Công ty Cổ phần Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A (Tập đoàn Phenikaa) đứng vị trí 136 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Tập đoàn Phenikaa là doanh nghiệp gì? Công ty Cổ phần Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A kinh doanh ra sao?
Tập đoàn Phenikaa là doanh nghiệp gì?
Tập đoàn Phenikaa là doanh nghiệp gì?
Tập đoàn Phenikaa tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A có địa chỉ trụ sở chính tại số 167 phố Hoàng Ngân - Phường Trung Hòa - Quận Cầu Giấy - TP. Hà Nội.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A (Tập đoàn Phenikaa) được thành lập ngày 20/10/2010.
Tháng 8/2014, sáp nhập CTCP Vicostone và CTCP Stylestone chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn, đưa Phenikaa trở thành một trong những tổ hợp sản xuất đá thạch anh cao cấp hàng đầu thế giới.
Từ năm 2017, Phenikaa đã đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu khoa học với ba đơn vị thành viên mới là Trường Đại học Phenikaa (năm 2017), Viện nghiên cứu tiên tiến Phenikaa (PIAS) và Viện nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Phenikaa (PRATI) năm 2018, với mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững và lan tỏa tri thức tới cộng đồng.
Bên cạnh đó, Nhà máy Phenikaa Huế chính thức vận hành từ năm 2018 cũng đánh dấu bước chuyển của Phenikaa trong chiến lược nội địa hóa nguồn nguyên liệu sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp.
Năm 2019, ghi dấu ấn việc Tập đoàn Phenikaa tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng; Thành lập Quỹ Đổi mới Sáng tạo Phenikaa; Xây dựng Nhà máy sản xuất nhựa Polyester không no - hiện thức hóa chiến lược nội địa hóa nguồn nguyên vật liệu; Mở rộng lĩnh vực hoạt động, đầu tư vào lĩnh vực công nghệ, sản xuất công nghiệp, Điện - Điện tử và Thiết bị thông minh bằng việc sở hữu cổ phần và tái cấu trúc công ty Ecovision, Minh Hà...
Lãnh đạo Tập đoàn Phenikaa là ai?
Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A hiện nay là doanh nhân tỷ phú người Nam Định - ông Hồ Xuân Năng. Cụ thể, tính đến thời điểm ngày 28/5/2019, ông Hồ Xuân Năng - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Vicostone (VCS) - đang giữ vị trí thứ 10 trong top những người giàu nhất sàn chứng khoán của Việt Nam.
Ông Hồ Xuân Năng sinh năm 1964 quê tại Nam Định. Thông tin về cha mẹ, anh chị em của vị doanh nhân luôn được ông giữ bí mật.
Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A hiện nay là doanh nhân tỷ phú người Nam Định - ông Hồ Xuân Năng.
Ông là tiến sĩ chuyên ngành kỹ thuật, thạc sĩ chuyên ngành kinh tế, chủ tịch HĐQT CTY cổ phần Vicostone. Ông Hồ Xuân Năng có biệt danh là “Năng do thái” bởi sự thông minh, tinh tế và khả năng điều hành hệ thống doanh nghiệp xuất sắc.
Hồ Xuân Năng đã từng trải qua nhiều vị trí nhân viên văn phòng công chức trước khi lấn sân sang lĩnh vực, hoạt động kinh doanh. Dưới sự cống hiến của ông và các cộng sự, CTY cổ phần Vicostone đã có những thành công và phát triển rực rỡ. Ngoài ra, ông Hồ Xuân Năng còn giữ chức vụ chủ tịch HĐQT công ty cổ phần đầu tư và khoáng sản Vico Quảng Trị và CTY cổ phần Style Stone.
Trước đó, Hồ Xuân Năng đã đảm nhiệm vị trí thư ký chủ tịch HĐQT công ty mẹ của Vicostone là tổng CTY xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam Vinaconex.
Với tài năng thiên bẩm của mình, Hồ Xuân Năng không chỉ vực dậy CTY Vicostone mà còn đưa các sản phẩm, mặt hàng sản xuất chính đá ốp lát cao cấp nhân tạo vươn ra thị trường thế giới.
Đặc biệt, doanh nhân Hồ Xuân Năng còn nổi tiếng với những khoản đầu tư cho lĩnh vực giáo dục. Năm 2017, ông sở hữu lượng lớn cổ phần của trường đại học Thành Tây và quyết tâm giúp trường đại học này lọt vào top 10 trường đại học chuyên nghiên cứu khoa học Việt Nam. Đặc biệt, ông Hồ Xuân Năng còn nuôi tham vọng lớn với mảng xe điện khi cho ra mắt hàng loạt mẫu xe tự hành.
