Tập đoàn Masan là gì? Để có được vị trí thứ 10 trong tổng số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam và là thương hiệu hàng tiêu dùng số một trong nước, Masan đã nỗ lực trong nhiều năm qua.
Tập đoàn Masan là gì?
Tập đoàn Masan là một trong những công ty lớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, tập trung hoạt động trong ngành hàng tiêu dùng và tài nguyên của Việt Nam. Môt số sản phẩm nổi tiếng của Masan đã có mặt trên thị trường nhiều năm qua như: Tương ớt Chinsu, nước mắm Chinsu, Mỳ Omachi, Vinacafe, Bia Sư Tử Trắng,...Năm 2020, Masan xếp vị trí thứ 10 trong tổng số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam theo VNR500.
Năm 2020, Masan xếp vị trí thứ 10 trong tổng số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam
Quá trình hình thành của Masan
Masan do ông Nguyễn Đăng Quang (hiện là CT HĐQT Masan Group) xây dựng. Tiền thân của Masan Group là một nhà máy sản xuất mỳ gói nhỏ tại Nga của ông Quang thành lập vào năm 1990. Đến năm 2001, thương hiệu Masan Food được đưa về nước. Tháng 11/2004 công ty được thành lập dưới tên là Công ty cổ phần Hàng hải Ma San với số vốn điều lệ 3,2 tỷ đồng.
Tháng 08/2009, Công ty đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn Masan; Ngày 05/11/2009, Ma san đã niêm yết thành công tại Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh; Tháng 7/2015 công ty chính thức sửa tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn Masan được dùng cho tới ngày nay. Tính tới năm 2021, vốn điều lệ của Masan là 11.747 tỷ đồng.
Sau nhiều lần tái cơ cấu, hiện nay, CTCP Tập đoàn Masan đang trực tiếp sở hữu và quản lý ba công ty con đó là: Công ty TNHH MasanConsumerHoldings (nắm 85,7% vốn, kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng như nước mắm, mì gói, nước tương…), Công ty Masan High-Tech Materials (nắm 99,9% vốn, kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản với nòng cốt là mỏ Núi Pháo) và CTCP Masan MeatLife (nắm 80,8% vốn, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, chế biến thịt).
HĐQT và ban Giám đốc Tập đoàn Masan gồm những ai?
HĐQT Masan Group bao gồm: Ông Nguyễn Đăng Quang- Chủ tịch HĐQT, Ông Nguyễn Thiều Nam -Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc, Bà Nguyễn Hoàng Yến - Thành viên HĐQT, Ông Woncheol Park - Thành viên HĐQT, cùng với một số thành viên HĐQT độc lập khác.
Ông Nguyễn Đăng Quang- Chủ tịch HĐQT là ai?
Ông Nguyễn Đăng Quang sinh năm 1963 ở Quảng Trị, có thời gian dài học tập và sinh sống ở Đông Âu. Ông tốt nghiệp Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) của Đại học Kinh tế Nga Plekhanov và Tiến sĩ Khoa học Công nghệ tại Học viện Khoa học Quốc gia Belarus.
CT HĐQT Masan Group Nguyễn Đăng Quang
Sau thời gian học tập tại Nga, ông Quang bắt đầu khởi nghiệp từ những năm 1990 thông qua việc bán mì gói cho những người Việt sinh sống tại đây.
Được một thời gian ông Quang đã xây dựng nhà máy sản xuất mì gói Masan với công suất 30 triệu gói mỗi tháng. Sau đó, ông mở rộng đầu tư sang mặt hàng đậu nành, cá và tương ớt và gặt hái được nhiều thành công. Đến năm 2001, ông Quang quyết định đưa Masan trở về quê nhà và xây dựng nó phát triển tới bây giờ.
Ngoài việc giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc của Tập đoàn Masan, ông Nguyễn Đăng Quang còn là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của Techcombank, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Khai thác Chế biến khoáng sản Núi Pháo.
