Vietnam Airlines báo lãi hơn 3.400 tỷ đồng quý I/2025, vốn chủ sở hữu vẫn âm
Doanh nghiệpTính đến cuối quý I/2025, Vietnam Airlines (HVN) còn khoản lỗ lũy kế hơn 30.200 tỷ đồng.
Công ty CP Đầu tư Thành Thành Công đứng vị trí 142 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam hiện nay. Thành Thành Công là ai? Công ty CP Đầu tư Thành Thành Công kinh doanh ra sao?
![]() |
Công ty CP Đầu tư Thành Thành Công đứng vị trí 142 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam hiện nay. Thành Thành Công là ai? |
Thành Thành Công là cách gọi tắt của Công ty CP Đầu tư Thành Thành Công (trụ sở chính: 253 Hoàng Văn Thụ - Phường 2 - Quận Tân Bình - TP. Hồ Chí Minh) .
Theo tìm hiểu tiền thân của tập đoàn Thành Thành Cônglà cơ sở sản xuất cồn Thành Công ra đời từ năm 1979.
Đến năm 1999, Công ty TNHH Thương mại Sản xuất Thành Thành Công được thành lập trên nền tảng cơ sở sản xuất cồn Thành Công. Đến năm 2007, công ty hoàn thành cổ phần hóa, chính thức hoạt động dưới tên gọi Công ty Cổ phần Đầu tư Thành Thành Công.
Với bề dày lịch sử hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Thành Thành Công đã chuyển mình từ vai trò nhà thương mại, nhà sản xuất sang nhà đầu tư chuyên nghiệp tại các lĩnh vực bất động sản, năng lượng, mía đường, giáo dục, du lịch. Với 5 ngành chủ lực trên cùng với các lĩnh vực khác như kho vận,... diện mạo của Thành Thành Công ngày hôm nay với nhiều đơn vị thành viên đã và đang từng bước phát triển, giúp cho Thành Thành Công trở thành tập đoàn tư nhân đa ngành hoạt động hiệu quả và bền vững.
Thành Thành Công luôn được trân trọng, xem là bạn hàng-đối tác thân thiết, tín nhiệm của phần lớn các nhà máy sản xuất mía đường tại Việt Nam. Để đạt được điều đó, Tập đoàn đã không ngừng mở rộng hợp tác, liên doanh, liên kết với các ngân hàng, công ty tài chính, trung tâm khoa học kỹ thuật, công ty tư vấn thiết kế, các đối tác chuyên nghiệp trong và ngoài nước để liên tục tìm ra những giải pháp tối ưu phục vụ khách hàng. Năm 2019 đánh dấu cột mốc 40 năm hình thành và phát triển, TTC tiếp tục hoàn thiện mô hình Tổng Công ty với hơn 10.000 cán bộ nhân viên.
1917: Tiền thân của Tập đoàn TTC là cơ sở sản xuất cồn được thành lập bởi hai nhà sáng lập Ông Đặng Văn Thành và Bà Huỳnh Bích Ngọc. Tại thời điểm đó, với vốn điều lệ 100 triệu đồng và 20 cán bộ nhân viên, Thành Thành Công là một trong những cơ sở sản xuất cồn có quy mô lớn nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh.
1998: Chuyển đổi thành Công ty TNHH TM - SX Thành Thành Công. Công ty ưu tiên phát triển hệ thống phân phối trải rộng cả nước, đặc biệt tại các thị trường trọng điểm như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tiền Giang, Bến Tre, Tây Ninh… Đây chính là bước đệm giúp Công ty hội tụ đủ nguồn lực để tham gia đầu tư vào các lĩnh vực mới đầy tiềm năng như: mía đường, ngân hàng, bất động sản, du lịch.
2001: Xây dựng hệ thống kho bãi tại khu công nghiệp Tân Bình. Tăng vốn điều lệ lên 25 tỷ đồng.
2002: Xây dựng hệ thống giao dịch mật rỉ và vận tải Đồng Nai.
2004: Phát triển cụm kho tại khu công nghiệp Sóng Thần - Bình Dương.
2006: Tăng vốn điều lệ lên 50 tỷ đồng.
2007: Tham gia chương trình cổ phần hóa và đầu tư danh mục. Tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng.
