Trong báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2023, Techcombank cho biết khoản lãi từ việc bán tòa nhà hội sở cũ Techcombank Tower tại 191 Bà Triệu, Lê Đại Hành, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội là 730 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính quý I/2023 của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank – Mã chứng khoán TCB), bên cạnh những biến động tăng/giảm từ các hoạt động kinh doanh trong kỳ, nhà băng này cũng đã ghi nhận khoản thu nhập lớn từ việc bán bất động sản đầu tư, được hạch toán vào thu nhập từ hoạt động khác.
Kết thúc quý 1/2023, tổng thu nhập hoạt động của Techcombank đạt 9.299,9 tỉ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 6.526,8 tỉ đồng, giảm 19,5%; lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 1.944,1 tỉ đồng, tăng 15,2%.
Đáng chú ý, trong quý đầu năm 2023, Techcombank còn ghi nhận khoản lãi từ hoạt động khác lên tới 1.057 tỉ đồng, gấp 2,1 lần so với quý 1/2022, chủ yếu là lãi từ bán bất động sản đầu tư (731 tỉ đồng) và lãi từ các công cụ tài chính phái sinh khác (123,8 tỉ đồng).
Ảnh minh họa
Cụ thể, thu nhập từ bán bất động sản đầu tư của Techcombank đạt 1.775,2 tỉ đồng và chi phí bán bất động sản đầu tư là 1.044,2 tỉ đồng. Trước đó, trong quý 1/2022, ngân hàng không ghi nhận thu, chi từ hoạt động này.
Techcombank cho biết, trong quý 1/2023, ngân hàng đã bán tòa nhà hội sở cũ ở số 191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng để chuyển về trụ sở mới ở số 6 phố Quang Trung, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).
Tòa nhà Techcombank tại số 6 Quang Trung có kết cấu 22 tầng nổi và 5 tầng hầm (trong đó có tòa văn phòng 20 tầng). Tầng trệt là khu thương mại, tầng 1-12 là tòa nhà văn phòng Techcombank, tầng 13-20 là tòa nhà văn phòng cho thuê, tổng diện tích 8.104m2, tầng 21-22 là nhà hàng ăn uống cao cấp với các đầu bếp sao Michellin. Tổng diện tích sử dụng là 36.355 m2.
Khoản doanh thu đột biến ghi nhận từ việc bán lại Hội sở cũ đã đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh quý I/2023 của Techcombank. Lợi nhuận trước thuế quý I/2023 của ngân hàng đạt 5.600 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ và tăng 18,5% so với quý IV/2022.
Techcombank hiện dẫn đầu về chỉ số CAR ở mức 15,2% - cao nhất trong hệ thống ngân hàng và gần gấp đôi mức yêu cầu tối thiểu 8% của trụ cột I, Basel II đã được Ngân hàng Nhà nước quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN. Đáng chú ý, Techcombank đã duy trì hệ số này trên 15% trong 16 quý liên tiếp.
Kết quả này được góp phần bởi sự dịch chuyển cơ cấu tín dụng sang cho vay cá nhân với hệ số rủi ro thấp hơn (trung bình khoảng 73% trong năm 2022, so với mức 103% của tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp lớn), và việc ngân hàng tiếp tục thực thi chính sách thận trọng không chia cổ tức bằng tiền mặt.
Theo công ty chứng khoán VNDirect, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hoạt động an toàn và quản trị rủi ro của một ngân hàng.
Tỷ lệ an toàn vốn thể hiện sự đảm bảo về khả năng đáp ứng các khoản nợ phải trả có kỳ hạn của ngân hàng và các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và các rủi ro khác.
Bất chấp tình hình khó khăn chung, Techcombank vẫn nằm trong nhóm nhà băng hiếm hoi duy trì được chất lượng tài sản lành mạnh với tỷ lệ nợ xấu tại ngày 31/3/2023 ở mức 0,85%, với tỉ lệ bao phủ nợ xấu lành mạnh ở mức 133,8%. Lãnh đạo Ngân hàng này cho biết Techcombank đặt mục tiêu kiểm soát nợ xấu dưới 1,5% trong năm 2023 và có thể tăng vốn điều lệ lên mức cao nhất nhì hệ thống nếu cần thiết.
Ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HoSE: HQC), đã mua thành công 23 triệu cp HQC, trong bối cảnh HQC kết thúc quý I/2025 với lãi sau thuế đạt 5,16 tỷ đồng.
Trong quý vừa qua Novaland vẫn mạnh tay chi hơn 1.400 tỷ đồng để đầu tư góp vốn vào một doanh nghiệp khác, bất chấp tình trạng chậm trả nợ trái phiếu đang diễn ra.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2025, Vietjet ghi nhận doanh thu hàng không đạt 17.920 tỷ đồng với lợi nhuận trước thuế đạt 820 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2024.
Dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng giảm nhẹ, nhưng vẫn ở mức cao. Kết thúc quý I/2025, PVOIL chỉ ghi nhận lợi nhuận sau thuế 28 tỷ đồng, sụt giảm đến 88% so với quý I/2024.
Tỷ phú Warren Buffett, huyền thoại đầu tư đã đưa Berkshire Hathaway trở thành tập đoàn trị giá hơn 1.160 tỷ USD, sẽ chính thức rời vị trí điều hành công ty vào cuối năm nay sau 6 thập kỷ lèo lái "đế chế" này. Greg Abel, Phó chủ tịch phụ trách mảng kinh doanh phi bảo hiểm, được giao tiếp quản vị trí này.
Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank, mã chứng khoán KLB) ghi nhận lợi nhuận trước thuế gần 357 tỷ đồng trong ba tháng đầu năm 2025, tăng mạnh 67% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 2,02% lên 2,17%.
Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (mã chứng khoán TCH : HoSE) vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV năm tài chính 2024 (tháng 1-3/2025), kết quả cho thấy cả doanh thu và lợi nhuận đều giảm khoảng 50% so với cùng kỳ.
CTCP Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG) công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với doanh thu 111,5 tỷ đồng, tăng 188% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp thu về 38,9 tỷ đồng, cao gấp gần 7 lần quý I/2024.
Vinamilk báo lãi sau thuế 1.587 tỷ và lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ 1.568 tỷ; giảm lần lượt 28% và 29% so với quý I/2024. Theo thống kê đây là quý có lợi nhuận thấp nhất kể từ quý II/2015.
Ngân hàng VietinBank tiếp tục ghi nhận kết quả tích cực sau 3 tháng hoạt động đầu năm với lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt 5.499 tỷ đồng, cũng tăng gần 10%, tăng chi bình quân nhân viên lên hơn 45 triệu đồng/tháng.
Dù doanh thu tăng đáng kể so với nền thấp của quý 1/2024, DIC Corp vẫn phải báo lỗ sau thuế 45,44 tỷ đồng trong quý I/2025 do chi phí duy trì ở mức cao.
Kết thúc quý I/2025, Sabeco báo lãi sau thuế gần 800 tỷ đồng, giảm 22% so với mức lợi nhuận nghìn tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. So với các quý trước, doanh thu và lợi nhuận của Sabeco đã giảm về mức thấp nhất trong 3 năm, chỉ cao hơn quý III/2021 - giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 (doanh thu 4.282 tỷ đồng, lợi nhuận 472 tỷ đồng).
Theo đó, ngày 15/5/2025 sẽ là ngày chốt danh sách cổ đông để Vinamilk chi trả cổ tức với tỷ lệ 20% bằng tiền mặt, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu VNM sẽ nhận được 2.000 đồng.
Theo danh sách SCIC công bố có gồm 31 doanh nghiệp, trong đó 1 cái tên đã bán vốn thành công là Tổng công ty Thăng Long, trong đó vốn của SCIC là 105 tỷ, chiếm 25,1%.
Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank – Mã chứng khoán VAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 vào ngày 26/4, nhằm báo cáo kết quả kinh doanh năm 2024, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2025, cùng một số nội dung quan trọng khác.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?