Ông Nguyễn Thiều Nam - Phó Tổng Giám đốc, Thành viên HĐQT
Ông Nguyễn Thiều Nam sinh ngày 11/12/1970 tại Hà Tĩnh. Ông tốt nghiệp ngành Cử nhân Thương mại - Cử nhân Kinh tế - Đại học Thương mại. Ông Nam hiện là Phó Tổng Giám đốc và là thành viên HĐQT của Công ty. Ông đã từng giữ vai trò điều hành cấp cao tại các công ty con và công ty liên kết của Masan như Masan Consumer và Techcombank.
Bà Nguyễn Hoàng Yến - Thành viên HĐQT
Bà Nguyễn Hoàng Yến sinh ngày 30/07/1963 bà là thành viên HĐQT cũng là Phó Tổng Giám đốc của Masan Consumer, bà là một nhà quản lý điều hành chủ chốt của công ty từ những năm đầu thành lập, khi công ty còn là một công ty kinh doanh thực phẩm.
Ông Woncheol Park - Thành viên HĐQT
Ông David Tan Wei Ming - Thành viên HĐQT
Ông Nguyễn Đoan Hùng - Thành viên HĐQT
Ông Danny Le -Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan
Ông Nguyễn Quỳnh Lâm - Trưởng Ban Kiểm soát
Ông Nguyễn Anh Nguyên - Phó Tổng Giám đốc
Ông Michael Hung Nguyên - Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc Tài chính
Ông Craig Richar Bradshaw Tổng Giám Đốc Masan High-Tech Materials
Ông Phạm Trung Lâm-Tổng Giám Đốc Masan MEATLife
Các mảng kinh doanh chính của Masan group
Hiện Masan đang trực tiếp điều hành ba công ty con: Công ty TNHH Masan ConsumerHoldings kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng; Công ty Masan High-Tech Materials kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản; CTCP Masan MeatLife kinh doanh thức ăn chăn nuôi, chế biến thịt và rót vốn vào Ngân hàng Techcombank.
Masan Group đang nắm giữ 15% cổ phần ngân hàng Techcombank. Ngày 8/6/2021, Techcombank và Masan ra mắt mô hình giao dịch một điểm đến đa tiện ích – CVLife (Convenient Life). Tại mô hình CVLife, các khách hàng có thể thực hiện nhanh các giao dịch ngân hàng như Chuyển tiền, nộp – rút tiền mặt, mở tài khoản số đẹp & phát hành thẻ, đăng ký các dịch vụ ngân hàng điện tử khi đến Vinmart mua sắm.
Cửa hàng Vinmart sử dụng mô hình CVLife
Công ty TNHH Masan ConsumerHoldings là gì?
Công ty TNHH Masan Consumer Holdings là công ty chuyên về sản xuất, kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng tại Việt Nam. Một thương vụ lớn của Masan Consumer Holding gây nhiều chú ý trong tháng 12/2019 đó là: VinCommerce (bán lẻ), Công ty VinEco (nông nghiệp) của Vingroup sát nhập lại với Masan Consumer Holding (tiêu dùng) để thành lập Tập đoàn Hàng tiêu dùng - Bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Masan Group sẽ nắm quyền kiểm soát hoạt động, Vingroup là cổ đông.
Masan Consumer Holding sở hữu hai công ty con là Masan Consumer và Masan Brewery.
Bắt đầu hoạt động từ năm 2000, Masan Consumer là một trong những công ty hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam, Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các loại thực phẩm, gia vị và đồ uống. Sau thương vụ sát nhập với VinCommerce hiện Masan Consumer đang quản lý chuỗi siêu thị bán lẻ Vinmart và Vinmart+.
Những thương hiệu sản phẩm chủ chốt của Masan Consumer bao gồm Chin-su, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi, Kokomi, Vinacafé, Wake Up, Kachi và Vĩnh Hảo. Ngoài thị trường trong nước các sản phẩm của công ty còn được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như: Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Liên Bang Nga, Ba Lan, Nhật Bản, Trung Quốc…
Một số sản phẩm của Masan Consumer
Về kết quả kinh doanh, năm 2020 Masan Consumer đạt 23.343 tỷ đồng doanh thu, tăng 26,3% so với năm trước đó. Còn lợi nhuận sau thuế tăng 13,2% lên mức 4.598 tỷ đồng. Kết thúc quý 1/2021, Masan Consumer ghi nhận doanh thu thần đạt 5.263 tỷ tăng 16% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế tăng nhẹ so với cùng kỳ lên 897 tỷ đồng.
