Hầu hết các nhóm ngành đều chịu áp lực giảm như ngân hàng, bất động sản, dầu khí, bán lẻ, thép...VN-Index giảm 10,27 điểm (tương đương 0,97%), xuống 1.051,58 điểm.
Thị trường chứng khoán ngày 17/10:
Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/10, VN-Index giảm 10,27 điểm (tương đương 0,97%), xuống 1.051,58 điểm. HNX-Index giảm 1,43 điểm (0,63%) còn 226,46 điểm. UPCoM-Index giảm 0,15 điểm (0,19%) xuống 80,01 điểm. Thanh khoản vẫn ở mức thấp với tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn đạt khoảng hơn 10.000 tỷ đồng.
Sàn HoSE có 291 mã giảm, 165 mã tăng và 61 mã đứng giá. Trong rổ VN30 có 18 mã giảm, 8 mã tăng và 4 mã đứng giá. Trong nhóm bất động sản, cổ phiếu NVL giảm 1,32%, BCM giảm 1,18%...còn PDR tăng 1,33%, HDG tăng 1,55%, VCG tăng kịch trần. Cổ phiếu ngân hàng cũng phân hóa khi VCB giảm 2,64%, TCB giảm 2,33%...trong khi STB tăng 2,83%, SHB tăng 4,55%, LPB tăng 1,85%.
Nhóm cổ phiếu dầu khí với mức tăng rất thuyết phục. Dẫn đầu toàn nhóm là PVD (+6.97%) khi cổ phiếu này kết thúc phiên với mức giá trần. Theo sau đó còn có một số cái tên khác cũng tăng mạnh mẽ trong phiên hôm nay như PVC (+4.97%), PVS (+3.43%) hay PVT (+2.12%).
Nhớm cổ phiếu chứng khoán góp phần nâng đỡ chỉ số của thị trường. Trong đó, VIX (+4.93%) là cái tên gây ấn tượng mạnh với mức tăng tốt nhất toàn nhóm. Ngoài ra còn một vài cổ phiếu đáng chú ý khác như HCM (+3.21%) hay VCI (+3.08%) cũng đều tăng khá tốt trong phiên hôm nay.
Nhóm cổ phiếu năng lượng, phân bón hay xây dựng cũng có mức tăng tương đối chất lượng từ 2-4%, góp phần không nhỏ vào đà hồi phục của thị trường ở cuối phiên.
Trái chiều ở nhóm bất động sản có mức giảm điểm lớn nhất ngày hôm nay. Trong đó, DXG (-4.24) và DIG (-4.11%) là hai cổ phiếu đáng chú ý nhất với mức giảm mạnh nhất toàn nhóm. Các cổ phiếu khác cũng có giảm điểm ở mức tương đối từ 2-3%.
Ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, nhiều mã cũng hồi phục sắc xanh, đáng chú ý là SHB tăng 4,55% lên mức 11.500 đồng/CP, STB tăng 2,8% lên 18.150 đồng/CP, LPB tăng 1,85% lên 11.000 đồng/CP, cùng ACB, EIB, OCB tăng trên dưới 0,5%, tuy nhiên dòng bank vẫn ghi nhận phiên quay đầu giảm bởi những mã có vốn hóa lớn hơn chưa thoát khỏi xu hướng giảm.
Nhóm nông nghiệp, chăn nuôi thịt lợn với tâm điểm là hai cổ phiếu thuộc tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Trong khi HAG (-5.87%) gần như đã phải nằm sàn trong phiên hôm nay thì HNG (-2.30%) cũng có mức giảm tương đối lớn.
Thống kê trong rổ VN30 chiều nay có tới 26 cổ phiếu tăng giá so với thời điểm chốt phiên sáng, chỉ VIC và VHM là tụt sâu hơn. Cả hai trụ này bất ngờ bị bán rất lớn trong đợt ATC: VHM bị xả 445.000 cổ khiến giá tụt giảm 4,62% so với tham chiếu, trong đó riêng đợt ATC giảm 0,9%. VIC bị xả 201.900 cổ, chốt phiên giảm 6,2% và riêng ATC giảm 3,5%.