Cho tới năm 2015 – 2016, ông Năng mua lại được 35% cổ phần của Trường Đại học Thành Tây và cho đến cuối năm 2017 ông đã nắm được số cổ phần còn lại và chi phối trường đại học này. Cũng giống như CTY CP Vicostone trước đây, dưới thời của Hồ Xuân Năng, ông đã lèo lái trường Đại học Thành Tây đi sang một con đường khác biệt và hoàn toàn mới.
Bà Lê Thị Minh Thảo giữ chức vụ Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A (Tập đoàn Phenikaa)
Đầu năm 2023, Tập đoàn Phenikaa vừa công bố quyết định bổ nhiệm bà Lê Thị Minh Thảo giữ chức vụ Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A (Tập đoàn Phenikaa) thay cho ông Hồ Xuân Năng.
Trong khi đó, ông Phạm Trí Dũng được giao giữ chức vụ Tổng Giám đốc CTCP Vicostone (HOSE: VCS) từ ngày 27/2, cho nhiệm kì 3 năm, thay cho ông Phạm Anh Tuấn.
Bà Lê Thị Minh Thảo tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Vương quốc Bỉ, có nhiều năm ở các vị trí quản lí quan trọng tại các tổ chức, tập đoàn lớn đa ngành của Việt Nam và đa quốc gia như: Vingroup, British University Vietnam, Techcombank, VietJetAir, Nestle, Coca Cola…
Đến năm 2018 thì bà Thảo gia nhập Tập đoàn Phenikaa và được coi là nhân tố thúc đẩy quá trình xây dựng và thực thi chiến lược phát triển PHENIKAA trở thành thương hiệu tiên phong, uy tín tại Việt Nam và quốc tế về vật liệu tiên tiến, vật liệu sinh thái cao cấp, sản phẩm thông minh, giải pháp thông minh và sản xuất thông minh.
Hệ sinh thái Tập đoàn Phenikaa gồm những đơn vị nào?
Phenikaa là tập đoàn kinh tế đa ngành Việt Nam với gần 30 đơn vị thành viên hoạt động trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực cốt lõi: Công nghệ; Công nghiệp; Giáo dục và Đào tạo; Nghiên cứu khoa học; Chăm sóc sức khỏe; Thương mại và Dịch vụ.
Công ty Cổ phần Vicostone: Thành lập năm 2002, Vicostone tự hào hiện là Top 3 nhà sản xuất đá thạch anh cao cấp thế giới. Với 6 dây chuyền sản xuất đá thạch anh cao cấp theo công nghệ chuyển giao trực tiếp từ hãng Breton (Ý) kết hợp với bí quyết công nghệ riêng của Công ty và các đơn vị thành viên trong Tập đoàn mẹ Phenikaa, Vicostone có khả năng cung ứng ra thị trường hơn 3.000.00 m2 đá tấm/năm.
Công ty Cổ phần Điện tử Phenikaa: Công ty Cổ phần Điện tử Phenikaa được thành lập vào tháng 11/2020 với dự án đầu tiên là Nhà máy Điện tử Phenikaa.
Được đầu tư mạnh mẽ về hệ thống quản lý tiên tiến, sử dụng dây chuyền sản xuất thông minh với trang thiết bị hàng đầu thế giới xuất xứ từ Nhật Bản, Châu Âu, năng lực cung ứng ra thị trường hơn 50 triệu sản phẩm điện tử mỗi năm.
CTCP Phenikaa-X: Công ty Cổ phần Phenikaa-X (đơn vị thành viên của Trường đại học Phenikaa) được thành lập vào tháng 10/2020, là công ty start-up do chính Chủ tịch Trường Đại học Phenikaa – Tiến sỹ Hồ Xuân Năng và Tiến sỹ Lê Anh Sơn sáng lập, thừa hưởng kết quả nghiên cứu phát triển của chính đội ngũ nghiên cứu khoa học tại Tập đoàn. Phenikaa-X là một trong những công ty đầu tiên về xe tự hành tại Việt Nam, có khả năng làm chủ và vận hành hầu hết các công nghệ tiên tiến trên thế giới về xe tự hành.
Dù mới được thành lập, Phenikaa X đã có những kết quả ấn tượng bước đầu trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao khi đã đăng ký thành công nhiều sáng chế liên quan đến robot, xe buýt tự hành năm 2020; phát triển thành công công nghệ xe không người lái, bản đồ độ phân giải cao; trở thành đối tác tin cậy trong việc hợp tác phát triển công nghệ xe tự hành với một số tập đoàn hàng đầu trong nước và quốc tế.
Công ty TNHH Hóa chất Phenikaa: Công ty TNHH Hóa chất Phenikaa được thành lập vào tháng 2/2021 với mục tiêu hiện thực hóa chiến lược nội địa hóa nguồn nguyên vật liệu (nhựa polyester resin) trong lĩnh vực sản xuất đá thạch anh của Tập đoàn Phenikaa và tạo nền tảng để Tập đoàn tiếp tục phát triển sản phẩm sinh thái và sản phẩm công nghệ cao, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại trong thời gian tới.