Masan Brewery được thành lập sau khi mua lại Công ty Cổ phần Bia và Nước giải khát Phú Yên năm 2014. Lĩnh vực sản xuất chủ yếu của công ty này là các sản phẩm bia và nước giải khát. Một trong những thương hiệu bia nổi tiếng của Masan Brewery được người tiêu dùng biết đến rộng rãi là bia Sư Tử Trắng.
Masan High-Tech Materials là gì?
Masan High-Tech Materials tiền thân là công ty Masan Resources thành lập ngày 27/04/2010. Công ty chuyên thực hiện hoạt động khai thác khoáng sản và tài nguyên. Mũi nhọn của Masan High-Tech Materials là phát triển dự án mỏ đa kim Núi Pháo tỉnh Thái Nguyên.
Nhà máy Núi Pháo của Masan High-Tech Materials tại Thái Nguyên.
Mỏ Núi Pháo đã được các nhà phân tích hàng đầu trong ngành công nghiệp khai khoáng bao gồm Roskill và Argus Media Ltd đánh giá là một trong những mỏ vonfram lớn nhất thế giới, đã được chứng minh tuân thủ tiêu chuẩn JORC với trữ lượng quặng tiềm năng là 66 triệu tấn. Masan High-Tech Materials hiện là một trong những nhà sản xuất sản phẩm vonfram dòng trung và cao cấp lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc.
Về một số kết quả đạt được, năm 2020, doanh thu thuần của Công ty đạt 7.291 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2019, nộp ngân sách Nhà nước 1.478 tỷ đồng, sản lượng khai thác của Công ty đạt 3.868.995 tấn; thời gian vận hành thực tế của nhà máy đạt 95,4%.
CTCP Masan MeatLife là gì?
Được thành lập dưới tên gọi Masan Nutri-Science vào năm 2011, chính thức đổi tên thành CTCP Masan MeatLife năm 2019. Masan MeatLife là doanh nghiệp sản xuất, phân phối thức ăn chăn nuôi và cung cấp các sản phẩm thịt mát áp dụng nền tảng 3F (FEED-FARM-FOOD) “từ trang trại đến bàn ăn”. Trong đó sản phẩm thịt lợn mát MeatDeli của Masan Life được người tiêu dùng đánh giá rất cao về chất lượng.
Sản phẩm thịt MeatDeli được đánh giá cao của Masan Life
Kết quả kinh doanh của Masan MEATLife, năm 2020 , mặc dù ảnh hưởng lớn do dịch tả lợn Châu Phi và đại dịch Covid-19 nhưng doanh thu thuần hợp nhất vẫn đạt 16.119 tỷ đồng, tăng 17,4% so với năm 2019. Doanh thu mảng thức ăn chăn nuôi trong năm 2020 tăng gần 3%, tổng sản lượng, sau khi liên tục giảm trong các năm 2017 - 2019 do ảnh hưởng bởi các bệnh dịch trên lợn.
Sang năm 2021, doanh thu thuần quý I của Masan MEATLife đạt 4.704 tỷ đồng tăng 1.306 tỷ đông (+38%) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó ngành thức ăn chăn nuôi tăng trưởng 842 tỷ đồng và ngành thịt, chăn nuôi tăng 247 tỷ đồng.
Các hoạt động vì cộng đồng của Masanvà các công ty thành viên
Trong năm 2020, Tập đoàn Masan cùng các công ty thành viên đã triển khai nhiều hoạt động thiện nguyện. Một số chương trình như xây cầu, làm đường, tặng học bổng và máy lọc nước cho một số địa phương tại tỉnh Long An. Tháng 10/2020, Masan hỗ trợ hơn 12 tỷ đồng giúp người dân miền Trung khắc phục hậu quả mưa lũ
Bên cạnh đó Masan cũng có nhiều hoạt động ủng hộ nhà nước nhằm đẩy lùi dịch bệnh. Tháng 6/2021, Tập đoàn Masan ủng hộ 60 tỷ đồng vào Quỹ vaccine phòng chống dịch Covid-19 và ủng hộ 2 máy ECMO cho Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhân dân Gia Định và 6.000 kit xét nghiệm Covid-19 cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) trị giá tương đương 10 tỷ đồng. Ngoài ra Masan High-Tech Materials thành viên của Masan Group cũng ủng hộ 300 triệu đồng vào quỹ phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh Thái Nguyên
Bài viết giúp các bạn hiểu thêm về Masan Group và CT HĐQT Nguyễn Đăng Quang. Người đã đưa Masan từ 1 công xưởng sản xuất mỳ gói tới công ty đa ngành phát triển nhất Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng.
