Toàn cảnh phiên giao dịch chứng khoán sáng 25/10, nhóm cổ phiếu ngân hàng nhuộm đỏ, trong khi đó nhóm cổ phiếu dầu khí, bảo hiểm tiên phong phủ xanh thị trường nhờ vào đợt tăng giá tiếp theo, nhóm cổ phiếu xây dựng tăng kịch trần. Kết thúc phiên giao dịch 25/10, VN-Index giảm 3,84 điểm (-0,28%) còn 1.385,4 điểm.
Trong phiên giao dịch sáng 25/10, giá dầu tăng trên thị trường châu Á giá dầu thô Mỹ đã chạm mức cao nhất trong 7 năm qua, do nguồn cung trên toàn cầu vẫn thắt chặt trong khi nhu cầu tăng mạnh, trong bối cảnh các nền kinh tế đang phục hồi sau khi suy giảm do đại dịch.
Giá dầu Brent Biển Bắc tăng 0,3% lên 85,79 USD/thùng và giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ tăng 0,6%, được giao dịch ở mức 84,24 USD/thùng, sau khi có thời điểm chạm mức cao nhất kể từ tháng 10/2014 là 84,28 USD/thùng.
Bên cạnh đó thị trường xăng dầu trong nước đang chuẩn bị đợt điều chỉnh giá theo chu kỳ vào ngày mai 26/10. Nhiều nhà kinh doanh nhận định giá xăng dầu trong nước sẽ theo đà tăng thế giới.
Nhờ vào thị trường có sự chuyển biến về giá giao dịch nên nhóm cổ phiếu dầu khí hôm nay không còn mã nào ở chiều giảm giá. Các mã BSR, OIL, PLX, PVB, PVC, PVD, PVS có mức tăng từ 1,4 - 2,9%.
Trong rổ VN30, GAS tăng 1,52%, PLX tăng 2,65%, lọt Top 10 cổ phiếu kéo VN-Index tốt nhất. GAS cũng có đóng góp nhiều hơn cả BVH cho VN30-Index. Các mã dầu khí nhỏ hơn tăng tích cực: POV tăng 13,74%, PSH tăng 6,87%, PVB tăng 2,92%, PCG tăng 2,59%, PVC tăng 2,52%, PVD tăng 2,38%, PVS tăng 2,1%...
Các blue-chips lớn nhất vẫn đang là gánh nặng cho thị trường.
Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu ngành bảo hiểm tiếp tục nhận được dòng tiền lớn, giúp nhiều mã tăng mạnh. Theo đó, PVI tăng tới 8,5%, BVH tăng trần với mức 7%, BMI tăng 6,9%, VNR và PRE tăng hơn 7%, MIG tăng 4,6%, AIC tăng 3,5%...
Nhóm cổ phiếu y tế khởi sắc với hàng loạt mã tăng mạnh như: TAR, SPM, TNH, PPP, VJC, HDP, DPP, DBD, DBM, BIO, AGP... Các nhóm hóa chất, xây dựng và vật liệu, đồ uống... giao dịch tích cực cũng góp phần giúp thị trường giữ vững đà tăng.
Chỉ số VN-Index phục hồi thành công vượt tham chiếu, đang tăng 0,39% tương đương 5,44 điểm. Độ rộng của chỉ số này cũng tích cực nhờ 237 mã tăng/196 mã giảm.
Hiện tượng phân hóa vẫn đang tạo sức hút lớn trên thị trường. Dòng tiền sáng nay đổ vào các mã dầu khí và bảo hiểm khá rõ nét. BVH tăng kịch trần 6,97%, là phiên tăng hết biên độ thứ hai kể từ đầu năm 2021. Thanh khoản mới phiên sáng đã đạt 3,39 triệu cổ, tương đương giá trị 215,6 tỷ đồng, lọt Top 15 cổ phiếu thanh khoản nhất 2 sàn niêm yết. BVH tăng đột biến dù 2 tuần trước đó vẫn trong xu hướng điều chỉnh ngắn hạn, giảm khoảng 2,7% kể từ đỉnh đầu tháng 10.
Nhóm cổ phiếu xây dựng, sáng nay được đẩy mạnh, khoảng 15 cổ phiếu nhóm này trên 3 sàn đang kịch trần, hàng chục mã khác tăng trên 3%. Tuy nhiên tính chất đầu cơ ở các mã vốn hóa nhỏ nổi bật, ảnh hưởng tới chỉ số không đáng kể. Bất ngờ là cổ phiếu thép lại đồng loạt giảm, thậm chí giảm sâu như HPG, HSG, NKG, TLH...
