Tại hội thảo do Bộ TT&TT tổ chức ngày 29/10, thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết tình hình dịch tại các địa phương hiện nay cơ bản được kiểm soát. Tính đến hôm nay (29/10), Việt Nam đã tiếp cận được hơn 107 triệu liều vaccine phòng COVID-19, đã tiêm được hơn 78 triệu liều. Gần 40% người dân trên 18 tuổi đã tiêm đủ 2 liều vaccine.

Việc triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 tại nước ta dựa trên cơ sở hướng dẫn chuyên môn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), của các đơn vị sản xuất vaccine đối với từng loại vaccine khác nhau. Giai đoạn đầu, chúng ta triển khai tiêm vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên, trong đó ưu tiên đối tượng từ 50 tuổi trở lên vì đây là đối tượng có nhiều bệnh nền đi kèm, nếu mắc thì tình trạng bệnh sẽ nặng hơn các đối tượng khác.

Tính đến 29/10, Việt Nam đã tiếp cận được hơn 107 triệu liều vaccine phòng COVID-19, đã tiêm được hơn 78 triệu liều. Gần 40% người dân trên 18 tuổi đã tiêm đủ 2 liều vaccine.
Tính đến 29/10, Việt Nam đã tiếp cận được hơn 107 triệu liều vaccine phòng COVID-19, đã tiêm được hơn 78 triệu liều. Gần 40% người dân trên 18 tuổi đã tiêm đủ 2 liều vaccine.

Sau thời gian tổ chức tiêm, theo hướng dẫn của các nhà sản xuất vaccine khác nhau và Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế, đến nay cần phải mở rộng đối tượng tiêm để bao phủ độ tuổi tiêm vaccine phòng bệnh trên cả nước. Trước mắt, sẽ tiêm cho trẻ 16-17 tuổi và ưu tiên khu vực có nguy cơ cao.

Hiện nay, Việt Nam có 2 loại vaccine đã cấp phép, có thể tiêm cho trẻ là Pfizer và Moderna.

"Bộ Y tế đề nghị các địa phương xây dựng kế hoạch và danh sách trẻ trong đối tượng tiêm. Từ đó, Bộ có cơ sở tiếp cận số liệu và phân bổ vaccine một cách hợp lý cho địa phương, để tiêm cho trẻ em", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nêu rõ.

Liên quan thông tin học sinh phải tiêm vaccine mới được đi học, đại diện Bộ Y tế cho biết các khu vực xanh, học sinh vẫn đi học bình thường, việc học trực tiếp hay trực tuyến sẽ do địa phương quyết định phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Vaccine Moderna (còn có tên khác là Skipevax hay mRNA-1273) là loại vaccine phòng Covid-19 được sản xuất theo công nghệ mới sử dụng vật chất di truyền RNA cho hiệu quả phòng bệnh lên tới 94.1%, hiện vaccine Moderna được FDA và EUA công nhận.

Đây là tín hiệu hứa hẹn cho việc đẩy nhanh tiến độ đưa vaccine Moderna vào sử dụng rộng rãi trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện ở tất cả các Châu lục. Vào lúc Covid-19 chưa lan ra khắp thế giới, Giám đốc đầu điều hành của Công ty công nghệ sinh học Moderna là Stéphane Bancel đã cảm nhận “đại dịch” sẽ hoành hành trên thế giới. Nên ngay khi có những thông tin di truyền của virus, Moderna đã bắt tay ngay vào việc nghiên cứu và sản xuất vaccine Moderna.

Trong vòng chưa đầy một năm, Stéphane Bancel đã đưa Moderna lên vị trí hàng đầu trong cuộc đua vaccine phòng Covid-19. Moderna và Pfizer là hai đơn vị đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ mới ARN thông tin để phát triển vaccine.

Ngày 6/1/2021, Cơ quan Dược phẩm Liên minh châu Âu (EMA) phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine Covid-19 do hãng dược Moderna điều chế đối với 27 quốc gia trong khối EU. Như vậy, các nước thuộc Liên minh châu Âu sẽ có loại vaccine thứ 2, sau vaccine Pfizer trong bối cảnh tỷ lệ lây nhiễm của châu Âu đang tăng mạnh, tốc độ tiêm chủng vẫn còn hạn chế.

Ngày 29/06/2021, Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine Moderna cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống Covid-19 dựa trên các dữ liệu về an toàn, chất lượng và hiệu quả được cung cấp. Đây là loại vaccine phòng Covid-19 thứ 5 tại Việt Nam được phê duyệt, sau AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer và Sinopharm.