Sau 2 buổi tổng hợp luyện, 1 buổi sơ duyệt cấp Nhà nước diễn ra tại TP HCM, sáng ngày (27/4), lễ tổng duyệt diễu binh, diễu hành diễn ra tại đường Lê Duẩn. Đây là bước chuẩn bị cuối cùng cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra vào sáng 30/4 tới.
Chào đón đại lễ 30/4-1/5, từ trung tuần tháng 4, nhiều siêu thị, trung tâm mua sắm đã tăng cường khuyến mại, thu hút người dân đến mua sắm; nhiều chương trình kích cầu đang được triển khai giảm giá từ 10%, 30% đến giảm 50%...
Trong giai đoạn 2021-2024, tỷ số giới tính khi sinh ở nước ta là 109,8 trẻ trai/100 trẻ gái. Riêng năm 2024, tỷ số này là 110,7 trẻ trai/100 trẻ gái. Thậm chí, có địa phương ghi nhận tỷ số này ở mức gần 120 trẻ trai/100 trẻ gái.
Tại cơ quan công an, bước đầu, đối tượng Phạm Vũ Khiêm, Giám đốc Công ty TNHH công nghệ Herbitech khai nhận đã sửa khoản chỉ tiêu đạt công bố sản phẩm, cụ thể là sửa nội dung không đạt thành đạt để đưa ra thị trường.
Hai sản phẩm "Ăn ngon Baby Shark" và "sản phẩm Medi Kid Calcium K2", do Công ty TNHH Công nghệ Herbitech, có địa chỉ tại khối 8, xã Phù Lỗ, Huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội, sản xuất.
Trong quý I/2025, Chi cục Quản lý thị trường TP HCM đã kiểm tra bảy vụ, tạm giữ hơn 2.600 hộp sữa các loại và 40 kg bột sữa, tổng trị giá hơn 188 triệu đồng, xử phạt trên 165 triệu đồng, buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm.
Dự kiến, HĐND, UBND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thuộc thành phố trực thuộc Trung ương sẽ chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động từ ngày 1/7.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa yêu cầu thu hồi 12 loại sữa bột giả và khuyến cáo người dân không sử dụng 72 sản phẩm sữa của Công ty cổ phần dược Quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood, đang được tiếp tục điều tra.
Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả.
Để bảo đảm số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo yêu cầu, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố đã tổ chức Hội nghị vào ngày 23/4/2025 và thống nhất điều chỉnh số lượng là 16 đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố sau sắp xếp.
Bộ Công an vừa công bố danh sách 84 sản phẩm sữa đã thu giữ trong vụ án liên quan đường dây sản xuất sữa giả tại Công ty cổ phần dược quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
Ngày 22/4, Cục Hàng không Việt Nam đã quyết định thành lập đoàn kiểm tra công tác khai thác tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sau khi ghi nhận nhiều phản ánh từ hành khách về tình trạng chậm và hủy chuyến bay hàng loạt trong những ngày qua.
Ngày 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về chuẩn bị đàm phán, thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững với Hoa Kỳ.
Công ty TNHH Lavender Sài Gòn bị xử phạt 30 triệu đồng do quảng cáo có sử dụng các từ ngữ "nhất", "duy nhất", "số một" hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định.
Chủ nhân của số thực phẩm này được xác định là một phụ nữ SN 1992, trú tại huyện Thường Tín, Hà Nội. Lực lượng chức năng thu giữ khoảng 20 tấn thịt gà đông lạnh, thịt gà ủ muối và nội tạng gia cầm.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?