Tuy VIC và VHM tụt giá đáng kể ở đợt giao dịch cuối cùng, nhưng VN-Index không bị ảnh hưởng gì. Điều đó nghĩa là các blue-chips khác phải tăng giá để cân bằng lại. Mặc dù nhóm blue-chips VN30 chỉ có 8 mã tăng so với tham chiếu, nhưng 28 cổ phiếu (trừ VIC, VHM) đều bật tăng rất ấn tượng so với giá thấp nhất ngày. Ví dụ VPB, VRE, TPB tăng từ 4%-6% so với đáy dù giá kết phiên vẫn đỏ. Cả chục cổ phiếu khác trong rổ tăng 2%-3% so với đáy.
Mặt bằng giá cổ phiếu được nâng cao hơn trong phiên chiều cho thấy có sự thay đổi trong chiến lược mua. Nhà đầu tư đã nâng giá dần lên, điều này tạo thanh khoản tốt hơn. Hai sàn khớp 4.689 tỷ đồng, tăng 14% so với buổi sáng. Nhóm Midcap phục hồi ấn tượng, chỉ số đại diện đảo chiều thành tăng 0,62% so với tham chiếu trong khi cuối phiên sáng còn giảm 1,72%.
Dù tổng thể hôm nay dòng tiền không mạnh, giao dịch khớp lệnh ở HoSE chỉ hơn 8 ngàn tỷ đồng, thậm chí tính cả thỏa thuận cũng chưa tới 10 ngàn tỷ đồng, nhưng thị trường vẫn có sự ủng hộ từ phía người bán. Với đà giảm cực mạnh buổi sáng, chiều nay lượng hàng có lãi về cũng không bán tháo. Đây là điều kiện để dòng tiền khởi động một nhịp hồi.
Nhà đầu tư nước ngoài cũng ủng hộ xu hướng này bằng mức giải ngân gần 525 tỷ đồng trong phiên chiều, bán ra chỉ 341 tỷ đồng. Mức mua ròng tính chung cả ngày đạt 235,8 tỷ ở HoSE, 53,8 tỷ trên HNX và khoảng 6 tỷ ở UpCOM. Loạt cổ phiếu được mua ròng tốt là VNM, SSI, HPG, SHB, GAS, CTG, MSN, VCB...
Trên thị trường phái sinh, có 3 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều đảo chiều giảm và 1 hợp đồng tăng. Trong đó, VN30F2210 tăng 2 điểm, tương đương +0,2% lên 1.050 điểm, khớp lệnh lớn nhất, đạt hơn 308.080 đơn vị, khối lượng mở gần 37.840 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ cũng chiếm áp đảo, trong đó thanh khoản tốt nhất là CVNM2205 khớp 3,52 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 50% xuống mức giá sàn 10 đồng/CQ.
Theo Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS), VN-Index có được những phiên phục hồi vào cuối tuần giúp chỉ số chung quay lại khu vực 1.060. Trong trường hợp lực cầu vẫn được duy trì tốt, VN-Index sẽ tiếp tục hướng lên khu vực 1.100 trước khi có sự rung lắc tiếp theo.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, các chuyên gia của VCBS cho rằng nhà đầu tư vẫn giữ tâm lý thận trọng, hạn chế mua đuổi cổ phiếu với tỉ trọng lớn trên 30% đối với vị thế mua mới.
"Đối với những nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu từ giai đoạn trước nên tận dụng tốt những nhịp phục hồi của thị trường để chủ động cơ cấu, bán giảm những mã cổ phiếu có diễn biến yếu hơn thị trường chung", chuyên gia của VCBS thông tin.
"Sau 5 tuần liên tiếp giảm, áp lực đòn bẩy đã giảm rất đáng kể và nhiều cổ phiếu không thể giảm sâu thêm. Với những nhà đầu tư theo trường phái trading, cần tuân thủ tuyệt đối kỷ luật cắt lỗ. Với đầu tư dài hạn, cần chọn điểm mua thích hợp những cổ phiếu có kết quả và triển vọng kinh doanh tốt", chuyên gia MBS khuyến nghị.
Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM sẽ thực hiện thủ tục hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu ITA của Công ty CP Đầu tư và công nghiệp Tân Tạo, theo quy định tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP và căn cứ ý kiến của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
VN-Index tăng phiên thứ 2 liên tiếp lên mốc 1.242 điểm dòng tiền tích cực hơn. Đóng góp nhiều nhất vào chỉ số VN-Index là nhóm ngân hàng khi có tới 5 mã nằm trong top 10 mã đóng góp nhiều nhất vào chỉ số.
Năm 2025, Chính phủ tăng cường đầu tư công, đặt ra yêu cầu cao về giải ngân và huy động vốn của KBNN. Khối lượng vốn huy động dự kiến lên đến 500.000 tỷ đồng, đòi hỏi sự nỗ lực lớn.
Tại phiên giao dịch ngày 13/1, khối ngoại bán ròng khoảng 78 tỷ đồng trên toàn thị trường. Tuy nhiên, dòng tiền tập trung kéo cổ phiếu vốn hóa lớn như tài chính - ngân hàng giúp VN-Index nhanh chóng thu hẹp mức độ thiệt hại và đảo chiều tăng.
Hiện giá cổ phiếu NVL ở mức 9.490 đồng/cổ phiếu, mức giá mới thấp nhất mà cổ phiếu này ghi nhận trong lịch sử niêm yết. Vốn hóa thị trường của Novaland hiện rơi xuống mức 18.508 tỷ đồng.
HoSE cho biết việc bổ sung tiêu chí tài chính về lợi nhuận sau thuế dương giúp nâng cao chất lượng của các cổ phiếu được sàng lọc vào rổ VN30, khẳng định các công ty trong rổ chỉ số này đều là các doanh nghiệp có nền tảng phát triển tốt.
Năm 2024, doanh nghiệp sơ cấp Việt Nam ghi nhận tổng giá trị phát hành trái phiếu đạt tới 443.000 tỷ đồng. Giá trị phát hành mới trong năm 2024 bật tăng mạnh sau 2 năm suy giảm (năm 2022 là 270.000 tỷ đồng và năm 2023 là 311.200 tỷ đồng).
Giá vàng hôm nay tăng mạnh tại thị trường trong nước, cả vàng miếng SJC và nhẫn trơn đều cán mốc 86 triệu đồng/lượng (bán ra), đồng loạt tăng 500.000 đồng/lượng.
Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) cho biết hiện có 4 nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) kinh doanh thương mại điện tử dựa trên nền tảng số tại Việt Nam nhưng chưa thực hiện quy định về đăng ký thuế thông qua Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, đã chấp thuận đưa cổ phiếu KTT của CTCP Tập đoàn Đầu tư KTT và cổ phiếu TKG của CTCP Sản xuất và Thương mại Tùng Khánh giao dịch trở lại trên UPCoM kể từ ngày 13/01, sau khi bị hủy niêm yết trên HNX vào cuối tháng 12/2024.
Mở cửa phiên giao dịch sáng nay ngày 8/1 tiếp tục tăng thêm 200.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều, hiện niêm yết lần lượt ở mức 84,0 – 85,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Tính đến ngày 31/12/2024, tín dụng nền kinh tế tăng khoảng 15,08 % so với cuối năm 2023, tương đương với 2,1 triệu tỷ đồng đã được bơm vào nền kinh tế.
Giá vàng những ngày đầu naem 2025 liên tục biến động theo xu hướng giảm. Theo ghi nhận, sáng ngày 7/1, giá vàng SJC rơi xuống mốc 85 triệu đồng, giảm nửa triệu đồng.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, việc sắp xếp các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước phải trên tinh thần ''đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết'', để vốn Nhà nước được quản lý tốt nhất và phát triển tốt nhất, phục vụ cho phát triển đất nước thời kỳ mới.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?