Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động vừa công bố kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm 2023. Theo đó, doanh thu quý 1/2023 đạt 26.990 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, công ty đã hoàn thành 20% kế hoạch doanh thu năm.
Nếu so với quý liền trước là quý 4/2022, doanh thu Thế Giới Di Động giảm 11,8% và là quý tăng trưởng âm thứ tư liên tiếp.
Tính riêng tháng 3, doanh thu công ty là 7.980 tỷ đồng, thấp nhất kể từ tháng 8/2021 (là tháng mà 70% cửa hàng điện thoại, điện máy phải đóng cửa hoặc kinh doanh hạn chế để đảm bảo yêu cầu chống dịch Covid-19).
Nếu không tính tới tháng 8/2021, doanh thu của Thế Giới Di Động hiện nay đã xuống tương đương với thời tháng 3/2019. Lúc bấy giờ, công ty có 1.023 cửa hàng điện thoại, 774 cửa hàng điện máy và mới có 469 cửa hàng bách hóa.
Giờ đây các con số này lần lượt là 1.188 cửa hàng điện thoại (bao gồm 100 cửa hàng Topzone), 2.291 cửa hàng điện máy và 1.710 cửa hàng bách hóa. Ngoài ra Thế Giới Di Động còn có 510 nhà thuốc An Khang, 64 cửa hàng AVAKids.
Tổng cộng số cửa hàng hiện nay của Thế Giới Di Động là 5.563 trong khi cách đây tròn 4 năm là 2.266.
Tuy nhiên, cũng như ở kỳ báo cáo tháng trước, kỳ báo cáo này, MWG tiếp tục không công bố lợi nhuận trong 3 tháng đầu năm 2023. Điều này chỉ mới bắt đầu diễn ra từ đầu năm 2023, còn trong các kỳ báo cáo tháng những năm trước, công ty luôn công bố cả doanh thu và lợi nhuận hàng tháng.
Theo báo cáo của MWG, trong cơ cấu doanh thu 3 tháng đầu năm, tổng doanh thu lũy kế 2 chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh giảm 34% từ nền cơ sở rất cao của quý 1/2022. Doanh thu của hầu hết sản phẩm điện thoại và điện máy giảm từ 25% đến 35% so với cùng kỳ, ngoại trừ máy tính bảng, máy tính xách tay giảm mạnh khoảng 40-50%.
Các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số từ kinh doanh online của 2 chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh. Do đó, doanh thu online cũng sụt giảm 40% so với cùng kỳ.
Công ty cho biết, tháng 4 bắt đầu vào mùa nắng nóng là đợt bán hàng cao điểm đối với sản phẩm điện lạnh, dự kiến doanh số máy lạnh trong tháng 4 năm nay có thể tăng khoảng 20-30% so với cùng kỳ.
Doanh thu tháng 3 của Thế giới di động không đạt nổi 8.000 tỷ đồng, quay về thời cách đây 4 năm dù đã mở thêm hàng ngàn cửa hàng. Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, với kết quả từ 5 shop điện máy EraBlue đầu tiên (4,5-5 tỷ đồng/cửa hàng/tháng duy trì ổn định từ tháng 12/2022 đến nay), trong tháng 4, ban lãnh đạo MWG đã có chuyến làm việc thực địa cùng đối tác liên doanh và gặp gỡ 62 nhà cung cấp hàng đầu trong lĩnh vực viễn thông và điện tử tiêu dùng tại Indonesia. Hiện, EraBlue đang từng bước hoàn thiện mô hình kinh doanh và sẽ bắt đầu mở rộng một cách thận trọng từ nửa cuối 2023.
Đối với chuỗi Bách Hóa Xanh, doanh thu lũy kế trong quý 1/2023 tăng 5% mặc dù chuỗi đã giảm 20% về số điểm bán so với quý 1/2022. Riêng kênh online tăng trưởng 19%.
Theo ngành hàng, thực phẩm tươi sống vẫn được đánh giá là động lực chính của Bách Hóa Xanh, tăng trưởng 40% so với cùng kỳ.
Doanh thu bình quân tháng 3 của Bách Hóa Xanh đạt hơn 1,3 tỷ đồng/cửa hàng và dự kiến sẽ tiếp tục cải thiện trong tháng 4. Số lượng hóa đơn và sản lượng tiêu thụ đang duy trì ổn định trong khi giá trị hóa đơn chỉ bằng khoảng 85% so với cùng kỳ do khách hàng có tâm lý thắt chặt chi tiêu.
Tính đến hết tháng 3, Thế Giới Di Động đang có tổng cộng 1.188 cửa hàng, bao gồm 100 cửa hàng Topzone; Điện Máy Xanh có tổng 2.291 cửa hàng, bao gồm 1.035 cửa hàng Điện máy Xanh supermini; Bách Hóa Xanh có tổng cộng 1.710 cửa hàng đang hoạt động; An Khang đang có tổng cộng 510 nhà thuốc đang hoạt động và AVA KIDs có 64 cửa hàng.