Công ty TNHH Hóa chất Phenikaa có quy mô giai đoạn I là 25.000 tấn/năm – một quy mô đáng kể của ngành composite tại Việt Nam với mức đầu tư gần 20 triệu USD.
Công ty TNHH MTV Đầu tư và Chế biến khoáng sản Phenikaa: Công ty TNHH MTV Đầu tư và Chế biến Khoáng sản Phenikaa (Phenikaa Huế) chính thức được thành lập tháng 12/2016.
Tháng 01/2019, Phenikaa Huế chính thức được vận hành với công nghệ chuyển giao trực tiếp từ hãng Grenzebach (Đức), đánh dấu mốc quan trọng trong chiến lược nội địa hóa và làm chủ cơ bản nguồn nguyên vật liệu đầu vào (Cristobalite) trong lĩnh vực sản xuất đá thạch anh của Tập đoàn Phenikaa.
Nhà máy đá thạch anh Phenikaa: Tháng 03/2014, Tập đoàn Phenikaa nhận được giấy phép đầu tư dự án Nhà máy sản xuất đá thạch anh cao cấp Phenikaa. Dự án với tổng mức đầu tư 1.860 tỷ đồng, sau đó được điều chỉnh lên 2.252 tỷ đồng, là dự án lớn đầu tiên đánh dấu mốc quan trọng trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất đá thạch anh cao cấp
Hiện Nhà máy Phenikaa có công suất sản xuất 1.000.000 m2 đá tấm/năm, góp phần đưa khả năng cung ứng ra thị trường sản phẩm đá thạch anh cao cấp của toàn Tập đoàn lên hơn 3.000.000 m2/năm.
CTCP Style Stone: Được thành lập vào tháng 10/2007, CTCP Style Stone (SSC) là một đơn vị thành viên thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Tập đoàn Phenikaa, chuyên sản xuất đá thạch anh cao cấp VICOSTONE® theo công nghệ hàng đầu thế giới Breton (Ý) kết hợp với những bí quyết công nghệ riêng (know-how) của Tập đoàn.
CTCP Chế tác đá Việt Nam: CTCP Chế tác đá Việt Nam (STV) được thành lập vào tháng 02/2007 tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Thạch Hòa, Thạch Thất, Hà Nội. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực tư vấn, gia công, chế tác các sản phẩm ứng dụng từ đá thạch anh cao cấp thương hiệu VICOSTONE®, sử dụng trong nội thất gia đình (bàn bếp, nhà tắm, bàn ăn, bàn trà…), nhà hàng, khách sạn, văn phòng…
CTCP Công nghiệp Trần Long: Công ty Cổ phần Công nghiệp Trần Long được thành lập vào tháng 11/2010, trực thuộc Công ty Cổ phần Chế tác đá Việt Nam, hoạt động chính trong lĩnh vực tư vấn, gia công chế tác các sản phẩm đá thạch anh cao cấp. Nhà máy sản xuất được đặt tại tỉnh Đồng Nai
Công ty Cổ phần Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A kinh doanh ra sao?
Trong khuôn khổ bảng xếp hạng PROFIT 500 do Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) cùng Báo VietNamNet công bố, Tập đoàn Phenikaa được vinh danh vị trí 29 trong Top 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc nhất năm 2022.
Với chiến lược phát triển bền vững và chủ động toàn diện, từ khi thành lập tới hết năm 2020, Phenikaa đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép hàng năm ấn tượng, tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt có mức tăng trưởng kép 113% và 148%. Tổng tài sản của Tập đoàn tăng gấp 75 lần, đạt hơn 11.000 tỷ đồng, vốn điều lệ tăng gấp 30 lần, vốn chủ sở hữu tăng gấp 65 lần.
Giai đoạn 2014 (thời điểm sau sáp nhập Vicostone vào Tập đoàn) tới năm 2020, riêng trong lĩnh vực sản xuất đá thạch anh, Phenikaa lần lượt có mức tăng trưởng kép về doanh thu và lợi nhuận trước thuế là 26% và 30%, đóng góp ngân sách nhà nước hàng nghìn tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính bán niên 2021, mặc dù ảnh hưởng lớn bởi đại dịch COVID-19, Phenikaa tiếp tục duy trì và tăng trưởng ổn định với doanh thu thuần 6 tháng đầu năm 2021 tăng trưởng 65,7% so với cùng kỳ năm 2020.
