Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh những kết quả đã đạt được cũng như dự định hợp tác, đầu tư của các tập đoàn với Việt Nam trong thời gian tới, nhất là trong lĩnh vực điều trị ung thư; đánh giá việc đầu tư vào Việt Nam là lựa chọn thông minh, góp phần hình thành hệ sinh thái phát triển ngành công nghiệp dược phẩm, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Trong chương trình chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ, sáng 31/7, tại thủ đô New Delhi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn hàng đầu của Ấn Độ trong lĩnh vực dược phẩm.
Thủ tướng đã có các cuộc tiếp ông P. Ramesh Babu, Chủ tịch, Giám đốc điều hành tập đoàn SMS Pharmaceuticals và ông Narendra Reddy, Giám đốc điều hành Công ty Sri Avantika; tiếp ông Dharmesh Shah, Chủ tịch sáng lập tập đoàn dược phẩm BDR.
Thủ tướng tiếp ông P. Ramesh Babu, Chủ tịch, Giám đốc điều hành tập đoàn SMS Pharmaceuticals - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
SMS Pharmaceuticals được thành lập năm 1990, là một trong những doanh nghiệp sản xuất dược phẩm lớn nhất Ấn Độ. Hiện tập đoàn có 4 cơ sở sản xuất và 02 trung tâm nghiên cứu với 1.000 nhân viên. Còn Sri Avantika là doanh nghiệp được thành lập từ năm 1992, hoạt động đa lĩnh vực khai khoáng, dược phẩm, cơ sở hạ tầng, thương mại…
Lãnh đạo SMS Pharmaceuticals đánh giá Việt Nam đang phát triển rất năng động, môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng thuận lợi và là nơi thu hút đầu tư số 1.
SMS Pharmaceuticals và Sri Avantika Contractors đã thành lập liên doanh với công ty Việt Nam để đề xuất phát triển Khu công nghiệp Dược phẩm công nghệ cao tại khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa) với số vốn đầu tư khoảng 200 triệu USD trong giai đoạn 1 và sẽ thúc đẩy, thu hút tổng vốn đầu tư khoảng 4-5 tỷ USD trong hơn 10 năm tới, sản xuất các sản phẩm hướng tới thị trường Hoa Kỳ và châu Âu.
Tập đoàn kỳ vọng khu công nghiệp này sẽ thu hút các nhà đầu tư thứ cấp (hiện khoảng 50 nhà đầu tư thứ cấp đã bày tỏ quan tâm tới dự án này), tạo nhiều việc làm cho người dân và giúp nâng cao năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam.
Thủ tướng tiếp ông Dharmesh Shah, Chủ tịch sáng lập tập đoàn dược phẩm BDR - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Còn tập đoàn BDR được thành lập năm 2002, là nhà sản xuất sản phẩm điều trị ung thư lớn nhất tại Ấn Độ với 80% thị phần trong nước. BDR sở hữu chuỗi cung ứng khép kín, từ sản xuất nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm, với 9 nhà máy tại Ấn Độ và 1 nhà máy tại Algeria. Năm 2023, BDR có 3.200 nhân viên, doanh thu đạt 250 triệu USD và lợi nhuận đạt 90 triệu USD.
Tập đoàn thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam từ năm 2022; hiện đang cung cấp nguyên liêu dược phẩm đầu vào bào chế thuốc điều trị ung thư cho một số nhà máy tại Việt Nam và chuẩn bị được phê chuẩn cấp phép phân phối các loại thuốc điều trị một số loại bệnh ung thư.
Lãnh đạo tập đoàn cho biết mong muốn trở thành nhà đầu tư chiến lược, lâu dài về dược phẩm tại Việt Nam, đang nghiên cứu lựa chọn địa điểm để đầu tư, sản xuất các loại thuốc quan trọng, thế hệ mới và chuyển giao công nghệ, nhất là trong điều trị ung thư, AIDS…, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Tại các cuộc tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao hoạt động kinh doanh hiệu quả của các tập đoàn trong lĩnh vực dược phẩm tại Ấn Độ, những đóng góp trong việc sản xuất các loại thuốc điều trị các bệnh nan y.
Thủ tướng hoan nghênh những kết quả đã đạt được cũng như dự định hợp tác, đầu tư của các tập đoàn với Việt Nam trong thời gian tới, nhất là trong lĩnh vực điều trị ung thư; đánh giá việc đầu tư vào Việt Nam là lựa chọn thông minh, góp phần hình thành hệ sinh thái phát triển ngành công nghiệp dược phẩm, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Thủ tướng cho biết y tế, dược phẩm là lĩnh vực được Việt Nam rất quan tâm và có chính sách khuyến khích, ưu đãi. Tiềm năng hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực dược phẩm rất lớn, hiện các loại thuốc của Ấn Độ chiếm khoảng 33% thị phần thuốc tại Việt Nam.
