, đang tăng 0,39% tương đương 5,44 điểm. Độ rộng của chỉ số này cũng tích cực nhờ 237 mã tăng/196 mã giảm.
Hiện tượng phân hóa vẫn đang tạo sức hút lớn trên thị trường. Dòng tiền sáng nay đổ vào các mã dầu khí và bảo hiểm khá rõ nét. BVH tăng kịch trần 6,97%, là phiên tăng hết biên độ thứ hai kể từ đầu năm 2021. Thanh khoản mới phiên sáng đã đạt 3,39 triệu cổ, tương đương giá trị 215,6 tỷ đồng, lọt Top 15 cổ phiếu thanh khoản nhất 2 sàn niêm yết. BVH tăng đột biến dù 2 tuần trước đó vẫn trong xu hướng điều chỉnh ngắn hạn, giảm khoảng 2,7% kể từ đỉnh đầu tháng 10.
Nhóm cổ phiếu xây dựng, sáng nay được đẩy mạnh, khoảng 15 cổ phiếu nhóm này trên 3 sàn đang kịch trần, hàng chục mã khác tăng trên 3%. Tuy nhiên tính chất đầu cơ ở các mã vốn hóa nhỏ nổi bật, ảnh hưởng tới chỉ số không đáng kể. Bất ngờ là cổ phiếu thép lại đồng loạt giảm, thậm chí giảm sâu như HPG, HSG, NKG, TLH...
Với độ rộng tốt nhưng sàn HoSE không có nhiều blue-chips mạnh. GVR tăng 4,05% và VHM tăng 1,54% là hai trụ kéo VN-Index tốt nhất. Tuy vậy chỉ số này vẫn bị hạn chế lớn ở nhóm giảm, với nhiều mã ngân hàng. TCB đang bốc hơi 1,91% giá trị, HPG giảm 1,06%, ACB giảm 1,27%, VNM giảm 0,55%, SHB giảm 1,27%, VIB giảm 1,48%...
Nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng thoái trào trong phần lớn các mã blue-chips. SSI giảm 1,4%, HCM giảm 0,93%, VCI giảm 2,26%, VND giảm 1,72%, MBS giảm 1,81%, SHS giảm 2,13%, CTS giảm 1,47%, BSI giảm 1,41%, FTS giảm 2,92%... Một số mã nhóm này đi ngược dòng là APS, PHS, AAS, HAC, ORS, DSC, AGR, ART tăng được trên 1%.
Trên thị trường chứng khoán phái sinh, các hợp đồng tương lai có diễn biến giằng co khi lực hồi của chỉ số cơ sở chưa đủ mạnh. Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần qua, các hợp đồng đóng cửa ở nhiều trạng thái khác nhau. Theo đó, hợp đồng VN30F2111 giữ giá tham chiếu; VN30F2112 giảm nhẹ -1,4 điểm; VN30F2203 giảm -12,3 điểm; trong khi đó, hợp đồng VN30F2206 tăng nhẹ +2,2 điểm.
Hợp đồng tháng 11 rung lắc, giằng co trong ngày đầu tiên giao dịch với vai trò là hợp đồng của tháng hiện tại. VN30F2111 đóng cửa tại tham chiếu, đạt 1.492 điểm, ghi nhận chênh lệch dương so với chỉ số cơ sở +3,3 điểm. Đây cũng là trạng thái của hợp đồng VN30F2112; tuy nhiên, hai hợp đồng dài hạn vẫn duy trì trạng thái chênh lệch âm.
Diễn biến từ phiên sáng đến chiều nay đã đủ dự báo cho một phiên giao dịch không mấy khả quan khi các nhóm cổ phiếu tiềm năng vốn làm trự gần như lao dốc.
Chỉ số VN30 bị giảm sâu 12 điểm do nhiều cổ phiếu bank-chứng-thép bị đạp mạnh về cuối phiên.
Cụ thể: Kết thúc phiên giao dịch 25/10, VN-Index giảm 3,84 điểm (-0,28%) còn 1.385,4 điểm, ngược lại thì HNX-Index tăng 4,68 điểm (1,2%) lên 395,88 điểm, UPCoM-Index tăng 0,56 điểm (0,55%) lên 100,92 điểm.
Thanh khoản thị trường tăng vọt so với phiên trước, tổng giá trị khớp lệnh đạt 30.556 tỷ đồng.
VN-Index mất nhẹ 4 điểm nhưng VN30-Index giảm sâu 12 điểm do các cổ phiếu trụ như ngân hàng, chứng khoán, thép bị bán mạnh và giảm sâu.
Trên sàn HoSE, trong ngành ngân hàng, ngoại trừ CTG tăng 0,84% và MSB đứng giá tham chiếu, toàn bộ cổ phiếu còn lại đều giảm điểm, trong đó nhiều cổ phiếu giảm đáng kể như TPB giảm 2,78%, TCB giảm 2,68%, SHB giảm 2,36%, STB giảm 2,29%, VIB giảm 2,03%...
Bi đát hơn nữa là nhóm thép khi HPG giảm 2,82%, HSG giảm 4,08%, NKG giảm 5,78%, TLH giảm 3,16%, POM giảm 3,85%... Xét chung nhóm sản xuất, diễn biến lại không quá bi quan khi GVR tăng 2,61%, MSN tăng 0,21%, SAB tăng 0,13%, sắc xanh "ngang cơ" sắc đỏ.