CTCP Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco) có kế hoạch trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 28,09%, cao nhất từ trước đến nay. Nhóm cổ đông liên quan đến gia đình ông Johnathan Hạnh Nguyễn (đang nắm hơn 46,5% vốn) nhận khoảng 174 tỷ đồng.
"Từ giờ trở đi, công ty chỉ chia cổ tức bằng tiền mặt, khi có lợi nhuận. Đồng thời, khi điều kiện thuận lợi, tôi sẽ tiến hành mua lại cổ phiếu quỹ và hủy bỏ để khôi phục giá trị cổ phiếu, hướng tới mục tiêu đưa vốn hóa công ty trở lại mốc 9.200 tỷ đồng như ban đầu," ông Đoàn Nguyên Đức nói.
Mới đây, , Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Encapital Holdings.
HHS đã chào bán 64 triệu cổ phiếu cho CTCP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy (HoSE: mã chứng khoán TCH) với giá 12.500 đồng/cổ phiếu. Tương ứng HHS đã nhận về 800 tỷ đồng từ đợt chào bán trên.
Giá cổ phiếu Tesla sụt 14% trong phiên giao dịch ngày 5/6 khi Tổng thống Donald Trump dọa cắt hợp đồng chính phủ với các công ty của tỷ phú Elon Musk - CEO của Tesla...
Ngày 4/6, các nhà đầu tư đang phản ứng tiêu cực với đề xuất mua lại Toyota Industries trị giá 33 tỷ USD của Toyota Motor, cho rằng thương vụ này đánh giá thấp giá trị thật của công ty và gây thiệt hại cho cổ đông nhỏ lẻ, dấy lên sự lo ngại về sự công bằng trong một thương vụ tái cấu trúc lớn của giới doanh nghiệp Nhật Bản.
S&P Global Market Intelligence – một nhánh của S&P Global, đã phát triển RiskGauge, một nền tảng ứng dụng công nghệ AI có khả năng thu thập dữ liệu “ẩn” từ hơn 200 triệu trang web, xử lý bằng hàng loạt thuật toán và tạo ra điểm rủi ro cho từng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).
Các công ty công nghệ hàng đầu Hàn Quốc, bao gồm Naver và Kakao, đang đẩy mạnh quan hệ đối tác với các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ trong một chiến lược nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh cuộc đua trí tuệ nhân tạo (AI) toàn cầu ngày càng khốc liệt.
Hội đồng Quản trị CTCP Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam (VEF – UPCoM) vừa phê duyệt kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ lên tới 435%. Phần lớn nguồn chi trả đến từ khoản lợi nhuận đột biến trong quý I/2025.
Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán DXG, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư và kế hoạch tăng sở hữu tại CTCP Đất Xanh Commercial (DXC).
Google vừa lặng lẽ tung ra một ứng dụng thử nghiệm trên Android có tên AI Edge Gallery, cho phép người dùng chạy các mô hình trí tuệ nhân tạo tiên tiến trực tiếp trên điện thoại mà không cần kết nối Internet.
Startup công nghệ về não - Neuralink của Elon Musk đã hoàn tất vòng gọi vốn trị giá 650 triệu USD. Neuralink đang phát triển một giao diện não – máy tính (BCI), hệ thống cho phép chuyển đổi tín hiệu não thành các lệnh điều khiển công nghệ bên ngoài.
Ngày 30/5 vừa qua, HĐQT Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa có quyết định miễn nhiệm chức vụ Tổng giám đốc và dừng tư cách thành viên HĐQT đối với ông Đào Nam Hải.
Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank - Mã chứng khoán HDB) vừa công bố quyết định của Hội đồng Quản trị việc thôi giao nhiệm vụ Phó Tổng Giám đốc đối với ông Nguyễn Đăng Thanh và ông Lê Thanh Tùng từ ngày 1/6, với lý do điều chỉnh chức danh theo mô hình tổ chức mới.
Vingroup luôn là tâm điểm chú ý của giới đầu tư và thị trường tài chính với quy mô hoạt động khổng lồ, bao gồm bất động sản, ô tô điện, công nghệ, bán lẻ, y tế, giáo dục, du lịch,... Những diễn biến này cho thấy khả năng thị trường đang có xu hướng định giá lại hệ sinh thái của Tập đoàn Vingroup sau nhiều năm trầm lắng.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: mã chứng khoán MPC) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, dự kiến diễn ra vào sáng 21/6 tại TP HCM, với mục tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 997 tỷ đồng.
Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) vừa thông báo chốt danh sách cổ đông vào ngày 27/6 để thực hiện quyền chi trả cổ tức năm 2024 bằng cổ phiếu. Ngày giao dịch không hưởng quyền tương ứng 26/6.
Công ty cổ phần Tập đoàn ASG (mã chứng khoán ASG – sàn HoSE) đã công bố thông tin về tình hình thanh toán gốc và lãi trái phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?