Việt Nam có thị trường lớn với dân số 100 triệu dân, nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động và đã ký kết, đàm phán nhiều hiệp định thương mại tự do. Việt Nam cũng có nguồn nguyên liệu dược phẩm phong phú. Đây là cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp dược Ấn Độ.
Đối với các đề xuất hợp tác, Thủ tướng đề nghị các tập đoàn tiếp tục trao đổi, làm việc với Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương liên quan để triển khai các thủ tục theo quy định; đề nghị tích cực tham gia góp ý hoàn thiện thể chế, chính sách, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực dược phẩm với phía Việt Nam.
Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam luôn ủng hộ, sẵn sàng tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó có các doanh nghiệp Ấn Độ.
Trên cơ sở phát huy quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ, tin cậy chính trị cao, tương đồng về văn hóa, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi", "đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện là phải có kết quả, sản phẩm cụ thể", triển khai công việc "rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ kết quả", có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó; triển khai các dự án ra sản phẩm chất lượng cao, tiêu thụ tốt, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân và "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ" giữa các chủ thể, "cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng, cùng phát triển".
Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng (mã chứng khoán HND) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV năm 2024, báo lỗ ròng 246 triệu đồng trong quý IV/2024, đây là quý lỗ thứ 2 liên tiếp của đơn vị này. Song HND ghi nhận lãi sau thuế lũy kế đạt 422 tỷ đồng.
Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TPHCM vừa công khai danh sách 100 đơn vị chậm đóng BHXH từ 6 tháng trở lên và số tiền lớn. Đứng đầu là CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) đã chậm đóng BHXH trong 15 tháng.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán: SBB) vừa công bố sơ bộ kết quả kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 6.039 tỷ đồng, tăng 31% so với năm trước, hoàn thành 103% kế hoạch.
CTCP Chứng khoán SSI (mã chứng khoán SSI) vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý IV/2024, ghi nhận mức dư nợ cho vay gần 22.000 tỷ đồng, lãi trước thuế cả năm ước hơn 3.500 tỷ đồng.
Mới đây, Tòa án Nhân dân TPHCM đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với CTCP Thực phẩm đông lạnh KIDO (Kido Foods) và CTCP Dat Viet Media, trong bối cảnh tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu kem nổi tiếng Celano.
Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 (mã chứng khoán DP2) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2024 ghi nhận doanh thu thuần đạt 52 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, DP2 ghi nhận lãi sau thuế 2 tỷ đồng ngắt chuỗi thua lỗ kéo dài 20 quý liên tiếp.
CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (HoSE: mã chứng khoán CII) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2024 ghi nhận doanh thu thuần đạt 757 tỷ đồng, giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ 2023.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank - HoSE: mã chứng khoán CTG) vừa công bố thông tin Báo cáo kết quả chào bán trái phiếu ra công chúng đợt 1.
ABBank cho biết, sau khi rời HĐQT, ông Vũ Văn Tiền sẽ tập trung dẫn dắt, chỉ đạo Ủy ban Chiến lược Phát triển bền vững ESG vừa được thành lập của ABBank.
Tập đoàn Địa ốc No Va (Novaland, HoSE: NVL) vừa công bố thông tin về việc chậm thanh toán lãi đối với các trái phiếu chuyển đổi niêm yết quốc tế trị giá gần 321 triệu USD.
Hội đồng quản trị (HĐQT) Vietcombank vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Tuân- Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB) giữ chức vụ Phó tổng giám đốc Vietcombank.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa cho biết, đã ra quyết định xử phạt hành chính số tiền 92,5 triệu đồng đối với Công ty TNHH Đầu tư Central Capital do hành vi không công bố thông tin, công bố thông tin sai hạn về tình hình tài chính, trái phiếu của doanh nghiệp.
Công ty CP Rượu và Nước giải khát Hà Nội (Halico, mã chứng khoán HNR) vừa báo cáo tài chính quý IV/2024, báo lỗ gần 1 tỷ đồng, cả năm 2024, Halico lỗ hơn 8,4 tỷ đồng.
Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post - Mã chứng khoán VTP) vừa công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc thành lập công ty tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, bà Trần Phương Ngọc Thảo - Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (mã chứng khoán PNJ) - đã mua thành công 4 triệu cổ phiếu PNJ.
CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (Mã chứng khoán DLG) dự kiến chi ra 6 tỷ đồng để mua lại cổ phần tại một công ty liên kết cũ mà đơn vị đã thoái vốn trước đây.
Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) kiện tỷ phú Musk vì không công khai đúng hạn việc sở hữu cổ phần Twitter trước khi mua lại công ty này vào năm 2022.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?