Diễn biến phiên giao dịch ngày 18/1.
Diễn biến phiên giao dịch ngày 18/1.

Mặc cho nhóm ngân hàng cày kéo, thị trường vẫn rực sắc đỏ. Kết thúc phiên giao dịch ngày 18/1/2022, chỉ số VN-Index giảm 13,9 điểm (-0,96%) xuống 1.438,94 điểm. Toàn sàn có 135 mã tăng, 339 mã giảm (90 mã giảm sàn) và 35 mã đứng giá.

Chỉ số HNX-Index giảm 24,13 điểm (-5,42%) xuống 421,21 điểm. Toàn sàn có 48 mã tăng, 197 mã giảm (59 mã giảm sàn) và 35 mã đứng giá. UPCOM-Index giảm 1,89 điểm (-1,73%) xuống 107,47 điểm. Số mã giảm sàn ở sàn UPCoM là khiêm tốn nhất với 27 mã.

Thanh khoản toàn thị trường ở mức trung bình với giá trị giao dịch 3 sàn chỉ đạt gần 27.000 tỷ đồng. Giao dịch khối ngoại là điểm sáng khi họ mua ròng gần 900 tỷ đồng trên sàn HOSE, lực mua tập trung vào các cổ phiếu như STB, SSI, VCB, VNM, DPM…

Cổ phiếu bất động sản đang trở thành tâm điểm nóng của thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư thi nhau xả hàng khiến các cổ phiếu bất động sản HQC, GEX, DIG, DLG, LCG, SCR, SAM, CKG, TDC, CTI... rớt giá hết biên độ.

Nổi lên trong số đó vẫn là cổ phiếu FLC liên tục rớt hết biên độ cho phép của thị trường chứng khoán là 7%. Ngày hôm nay (18-1) sau khi Ủy ban chứng khoán Nhà nước công bố quyết định phạt tỉ phú Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC số tiền là 1,5 tỉ đồng, đồng thời cấm giao dịch chứng khoán trong vòng 5 tháng, thì cổ phiếu FLC rớt chỉ còn 13.950 đồng.

Sức ảnh hưởng tiêu cực của các cổ phiếu bất động sản đã lan sang các ngành nghề khác. Chẳng hạn, các họ cổ phiếu chứng khoán hay tai chính ngân hàng cũng mất từ 5-6% giá trị.

Theo một chuyên gia, thị trường chứng khoán đỏ lửa vì sự ảnh hưởng các cổ phiếu bất động sản. Do thị trường có nhiều F0 (lần đầu chơi chứng khoán) nên bị ảnh hưởng tâm lý khi nhìn thấy cổ phiếu giảm điểm quá mạnh cũng đã xả hàng để cắt lỗ.

Quá nhiều người bán trong khi ít người mua khiến giá cổ phiếu lao dốc, ảnh hưởng chung đến toàn bộ thị trường chứng khoán.

Ngoài ra, nhiều cổ phiếu vì vay margin đang bị bán giải chấp do giá cổ phiếu giảm mạnh cũng đóng góp vào sự sập sàn của thị trường chứng khoán.

Phiên chiều diễn ra với áp lực bán khá mạnh trên nhiều nhóm cổ phiếu. Các cổ phiếu bất động sản, xây dựng tiếp tục là tâm điểm với hàng loạt mã bị bán sàn như CEO, CII, DIG, DXG, FCN, HDC, NBB, QCG…

Các cổ phiếu "họ” FLC cũng chung cảnh ngộ với FLC, ROS, HAI, KLF, AMD, ART giảm sàn "trắng bên mua" dư bán sàn hàng chục triệu cổ phiếu.

Nhóm thép cũng không khá hơn là bao khi HPG, NKG, HSG đều giảm tương đối, các mã khác như VGS, TLH, POM, cũng đều giảm sàn. Tương tự, nhóm chứng khoán AGR, APS, BSI, CTS, ART, WSS, VND, VCI…cũng giảm sàn trong phiên hôm nay.

Ngược lại, cổ phiếu nhóm ngân hàng diễn biến tích cực hơn với ACB, BID, MBB, STB, VCB, HDB, TCB, VPB tăng điểm trong phiên hôm nay.

Áp lực bán sàn lớn trong khi lực cầu yếu khiến thanh khoản thị trường mất hút. Tổng giá trị khớp lệnh giảm 29% so với hôm qua xuống mức 24.642 tỷ đồng, trong đó giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 28% còn 21.055 tỷ đồng.

Điểm tích cực nhất trong hôm nay chính là giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể khối ngoại đẩy mạnh mua ròng gần 900 tỷ đồng ở sàn HoSE, tập trung mua mạnh các mã STB, SSI và VCB.

Bên cạnh đó, một số cổ phiếu dầu khí GAS, PVS, PVD, PVB, PXS…cũng tăng điểm giúp thị trường bớt phần ảm đạm. Bộ đôi phân đám DCM, DPM cũng tăng trần sau chuỗi ngày giảm sâu gần đây.

Với nhóm Bluechips, sau chuỗi ngày giảm liên tiếp không thu hút được dòng tiền, nhiều mã đã hồi phục tốt trong phiên hôm nay như MSN, VNM, SAB, HVN, VJC, GAS…