Với độ rộng tốt nhưng sàn HoSE không có nhiều blue-chips mạnh. GVR tăng 4,05% và VHM tăng 1,54% là hai trụ kéo VN-Index tốt nhất. Tuy vậy chỉ số này vẫn bị hạn chế lớn ở nhóm giảm, với nhiều mã ngân hàng. TCB đang bốc hơi 1,91% giá trị, HPG giảm 1,06%, ACB giảm 1,27%, VNM giảm 0,55%, SHB giảm 1,27%, VIB giảm 1,48%...
Nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng thoái trào trong phần lớn các mã blue-chips. SSI giảm 1,4%, HCM giảm 0,93%, VCI giảm 2,26%, VND giảm 1,72%, MBS giảm 1,81%, SHS giảm 2,13%, CTS giảm 1,47%, BSI giảm 1,41%, FTS giảm 2,92%... Một số mã nhóm này đi ngược dòng là APS, PHS, AAS, HAC, ORS, DSC, AGR, ART tăng được trên 1%.
Trên thị trường chứng khoán phái sinh, các hợp đồng tương lai có diễn biến giằng co khi lực hồi của chỉ số cơ sở chưa đủ mạnh. Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần qua, các hợp đồng đóng cửa ở nhiều trạng thái khác nhau. Theo đó, hợp đồng VN30F2111 giữ giá tham chiếu; VN30F2112 giảm nhẹ -1,4 điểm; VN30F2203 giảm -12,3 điểm; trong khi đó, hợp đồng VN30F2206 tăng nhẹ +2,2 điểm.
Hợp đồng tháng 11 rung lắc, giằng co trong ngày đầu tiên giao dịch với vai trò là hợp đồng của tháng hiện tại. VN30F2111 đóng cửa tại tham chiếu, đạt 1.492 điểm, ghi nhận chênh lệch dương so với chỉ số cơ sở +3,3 điểm. Đây cũng là trạng thái của hợp đồng VN30F2112; tuy nhiên, hai hợp đồng dài hạn vẫn duy trì trạng thái chênh lệch âm.
Diễn biến từ phiên sáng đến chiều nay đã đủ dự báo cho một phiên giao dịch không mấy khả quan khi các nhóm cổ phiếu tiềm năng vốn làm trự gần như lao dốc.
Chỉ số VN30 bị giảm sâu 12 điểm do nhiều cổ phiếu bank-chứng-thép bị đạp mạnh về cuối phiên.
Cụ thể: Kết thúc phiên giao dịch 25/10, VN-Index giảm 3,84 điểm (-0,28%) còn 1.385,4 điểm, ngược lại thì HNX-Index tăng 4,68 điểm (1,2%) lên 395,88 điểm, UPCoM-Index tăng 0,56 điểm (0,55%) lên 100,92 điểm.
Thanh khoản thị trường tăng vọt so với phiên trước, tổng giá trị khớp lệnh đạt 30.556 tỷ đồng.
VN-Index mất nhẹ 4 điểm nhưng VN30-Index giảm sâu 12 điểm do các cổ phiếu trụ như ngân hàng, chứng khoán, thép bị bán mạnh và giảm sâu.
Trên sàn HoSE, trong ngành ngân hàng, ngoại trừ CTG tăng 0,84% và MSB đứng giá tham chiếu, toàn bộ cổ phiếu còn lại đều giảm điểm, trong đó nhiều cổ phiếu giảm đáng kể như TPB giảm 2,78%, TCB giảm 2,68%, SHB giảm 2,36%, STB giảm 2,29%, VIB giảm 2,03%...
Bi đát hơn nữa là nhóm thép khi HPG giảm 2,82%, HSG giảm 4,08%, NKG giảm 5,78%, TLH giảm 3,16%, POM giảm 3,85%... Xét chung nhóm sản xuất, diễn biến lại không quá bi quan khi GVR tăng 2,61%, MSN tăng 0,21%, SAB tăng 0,13%, sắc xanh "ngang cơ" sắc đỏ.
Với các cổ phiếu bất động sản, sắc xanh nhỉnh hơn sắc đỏ, trong đó VIC tăng 0,33%, VHM tăng 0,64%, NVL tăng 0,48%, BCM tăng 3,36%. Một số tăng kịch trần có thể kể đến HTN, SGR, ITC.
