Thị trường bắt đầu tiến vào cùng đỉnh lịch sử, với ngưỡng cản đầu tiên ở 1400 điểm. VN-Index đã chớm lên 1.400,67 điểm và va chạm vào ngưỡng cản này tới 3 lần trong phiên sáng, nhưng cuối cùng vẫn không thành công.

Càng về cuối phiên chiều ngày 13/10, áp lực bán giá cao gia tăng khiến VN-Index không thể trụ vững trên mốc tham chiếu. Trong khi đó, HNX-Index duy trì sắc xanh trong toàn bộ thời gian giao dịch, đóng cửa tăng 0,97% lên 379,34 điểm.

VN-Index suy yếu đáng kể vào phiên chiều.
VN-Index suy yếu đáng kể vào phiên chiều.

Tại sàn HOSE, rổ VN30 ghi nhận số mã giảm áp đảo với 19 cổ phiếu, trong khi chỉ có 8 mã tăng và 3 mã giữ giá không đổi.

Chỉ số VN30 ngụp lặn trong sắc đỏ của phần lớn thời gian giao dịch phiên chiều, đóng cửa mất hơn 4 điểm khi nhiều cổ phiếu đảo chiều như HPG, VNM, TCB, SSI, MBB. Ngay cả VCB cũng không còn tăng điểm mà lùi về tham chiếu.

Những áp lực này khiến chỉ số VN-Index chấm dứt chuỗi tăng điểm 7 phiên trước đó, đóng cửa giảm 2.89 điểm, hay 0.21%, dừng tại 1,391.91 điểm.

Khối lượng giao dịch sàn HOSE đạt 645 triệu cổ phiếu, tương ứng 18,788 tỷ đồng, giảm đáng kể so với 2 phiên trước. Nếu so với mức trung bình từ đầu tháng 10 thì thanh khoản hôm nay giảm xấp xỉ 10%.

HNX-Index tăng 3,66 điểm điểm (0,97%) lên 379,34 điểm. Toàn sàn có 110 mã tăng (15 mã trần), 74 mã tham chiếu, 100 mã giảm (2 mã sàn)

UPCOM-Index giảm 0,03 điểm (0,03%) xuống 98,78 điểm. Toàn sàn có 167 mã tăng (18 mã trần), 71 mã tham chiếu, 122 mã giảm (6 mã sàn)

Nhóm cổ phiếu ngân hàng phân hóa, trong đó SSB tăng mạnh 3,2%. Sắc xanh cũng hiện lên ở VPB, VIB, HDB, LPB nhưng mức tăng chỉ dưới 1%. Trong khi đó, VCB và ACB đứng giá tham chiếu, các cổ phiếu còn lại giảm điểm, tuy nhiên mức giảm đa phần dưới 1%.

Cổ phiếu chứng khoán cũng giao dịch tương đối tiêu cực khi SSI giảm 0,97%, VND giảm 1,16%, VCI giảm 0,81%, HCM giảm 1,56%, FTS giảm 0,81%...

Trái lại, cổ phiếu bất động sản lại giao dịch tích cực. Ngoại trừ 3 "ông lớn" là VHM, NVL và VRE giảm lần lượt 1,11%, 0,39% và 1,3%, đa phần các cổ phiếu còn lại đều tăng điểm, trong đó nổi bật có thể kể đến: ITA tăng 2,26%, PDR tăng 2,37%, HDG tăng 2,55%, HDC tăng 3,2%, BCM tăng 4,03%, LGC tăng 5,78%, DPG tăng 5,79%, LDG tăng kịch trần...

Ở nhóm sản xuất, các cổ phiếu vốn hóa lớn ghi nhận màn trình diễn khá bi đát khi HPG giảm 0,35%, VNM giảm 0,33%, MSN giảm 1,65%, SAB giảm 1,23%... Số còn lại tăng, giảm đan xen, trong đó nổi bật nhất là DCM với mức tăng kịch trần.

Cổ phiếu năng lượng giao dịch kém khả quan khi GAS, POW và PLX tăng lần lượt 0,89%, 1,57% và 2,18%. Trái ngược, cổ phiếu bán lẻ tăng tốt khi MWG và PNJ lần lượt có thêm 1,36% và 1%.

Phân hóa xảy ra ở nhóm hàng không khi VJC tăng 1,06% còn HVN giảm 0,94%.

Toàn sàn HoSE có 195 mã tăng giá, 60 mã đứng giá tham chiếu và 208 mã giảm giá. Thanh khoản khớp lệnh ở mức khá thấp, chỉ 17.504 tỷ đồng.

Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) cho rằng, thị trường có thể sẽ duy trì đà tăng trong phiên kế tiếp và chỉ số VN30 có thể sẽ kiểm định lại ngưỡng kháng cự ngắn hạn 1.512,27 điểm. Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho nên YSVN đánh giá nhịp điều chỉnh có thể sẽ nhanh chóng kết thúc. Ngoài ra, dòng tiền ngắn hạn được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng và lan tỏa đều giữa các nhóm cổ phiếu.

“Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục gia tăng tỷ trọng cổ phiếu tại các nhịp điều chỉnh”, chuyên gia YSVN khuyến nghị.

Lạc quan về xu hướng thị trường, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, sau khi có phiên tăng mạnh nhất, thị trường chứng khoán đã có ngày điều chỉnh nhẹ nhàng, dòng tiền đang tích cực chảy vào thị trường thông qua thanh khoản vẫn duy trì tín hiệu tốt. Xu hướng tích cực của thị trường vẫn chưa thay đổi nên các nhà đầu tư vẫn an tâm nắm giữ những cổ phiếu đang trên xu hướng tốt, cũng như có những lựa chọn giải ngân mới nếu có tín hiệu lạc quan từ cổ phiếu trong nhóm theo dõi của mình