Ngày 29/7, Tây Ban Nha và Brazil là những quốc gia đầu tiên bên ngoài châu Phighi nhận những ca tử vong vì bệnh đậu mùa khỉ.

Tây Ban Nha là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của đậu mùa khỉ. Trung tâm điều phối cảnh báo và tình trạng khẩn cấp thuộc Bộ Y tế nước này cho biết: “Trong số 3.750 bệnh nhân đậu mùa khỉ đã được ghi nhận, 120 ca nhập viện (3,2%) và một ca tử vong.” Số thống kê chính thức trên không tính đến những ca tử vong mà nguyên nhân đang chờ kết quả khám nghiệm.

Cùng ngày, Brazil cũng thông báo ca tử vong đầu tiên vì bệnh này là nam giới, 41 tuổi. Bệnh nhân đang điều trị ung thư và hệ miễn dịch của người này đã gặp những vấn đề nghiêm trọng khiến ông tử vong.

Trong báo cáo mới nhất, Bộ Y tế Tây Ban Nha cho biết có 4.298 trường hợp được xác nhận mắc đậu mùa khỉ tại nước này. Trong đó, chỉ có 64 trường hợp nhiễm bệnh là phụ nữ, Guardian đưa tin.

Người phát ngôn của Bộ Y tế Tây Ban Nha từ chối cung cấp thêm thông tin chi tiết về trường hợp của bệnh nhân đã qua đời nói trên.

Tây Ban Nha ghi nhận trường hơp đầu tiên tử vong do mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Tây Ban Nha ghi nhận trường hơp đầu tiên tử vong do mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Trước đó, trong ngày 29/7, Brazil đã báo cáo trường hợp tử vong liên quan đến bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên bên ngoài châu Phi. Bệnh nhân qua đời tại Brazil là một người đàn ông 41 tuổi, có tiền sử bệnh ung thư và suy giảm hệ miễn dịch, theo Bộ Y tế Brazil.

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là sốt cao, xuất hiện các nốt phồng rộp trên da. Ngày 25/7 vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu.

Theo WHO, từ tháng 5/2022, hơn 18.000 ca nhiễm virus đậu mùa khỉ đã được ghi nhận tại 78 quốc gia, trong đó 70% ở châu Âu và 25% ở châu Mỹ.

Bệnh này thường tự khỏi sau 2-3 tuần, đôi khi kéo dài một tháng. Vaccine đậu mùa của hãng Bavarian Nordic ở Đan Mạch, với tên thương mại là Jynneos tại Mỹ và Imvanex tại châu Âu, có thể phòng đậu mùa khỉ.