2008: Danh mục đầu tư tăng 20 lần so với 2004.
2010: Tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng.
2011: Thành lập Tập đoàn TTC, vốn điều lệ tăng hơn 3000 tỷ đồng. Với sáu đơn vị thành viên: Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (tên cũ là Bourbon Tây Ninh), Đường Ninh Hòa, Thương mại Thành Thành Công, Đặng Huỳnh, Thành Ngọc.
![]() |
Trụ sở Tập đoàn Thành Thành Công. |
2012: Tăng danh mục đầu tư hơn 60 Công ty.
2013: Công bố hệ thống nhận diện thương hiệu mới của Tập đoàn, với 19 công ty thành viên.
2014: Tiếp tục khẳng định sự lớn mạnh của TTC với số công ty thành viên (CTTV) chính thức là 19 công ty, 03 công ty liên kết và công ty hạt nhân Đầu tư Thành Thành Công. Tổng đóng góp ngân sách năm 2014 đạt gần 500 tỷ đồng. Các đơn vị thành viên của TTC trải dài từ các tỉnh miền Trung, Cao nguyên đến miền Tây, miền Đông Nam Bộ.
2015: Quy mô vốn Tập đoàn TTC tính đến 31/12/2015: Vốn điều lệ 11.371 tỷ, các Công ty thành viên được Tập đoàn sở hữu vốn chi phối. Hoạt động gồm 5 lĩnh vực hoạt động chủ chốt: Bất động sản – Năng lượng - Nông nghiệp - Giáo dục – Du lịch với 21 công ty thành viên. Quy mô doanh số năm 2015: Là Doanh thu thuần 15.405 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.114 tỉ đồng
2016: Bắt đầu chuyển đổi hoạt động theo mô hình Tổng Công ty ngành: Bất động sản, Năng lượng, Mía đường, Du lịch và Giáo dục
2017: Hoàn thiện quá trình chuyển đổi và chính thức vận hành theo mô hình Tổng Công ty. Quy mô Tập đoàn TTC năm 2017: 1 công ty hạt nhân, 4 Tổng công ty Ngành, 1 Ủy ban Ngành với hơn 150 đơn vị trực thuộc trong và ngoài nước, trên 10.000 cán bộ nhân viên. Vốn điều lệ: 14.378 tỉ đồng, Vốn chủ sở hửu: 17.783 tỉ đồng, Tổng tài sản: 49.305 tỉ đồng, Lợi nhuận trước thuế: 1.489 tỉ đồng
2018: TTC tiếp tục hoàn thiện mô hình Tập đoàn với hoạt động của 04 Tổng công ty Ngành, 1 Ủy ban Ngành và các Khối chức năng Tập đoàn; Chuẩn hóa cấu trúc thương hiệu của từng Ngành
2019: Đánh dấu cột mốc 40 năm hình thành và phát triển, đồng thời tái cấu trúc thương hiệu theo chiến lược phát triển Tập đoàn chú trọng vào 4 ngành chủ lực.
2020: TTC tăng tốc để bứt phá hoàn thành mục tiêu đề ra của chiến lược phát triển 2016 - 2020, hướng đến chiến lược phát triển 2021 - 2025. Kết thúc năm 2020: Vốn điều lệ: 19.395 tỷ đồng, Vốn chủ sở hữu: 24.777 tỷ đồng, Tổng tài sản: 72.349 tỷ đồng, Doanh thu thuần: 31.576 tỷ đồng, Lợi nhuận trước thuế: 1.742 tỷ đồng.
2021: Đây là năm đầu tiên của giai đoạn thực thi chiến lược phát triển 5 năm 2021 - 2025 của toàn Tập đoàn, đây cũng là năm xây dựng nền tảng quan trọng cho quá trình phát triển dài hạn phía trước. Kết thúc năm 2021: Vốn điều lệ toàn Tập đoàn đạt 20.269 tỷ đồng; Vốn chủ sở hữu đạt 25.480 tỷ đồng; Tổng tài sản đạt 80.349 tỷ đồng; Doanh thu thuần đạt 33.774 tỷ đồng, Lợi nhuận trước thuế đạt 1.898 tỷ đồng và Tổng mức đóng góp ngân sách nhà nước đạt 1.006 tỷ đồng.