Đáng chú ý, quỹ Arisaig Asia Fund Limited vừa bán ra 2.397.200 cổ phiếu MWG để giảm sở hữu từ 7,03% về còn 6,87% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 11/4.
Ngoài ra, ngày 3/4, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital vừa bán ra 979.600 cổ phiếu MWG để giảm sở hữu từ 8,01% về còn 7,94% vốn điều lệ. Trong đó, quỹ Amersham Industries Limited bán ra 1 triệu cổ phiếu và quỹ Hanoi Investments Holdings Limited mua vào 20.400 cổ phiếu.
Bối cảnh khối ngoại liên tục bán ra cổ phiếu MWG khi cổ phiếu này liên tục giảm sâu và đi ngang, chưa có dấu hiệu hồi phục. Cụ thể, từ ngày 16/6/2022 đến ngày 18/4/2023, cổ phiếu MWG giảm 49,4% từ 79.000 đồng về 39.950 đồng/cổ phiếu.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/4, cổ phiếu MWG giảm 1.100 đồng về 39.300 đồng/cổ phiếu.
Sáng 18/4, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank – mã: ABB) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 (AGM năm 2025) với tất cả tờ trình được thông qua. Đáng chú ý ở AGM năm 2025 là những trao đổi góp ý giữa Ban lãnh đạo ngân hàng và các cổ đông. Đặc biệt, ông Vũ Văn Tiền – Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng đã có phần chia sẻ kéo dài hơn 10 phút về những mặt tồn tại, hạn chế, cũng như định hướng chiến lược của ngân hàng trong thời gian tới.
Theo báo cáo tài chính riêng quý I/2025 vừa được công bố, Công ty cổ phần (CTCP) Chứng khoán SSI báo lãi hơn 1.000 tỷ đồng trong quý đầu năm, giữ vững vị thế top 2 môi giới.
Tổng sở hữu của cả ba cổ đông lớn của PGBank giảm từ 40% về còn 33,6%. Tổng nợ xấu tính đến 31/03/2025 của PGBank tăng 16% lên 1,229 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng mạnh nhất 48%. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ vay tăng từ 2.57% đầu năm lên 2.71%.
Vinacomin sẽ bán đấu giá 52.255 cổ phần phổ thông của Vicosa, chiếm tỷ lệ 20,9% vốn điều lệ. Đây là toàn bộ số cổ phần thuộc sở hữu của TKV tại CTCP Đại lý hàng hải - Vinacomin.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hà Nội vừa công bố danh sách 33.330 đơn vị chậm đóng bảo hiểm của người lao động từ 1 tháng trở lên, số liệu nợ được tính đến hết ngày 31/3/2025 theo C12-TS lấy ngày 10/4/2025.
Nhóm quỹ thuộc Dragon Capital đã mua vào 1,8 triệu cổ phiếu DXG trong phiên 11/04/2025, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu từ 11,92% lên 12,13%, tương đương gần 106 triệu cổ phiếu.
Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã PDR – HOSE) đã phát hành 34.095.000 cổ phiếu với mức giá 20.000 đồng/cổ phiếu nhằm hoán đổi nợ, nằm trong lộ trình tái cấu trúc tài chính và mở rộng quan hệ hợp tác chiến lược với khối nhà đầu tư nước ngoài.
Novaland vừa mới bổ sung thêm tờ trình phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) năm 2025 vào tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm nay.
Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã chứng khoán DIG : HoSE) đã hoàn tất thủ tục giải thể chi nhánh DIC Vĩnh Phúc, có trụ sở đặt tại Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên, phường Khai Quang, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Sun Life Việt Nam vừa công bố báo cáo tài chính năm 2024, ghi nhận doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 3.294 tỷ đồng, giảm 19,78% so với năm trước. Trong bối cảnh doanh thu sụt giảm mạnh, công ty tiếp tục lỗ 873 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên 6.364 tỷ đồng.
CTCP Chứng khoán MB (HNX: MBS) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2025. Theo giải trình, Công ty cho biết lợi nhuận tăng đến từ mức tăng doanh thu của mảng cho vay, ứng trước và thu nhập từ các khoản đầu tư nắm giữ tới ngày đáo hạn. Mặt khác, tổng chi phí giảm so với cùng kỳ.
Ngày 15/4, Hermès đã vượt qua LVMH để trở thành công ty xa xỉ có giá trị vốn hóa lớn nhất châu Âu, sau khi nhà đầu tư “quay lưng” với LVMH do kết quả kinh doanh quý I/2025 gây thất vọng.
Lợi nhuận trước thuế (LNTT) quý I/2025 của Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) ghi nhận 1.310 tỷ đồng, tăng trưởng 40% so với quý 4/2024 và 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (HNX: mã chứng khoán SHS) vừa thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để nhận 20% cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu là ngày 25/4.
Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã VNM) vừa bổ sung tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 dự kiến diễn ra vào ngày 25/4 tới đây, trong đó có danh sách 2 ứng viên cho vị trí thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2022 - 2026.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?