Diễn biến phiên giao dịch ngày 21/2
Diễn biến phiên giao dịch ngày 21/2

Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/2, VN-Index tăng 6 điểm (+0,4%) lên 1.510,84 điểm. Toàn sàn HOSE có 286 mã tăng và 150 mã giảm, UpCoM-Index tăng 0,94 điểm (+0,84%), lên 113,67 điểm. Sàn HNX có 157 mã tăng và 74 mã giảm, HNX-Index tăng 5,38 điểm (+1,23%), lên 440,99 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 615,8 triệu đơn vị, giá trị 19.463,1 tỷ đồng, tăng 28,6% về khối lượng và 20,34% về giá trị so với phiên cuối tuần trước ngày 18/2. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 54,23 triệu đơn vị, giá trị hơn 1.416 tỷ đồng.

Nhóm VN30 phân hóa với 15 mã tăng và 11 mã giảm. Trong đó, GVR là mã tăng tốt nhất với biên độ 3% và đóng góp tích cực nhất vào chỉ số chung của thị trường vẫn là VIC khi kết phiên tăng 1,7% lên mức 83.600 đồng/CP.

Trái lại, VJC là mã giảm sâu nhất trong nhóm này khi để mất 2% và kết phiên đứng tại mức giá thấp nhất ngày 146.000 đồng/CP; ngoài ra MSN giảm 1,8%, GAS giảm 1%.

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ dù có nhiều mã hạ nhiệt cuối phiên nhưng đây vẫn là điểm nhấn thị trường với hàng loạt mã như LDG, CII, HAR, HHS, DLG… vẫn kết phiên trong sắc tím.

Họ FLC tiếp tục nới rộng biên độ tăng với ROS tăng 6,2% lên mức giá cao nhất ngày 8.800 đồng/CP, AMD tăng 3,1%, HAI tăng 2%, cổ phiếu FLC tăng 3,1% lên mức 13.100 đồng/CP và vẫn giữ vị trí dẫn đầu thanh khoản trên thị trường, đạt hơn 28,74 triệu đơn vị.

Nhóm Louis gồm AGM, BII, TGG, VKC, SMT vẫn giữ vững đà tăng trần và đều trong trạng thái dư mua trần.

Xét về nhóm ngành, nhóm cổ phiếu ngân hàng giao dịch phân hóa với TCB, CTG, VIB, STB, EIB giảm nhẹ, trong khi VCB, BID, ACB, TPB, HDB, OCB, SSB cũng chỉ tăng trên dưới 1%; còn VPB, MBB, SHB, MSB đứng giá tham chiếu.

Nhóm cổ phiếu thép vẫn khá yếu với các mã đầu ngành như HPG, HSG, NKG giảm trên dưới 1%; còn TLH, POM, SMC giằng co nhẹ quanh mốc tham chiếu.

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu chứng khoán được phủ kín bởi sắc xanh ngoại trừ TVS và PHS đứng giá tham chiếu. Trong đó, SSI tăng 1,8%, HCM tăng 1,9%, VND tăng 42%, VCI tăng 3,3%, FTS tăng 6,1%, BSI tăng 1,4%, AGR tăng 3,6%, VIX tăng 2,5%...

Nhóm cổ phiếu dược phẩm vẫn tăng khá tốt với DHG tăng 5,65%; DBT, AMV, DMC đều tăng hơn 3%; JVC tăng 5%, TNH tăng 1,7%...

Nhóm cổ phiếu bất động sản với điểm nhấn vẫn thuộc về top vừa và nhỏ. Bên cạnh CII, HDC, LDG, NBB, NHA, VRC, HAR… tăng kịch trần; HDG tăng hơn 4%; DIG tăng 3,83%; VGC, DXG, SCR, FLC, ROS, KHG, IJC… đều khởi sắc.

Trên sàn HNX, dù có chút hạ nhiệt cuối phiên nhưng với dòng tiền sôi động cùng sự hỗ trợ tích cực của nhóm HNX30, chỉ số HNX-Index vẫn giữ mốc 440 điểm.

Cổ phiếu bất động sản tiếp tục là tâm điểm của thị trường.

Cụ thể, VHM tăng 0,38%, VIC tăng 1,7%, VRE tăng 1,49%, DIG tăng 3,83%, DXG tăng 1,54%. Hàng loạt cổ phiếu khác tăng mạnh như HDG tăng 4,02%, CRE tăng 4,03%, HQC tăng 4,64%, QCG tăng 5,05%, ROS tăng 6,15%, HBC tăng 6,25%; CII, HDC, LDG, NBB, NHA, VRC, VNE, DC4... đều tăng kịch trần. Sắc đỏ hiện lên ở một số ít cổ phiếu như BCM, HPX, LGC.

Trong khi đó, nhóm ngân hàng chưa ghi nhận xu hướng rõ ràng. Sắc xanh hiện lên ở VCB với mức tăng 0,23%, BID tăng 1,23%, ACB tăng 1,62%, TPB tăng 0,25%, HDB tăng 0,34%... thì sắc đỏ hiện lên ở TCB với mức giảm 0,19%, CTG giảm 0,58%, VIB giảm 0,53%, STB giảm 0,45%, EIB giảm 1,81%.

Cổ phiếu chứng khoán giao dịch khá tích cực khi SSI tăng 1,77%, VND tăng 4,16%, VCI tăng 3,31%, HCM tăng 1,85%, FTS tăng 6,1%...

Ở nhóm sản xuất, HPG giảm 0,85%, MSN giảm 1,84% nhưng VNM tăng 0,5%, GVR tăng 2,98%, SAB tăng 0,12%... Sắc xanh và đỏ nhìn chung đan xen và khá cân bằng.

Tiêu cực hơn là cổ phiếu hàng không, bán lẻ và năng lượng: VJC và HVN giảm lần lượt 2,01% và 1,83%; MWG và PNJ lần lượt mất đi 0,07% và 0,47% giá trị; GAS giảm 1,03%, PGV giảm 1,28%, POW giảm 0,81%. Riêng PLX tăng nhẹ 0,17%.

Toàn sàn HoSE có 286 mã tăng giá, 62 mã đứng giá tham chiếu và 150 mã giảm giá. Thanh khoản khớp lệnh ở mức trung bình, đạt 22.004 tỷ đồng.

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều tăng, với VN30F2203 đáo hạn gần nhất ngày 17/3/2022 tăng 5 điểm (+0,3%) lên 1.530 điểm, khớp gần 103.300 đơn vị, khối lượng mở hơn 19.510 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, giao dịch khá phân hóa, trong đó, CFPT2110 dẫn đầu thanh khoản với 182.000 đơn vị khớp lệnh, kết phiên đứng tại mốc tham chiếu 40 đồng/CQ.

Tiếp theo là CVPB2108 khớp 174.170 đơn vị và kết phiên đứng giá tham chiếu 700 đồng/CQ.