2022: Trên nền tảng chặng đường phát triển đã qua, đến nay, TTC đã khẳng định thương hiệu và củng cố vị thế thông qua những chỉ số tăng trưởng đầy tiềm năng, đồng thời nỗ lực chinh phục chiến lược phát triển 5 năm 2021 - 2025 và tầm nhìn đến 2030. Kết thúc năm 2022: Vốn điều lệ toàn Tập đoàn đạt 23.237 tỷ đồng; Vốn chủ sở hữu đạt 30.842 tỷ đồng; Tổng tài sản đạt 95.155 tỷ đồng; Doanh thu thuần đạt 37.335 tỷ đồng, Lợi nhuận trước thuế đạt 1.900 tỷ đồng và Tổng mức đóng góp ngân sách nhà nước đạt 1.823 tỷ đồng.
2023: Năm 2023, Tập đoàn TTC tiếp tục phát triển năm thứ 44 với tinh thần “Đổi mới - Chuyên nghiệp - Trách nhiệm”. Toàn thể cán bộ nhân viên các cấp trong Tập đoàn cam kết cùng nhau thực thi một năm với năng lượng, tinh thần tích cực và quyết tiến để hoàn thành mọi kế hoạch được giao.
Ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công
Được biết, doanh nhân Đặng Văn Thành, sinh ngày 11 tháng 4 năm 1960 tại Sài Gòn, xuất thân từ một gia đình có cha là đông y sĩ người Hoa gốc Hải Nam.
Ông đi nghĩa vụ quân sự từ năm 1978 tới 1980. Đặng Văn Thành khởi đầu từ nghề kinh doanh mật rỉ từ cuối thập niên 1980 với cơ sở Thành Công sản xuất kinh doanh cồn, CO2 và mật rỉ đường dùng trong sản xuất bột ngọt, cồn, men thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc...
![]() |
Ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công |
Từ 1989 – 1990 ông là Chủ nhiệm HTX tín dụng Thành Công.
Từ 1993 – 1994 ông trở thành Ủy viên HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. Từ năm 1995 cho tới khi xuống chức vào ngày 02.11.2012 ông đã là Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank liên tục trong 18 năm.
Ba công ty chính liên quan đến nghiệp kinh doanh của gia đình ông Đặng Văn Thành là Sacombank (ngân hàng), Thành Thành Công (mía đường) và Sacomreal (bất động sản).
Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) ra đời từ những năm 1979 với ngành nghề kinh doanh ban đầu là chuyên sản xuất kinh doanh cồn, CO2 và mật rỉ đường dùng trong sản xuất bột ngọt, cồn, men thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc.
Tuy nhiên, TTC chỉ tăng trưởng mạnh kể từ giai đoạn 2006-2007 đúng vào giai đoạn hoạt động ngân hàng Sacombank ở thời kỳ đỉnh cao. Lúc đó, cổ phiếu Sacombank cũng được đưa lên sàn chứng khoán giao dịch với sự chào đón rất nồng nhiệt từ các nhà đầu tư. TTC bằng sự hỗ trợ của nguồn tín dụng đã đi lên như diều gặp gió. Sự phát triển nhanh chóng của TTC trong thời kỳ đó có phần nhờ sự hỗ trợ đắc lực của nguồn vốn ngân hàng, đặc biệt là Sacombank, nơi ông Thành giữ chức chủ tịch.
Ông Đặng Văn Thành và bà Huỳnh Bích Ngọc có bốn người con. Hai người con lớn Đặng Hồng Anh và Đặng Huỳnh Ức My đã theo cha mẹ kinh doanh từ lâu.
Bà Huỳnh Bích Ngọc hiện tại là phó Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần đầu tư Thành Thành Công và là phó chủ tịch thường trực HĐQT của CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín - Sacomreal.
Ông Đặng Hồng Anh (37 tuổi) hiện đang nắm giữ 23.775.456 cổ phiếu của CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín - Sacomreal (chiếm 10,43%).
Bà Đặng Huỳnh Ức My (36 tuổi) theo mẹ kinh doanh trong lĩnh vực mía đường. Hiện bà Ức My là chủ tịch HĐQT của công ty cổ phần đầu tư Thành Thành Công, thành viên HĐQT của công ty cổ phần Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh.
