Tái tổ chức
Reorganization
Hình minh họa
Tái tổ chức
Khái niệm
Tái tổ chức trong tiếng Anh là Reorganization.
Tái tổ chức là một quá trình được thiết kế để phục hồi một công ty gặp khó khăn về tài chính hoặc phá sản. Tái tổ chức liên quan đến việc điều chỉnh lại tài sản và nợ trên báo cáo tài chính của công ty, cũng như tổ chức các cuộc đàm phán với chủ nợ để sắp xếp các khoản thanh toán nợ còn lại.
Tái tổ chức là một nỗ lực để duy trì hoạt động của một công ty đang phải đối mặt với phá sản thông qua các thỏa thuận đặc biệt và tái cấu trúc để giảm thiểu khả năng tái diễn các tình huống trong quá khứ.
Quá trình tái tổ chức được giám sát bởi tòa án và tập trung vào việc tái cấu trúc tài chính của công ty sau khi phá sản. Trong thời gian này, công ty được bảo vệ khỏi khiếu nại của các chủ nợ.
Sau khi tòa án phá sản phê duyệt kế hoạch tái tổ chức, công ty sẽ trả nợ cho các chủ nợ trong khả năng tối đa, cũng như cơ cấu lại tài chính, hoạt động, quản lí và bất cứ điều gì khác được coi là cần thiết để vực dậy doanh nghiệp.
Luật phá sản của Mỹ cho phép các công ty đại chúng lựa chọn để tái tổ chức, đàm phán lại khoản nợ của họ với các chủ nợ để cố gắng có được các điều khoản tốt hơn. Doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động và trả nợ. Đây được coi là một bước quyết liệt, và quá trình này phức tạp và tốn kém.
Ảnh hưởng của tái tổ chức tới cổ đông
Tái tổ chức thường không tốt cho các cổ đông và chủ nợ, do họ thể mất một phần đáng kể hoặc toàn bộ khoản đầu tư của mình. Nếu công ty thành công từ việc tái tổ chức, nó có thể phát hành cổ phiếu mới, điều này sẽ loại bỏ các cổ đông trước đó.
Nếu việc tổ chức lại không thành công, công ty sẽ thanh lì và bán bớt bất kì tài sản nào còn lại. Các cổ đông sẽ là những người cuối cùng có thể nhận bất kì khoản tiền nào còn lại sau khi trả tiền cho các chủ nợ, trái chủ và cổ đông ưu đãi, và trong một số trường hợp, họ không nhận được gì.
Tái tổ chức cấu trúc công ty
Tái tổ chức cũng có thể có nghĩa là một sự thay đổi trong cấu trúc hoặc quyền sở hữu của một công ty thông qua việc sáp nhập hoặc hợp nhất, chuyển nhượng, thay đổi cơ cấu vốn hoặc thay đổi cấu trúc quản lí - hay còn được gọi là tái cấu trúc (restructuring).
Kiểu tái tổ chức này có nhiều khả năng là tin tốt cho các cổ đông vì nó được kì vọng sẽ cải thiện hiệu suất của công ty. Để thành công, việc tái tổ chức phải cải thiện khả năng ra quyết định và thực thi của công ty. Kiểu tái tổ chức này có thể diễn ra sau khi một công ty có được một tổng giám đốc điều hành mới.
Trong một số trường hợp, kiểu tái tổ chức thứ hai có thể là tiền thân cho loại tái tổ chức đầu tiên. Nếu công thất bại trong việc tái tổ chức thông qua biện pháp nào đó - ví dụ như sáp nhập, thì sau đó nó có thể cố gắng tái tổ chức thông qua luật phá sản của Mỹ.
(Theo investopedia)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?