Với các cổ phiếu bất động sản, sắc xanh nhỉnh hơn sắc đỏ, trong đó VIC tăng 0,33%, VHM tăng 0,64%, NVL tăng 0,48%, BCM tăng 3,36%. Một số tăng kịch trần có thể kể đến HTN, SGR, ITC.
Cổ phiếu năng lượng và hàng không phân hóa khi GAS giảm 0,09% trong khi POW tăng 1,24%, PLX tăng 2,27%; VJC đứng giá tham chiếu còn HVN giảm 2,12%. Cổ phiếu bán lẻ khả quan hơn với MWG và PNJ tăng lần lượt 0,63%.
Tại rổ VN30, phe bán chiếm ưu thế với 16 mã giảm, 13 mã tăng và 1 mã đứng giá tham chiếu. Dù tương quan cung - cầu chỉ nghiêng nhẹ về bên bán, nhưng VN30-Index mất gần 12 điểm khi đóng cửa.
Theo quan sát, HPG là mã tác động tiêu cực nhất lên chỉ số chính với mức ảnh hưởng giảm hơn 1,8 điểm. Kế đến, các mã ngân hàng như TCB, VPB, TPB, ACB, SHB, VIB,... đồng loạt điều chỉnh khiến thị trường đánh mất sắc xanh.
Hàng loạt cổ phiếu chứng khoán vốn hóa lớn như SSI, HCM, MBS, SHS, VCI, VND...hôm nay cũng theo xu thế chung, giảm sâu.
Nhiều công ty giao dịch lớn toàn cầu, từ Citadel Securities, IMC Trading đến Millennium và Optiver, đang đẩy mạnh hiện diện tại thị trường phái sinh tại Ấn Độ, tạo nên một làn sóng tuyển dụng nhân sự quy mô lớn và thúc đẩy các sàn giao dịch tại quốc gia này phải nâng cấp công nghệ.
Ông Phạm Văn Trọng - Tổng Giám đốc chuỗi Bách Hóa Xanh – Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (mã chứng khoán MWG) đã bán xong 94.700 cổ phiếu MWG từ ngày 20/5 đến ngày 18/6/2025.
Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) ngày 19/6 giữ nguyên mức lãi suất 4,25% trong khi Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ cắt giảm lãi suất về mức 0%, viện dẫn lạm phát giảm và triển vọng kinh tế toàn cầu u ám.
VN-Index đảo chiều, tăng hơn 5 điểm trong phiên giao dịch ngày 19/6, đà tăng của thị trường trong nươc nhờ động lực từ các nhóm cổ phiếu bất động sản, ngân hàng. Trong khi đó thị trường châu Á chìm trong biển lửa sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cảnh báo cuộc chiến thương mại có thể làm lạm phát tại Mỹ tăng trở lại.
Tăng trưởng tín dụng tại TP.HCM tăng 3,89% trong 5 tháng đầu năm, cao gần gấp đôi so với cùng kỳ hai năm trước. Động lực mới như kinh tế số, kinh tế xanh, hình thành trung tâm tài chính quốc tế... đang thúc đẩy xu hướng tăng trưởng.
Lãi suất cơ bản của Fed tiếp tục duy trì trong khoảng 4,25%–4,50%. Dự báo sẽ có hai đợt cắt giảm lãi suất vào năm 2025. Lạm phát cuối năm được nâng lên 3%, tăng trưởng dự báo giảm xuống 1,4%
Trong bối cảnh xung đột tại Trung Đông tiếp tục leo thang, giới đầu tư toàn cầu bước vào ngày thứ Tư với tâm thế lo ngại. Giá dầu tăng vọt, trong khi dòng tiền chảy mạnh về trái phiếu chính phủ Mỹ và đồng USD – những tài sản trú ẩn an toàn. Thị trường chứng khoán toàn cầu bị bán tháo.
NovaGroup và bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh - con gái ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Novalnd - đã bán tổng cộng hơn 11 triệu cổ phiếu NVL trong các giao dịch từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6.
Tính đến cuối tháng 3/2025, tiền gửi của khu vực dân cư tiếp tục xu hướng tăng mạnh, đạt 7,46 triệu tỷ đồng, tăng 5,73% so với đầu năm, đạt mức kỷ lục mới.
Động lực chính đóng góp vào đà tăng của thị trường hôm nay là nhóm Vingroup. VHM tăng 3,3% lên 69.600 đồng/cổ phiếu. VIC tăng 2,7%, VPL tăng 1,5%, còn VRE nhích nhẹ 0,2%. Bốn cổ phiếu góp gần 5 điểm. Nhóm dẫn dắt thị trường còn có một số đại diện ngành ngân hàng, bất động sản
Một động thái bất thường từ chính quyền Trump khi tự trao cho mình "cổ phần vàng" trong U.S. Steel -một phần trong thỏa thuận phê duyệt thương vụ Nippon Steel mua lại công ty thép hàng đầu Mỹ, có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài e dè khi cân nhắc các thương vụ tại Mỹ.
Nỗ lực của Liên Hợp Quốc nhằm kêu gọi đầu tư tài chính bảo vệ đại dương trên toàn cầu đã đạt được khoảng 10 tỷ USD, vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu ước tính lên tới 175 tỷ USD mỗi năm. Nhiều nhà đầu tư còn chần chừ vì thiếu khung pháp lý rõ ràng về quản lý đại dương.
Ngày 16/6, các thị trường châu Á giữ được sự ổn định trong bối cảnh giá dầu tiếp tục leo thang khi căng thẳng tại Trung Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, làm gia tăng thêm yếu tố bất ổn địa chính trị trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vốn đã nhiều thách thức.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?