Công ty CP Đầu tư Thành Thành Công do vợ "đại gia" Đặng Văn Thành điều hành năm 2022 lãi sau thuế 99 tỷ đồng, giảm quá nửa so với năm trước đó. Trong khi, một doanh nghiệp khác do con gái ông Thành làm người đại diện pháp luật cũng ghi nhận lợi nhuận đi xuống.
Trong thông tin tài chính gửi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội mới đây, Công ty cổ phần Đầu tư Thành Thành Công đã cho thấy kết quả kinh doanh kém sắc khi lợi nhuận sụt mạnh.
Trong đó, hai năm 2021 và 2022, lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt 202 và 99 tỷ đồng. Như vậy, kết quả lãi năm ngoái giảm hơn nửa so với 2021 và chỉ bằng một phần tư năm 2020.
Vốn chủ sở hữu tính đến cuối 2022 của TTC đạt 3.680 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ tăng nhẹ từ 1,1 lần lên 1,3 lần, tương ứng với nợ phải trả của doanh nghiệp tính đến hết cuối 2022 đạt mức 4.784 tỷ đồng. Dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu tăng từ 14% lên 36%.
Theo thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty CP Đầu tư Thành Thành Công được thành lập năm 2007, địa chỉ tại số 253 Hoàng Văn Thụ, Phường 2, Quận Tân Bình, TPHCM. Tổng giám đốc kiêm người đại diện của doanh nghiệp này là bà Huỳnh Bích Ngọc (sinh năm 1962) - vợ của ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch HĐQT TTC Group.
Một công ty khác nằm trong hệ sinh thái của TTC Group do Đặng Huỳnh Ức My - con gái ông Đặng Văn Thành - làm người đại diện pháp luật cũng báo lợi nhuận giảm sút.
Cụ thể, Công ty CP Thành Thành Công - Biên Hoà có lợi nhuận sau thuế năm 2022 đạt 380 tỷ đồng, giảm 60 tỷ đồng so với mức đạt được năm trước. Công ty này có vốn chủ sở hữu lớn, với 10.177 tỷ đồng (tính đến cuối 2022).
Báo cáo tài chính quý IV/2022 của TTC Hospitality - một công ty khác của gia đình “đại gia” Đặng Văn Thành cũng có kinh doanh chưa khởi sắc. Quý cuối năm 2022 của doanh nghiệp này chỉ lãi ròng vỏn vẹn 88 triệu đồng, một con số cực kỳ nhỏ so với quy mô hiện có. Còn lợi nhuận sau thuế cả năm 2022 là 3,2 tỷ đồng. Điều đáng nói năm 2022 là giai đoạn toàn ngành du lịch hồi phục, nhiều doanh nghiệp công ty lần lượt báo lãi cao gấp nhiều lần năm 2021.
TTC Group được giới thiệu là tập đoàn đa ngành với 120 đơn vị trực thuộc trong các lĩnh vực: Mía đường, năng lượng tái tạo, bất động sản, khu công nghiệp, du lịch và giáo dục. Trong đó, mía đường là một trong những ngành chủ lực tạo nên tên tuổi của TCC. Ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch TTC, từng được mệnh danh là "vua mía đường" khi đi lên từ một cơ sở sản xuất vốn 100 triệu đồng.
Sau này, cùng với quá trình tăng vốn, ông Đặng Văn Thành mở rộng sang lĩnh vực bất động sản với thương hiệu TTC Land và ngành du lịch với 20 khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi...
Kết thúc năm 2020, vốn điều lệ của tập đoàn này đạt 19.395 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 24.777 tỷ đồng, tổng tài sản: 72.349 tỷ đồng. Về kết quả kinh doanh, TTC có doanh thu thuần 31.576 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế: 1.742 tỷ đồng.
Tính đến cuối quý I/2025, Vietnam Airlines (HVN) còn khoản lỗ lũy kế hơn 30.200 tỷ đồng.
Vinamilk báo lãi sau thuế 1.587 tỷ và lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ 1.568 tỷ; giảm lần lượt 28% và 29% so với quý I/2024. Theo thống kê đây là quý có lợi nhuận thấp nhất kể từ quý II/2015.
Sau khi mua vào 1 triệu cổ phiếu ngày 23/4, quỹ Pyn Elite Fund trở thành cổ đông lớn của Yeah1.