Cổ phiếu năng lượng và hàng không phân hóa khi GAS giảm 0,09% trong khi POW tăng 1,24%, PLX tăng 2,27%; VJC đứng giá tham chiếu còn HVN giảm 2,12%. Cổ phiếu bán lẻ khả quan hơn với MWG và PNJ tăng lần lượt 0,63%.
Tại rổ VN30, phe bán chiếm ưu thế với 16 mã giảm, 13 mã tăng và 1 mã đứng giá tham chiếu. Dù tương quan cung - cầu chỉ nghiêng nhẹ về bên bán, nhưng VN30-Index mất gần 12 điểm khi đóng cửa.
Theo quan sát, HPG là mã tác động tiêu cực nhất lên chỉ số chính với mức ảnh hưởng giảm hơn 1,8 điểm. Kế đến, các mã ngân hàng như TCB, VPB, TPB, ACB, SHB, VIB,... đồng loạt điều chỉnh khiến thị trường đánh mất sắc xanh.
Hàng loạt cổ phiếu chứng khoán vốn hóa lớn như SSI, HCM, MBS, SHS, VCI, VND...hôm nay cũng theo xu thế chung, giảm sâu.
CEO Jensen Huang đã kiếm hàng chục tỷ USD trong những năm gần đây từ cổ phần của mình tại Nvidia, nhưng đây mới là lần đầu tiên ông được tăng lương sau một thập kỷ.
Theo định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế, tất cả các hộ kinh doanh sẽ phải thực hiện chế độ tự khai, tự nộp thuế và thực hiện sổ sách hóa đơn, chứng từ.
Theo báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) mới đây cho thấy, nhu cầu vàng thỏi và tiền vàng của Việt Nam giảm 15% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 12 tấn vàng trong quý I năm nay.
Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử lý do dính hàng loạt sai phạm lĩnh vực chứng khoán như: Ém thông tin giao dịch, sử dụng vốn huy động từ trái phiếu sai mục đích, sai lệch dữ liệu báo cáo tài chính...
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã công bố một loạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với nhiều doanh nghiệp do không tuân thủ các quy định về công bố thông tin, quản trị doanh nghiệp và sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu. Các mức xử phạt dao động từ vài chục triệu đến hơn 1 tỷ đồng, phản ánh mức độ nghiêm trọng của từng hành vi vi phạm.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 18/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 119/2020/TT-BTC quy định hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán, Thông tư số 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 68/2024/TT-BTC.
Theo Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 30/4/2025 là 128.512,9 tỷ đồng, đạt 14,32% kế hoạch, đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 132/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (mã chứng khoán REE) do vi phạm về công bố thông tin và vi phạm quy định về giao dịch.
Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland, HoSE: mã chứng khoán NVL) vừa công bố các văn bản liên quan đến tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu của doanh nghiệp.
Sau khi lập kỷ lục, giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt hạ nhiệt. Các chuyên gia cảnh báo vàng có thể còn giảm tiếp, nhưng nền tảng hỗ trợ dài hạn vẫn chưa mất. Trong khi đó, nhu cầu đầu tư vàng tăng cao ở Trung Quốc và việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) liên tục mua ròng vàng đã đẩy chênh lệch cao hơn (premium) của giá vàng bán lẻ ở nước này so với giá thế giới lên mức cao nhất trong hơn 1 năm -
Việt Nam dự báo tăng trưởng GDP 5,8% trong năm 2025, bất ổn thương mại tăng nhưng vẫn có triển vọng lạc quan với ước tính GDP tăng trở lại mức 6,1% năm 2026 và 6,4% năm 2027.
Trung Quốc đang xem xét khả năng tạm thời hoãn áp mức thuế lên tới 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tạo áp lực ngày càng lớn lên nhiều ngành công nghiệp trong nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 812/QĐ-TTg ngày 24/4/2025 về việc thành lập Hội đồng Tư vấn chính sáchgồm 13 Ủy viên. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Tư vấn chính sách là gì?
Ông Bùi Cao Nhật Quân – con trai ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, Mã chứng khoán NVL) vừa báo cáo về việc không bán ra bất cứ cổ phiếu nào trong tổng số 2,92 triệu cổ phiếu NVL đã đăng ký.
Thông tin giúp cổ phiếu nhóm Vingroup bật tăng mạnh mẽ có thể đến từ những tín hiệu tích cực tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của VIC diễn ra trong ngày hôm nay.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?