Nhà Khang Điền mới chỉ hoàn thành 18,68% kế hoạch doanh thu và vỏn vẹn 11,9% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm 2025.
Ngân hàng VietinBank tiếp tục ghi nhận kết quả tích cực sau 3 tháng hoạt động đầu năm với lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt 5.499 tỷ đồng, cũng tăng gần 10%, tăng chi bình quân nhân viên lên hơn 45 triệu đồng/tháng.
Kết quả, Dược Hậu Giang lãi sau thuế 266 tỷ đồng, tăng 20% so với quý I/2024 và cao nhất kể từ quý II/2023.
Dù doanh thu tăng đáng kể so với nền thấp của quý 1/2024, DIC Corp vẫn phải báo lỗ sau thuế 45,44 tỷ đồng trong quý I/2025 do chi phí duy trì ở mức cao.
Kết thúc quý I/2025, Sabeco báo lãi sau thuế gần 800 tỷ đồng, giảm 22% so với mức lợi nhuận nghìn tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. So với các quý trước, doanh thu và lợi nhuận của Sabeco đã giảm về mức thấp nhất trong 3 năm, chỉ cao hơn quý III/2021 - giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 (doanh thu 4.282 tỷ đồng, lợi nhuận 472 tỷ đồng).
Theo đó, ngày 15/5/2025 sẽ là ngày chốt danh sách cổ đông để Vinamilk chi trả cổ tức với tỷ lệ 20% bằng tiền mặt, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu VNM sẽ nhận được 2.000 đồng.
Theo danh sách SCIC công bố có gồm 31 doanh nghiệp, trong đó 1 cái tên đã bán vốn thành công là Tổng công ty Thăng Long, trong đó vốn của SCIC là 105 tỷ, chiếm 25,1%.
Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank – Mã chứng khoán VAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 vào ngày 26/4, nhằm báo cáo kết quả kinh doanh năm 2024, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2025, cùng một số nội dung quan trọng khác.
Chứng khoán FPT chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận 500 đồng. Như vậy, với xấp xỉ 306 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, Chứng khoán FPT sẽ phải chi tương ứng khoảng 153 tỷ đồng.
Quý I/2025, Công ty Cổ phần Vincom Retail (HoSE: mã chứng khoán VRE) báo lãi sau thuế 1.177 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ, hoàn thành 25% kế hoạch năm.
Chiều 28/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 nhằm thông qua kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 2025, chia cổ tức 2024 bằng tiền mặt 5%, thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ và bầu HĐQT, Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2025-2030.
Năm 2025, Nam Long đặt mục tiêu doanh thu thuần 6.794 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 701 tỷ đồng, tăng 35% so với năm trước. Doanh số (presales) dự kiến đạt 14.645 tỷ đồng, gấp 2,8 lần năm 2024.
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó tổng giám đốc CTCP Điện lực Gelex, đồng thời là Tổng giám đốc CTCP Chế tạo Điện cơ Hà Nội được đề cử làm thành viên HĐQT Eximbank.
Dự án có vốn đầu tư 6.076 tỷ đồng với diện tích sử dụng đất là 10 hecta và sẽ được thực hiện qua nhiều giai đoạn, với mục tiêu sản xuất, chế biến các sản phẩm từ sữa, sữa chua và kem; sản xuất chế biến đồ uống không cồn; dịch vụ cho thuê kho bãi.
Đại hội cổ đông Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) thông qua kế hoạch huy động 3.470 tỷ đồng từ cổ phiếu riêng lẻ, đặt mục tiêu doanh thu 9.000 tỷ và lợi nhuận 360 tỷ năm 2025.
Đại hội đồng cổ đông Vietcombank 2025 đã thông qua kế hoạch phát hành 543 triệu cổ phiếu, bầu bổ sung nhân sự cấp cao và định hướng tăng trưởng xanh.
Ngày 27/4, Ngân hàng Lộc Phát (LPBank - HoSE: LPB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 với sự tham gia của 187 cổ đông, đại diện cho hơn 2,77 tỷ cổ phiếu, tương ứng 92,86% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của ngân hàng. Trong đó số cổ đông tham gia trực tiếp là 95 cổ đông.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?