Stavian Hóa chất là gì? Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Stavian Hóa chất

Stavian tên đầy đủ là Công ty cổ phần Stavian hóa chất (Stavian Chemical) được thành lập vào năm 2009. Sau hơn 10 năm phát triển, Stavian đã lọt xếp hạng 29 trong top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.

Stavian Chemical hiện đang dẫn đầu ngành nhựa tại Việt Nam. Ảnh: Stavian Chemical

Stavian Chemical là công ty gì?

Stavian là Công ty Cổ phần Stavian hóa chất (Stavian Chemical) được thành lập vào năm 2009 với tên gọi Công ty Cổ phần Nhựa Opec (Opec Plastics) và chỉ sau ít năm phát triển Opec đã nằm trong Top 10 nhà phân phối nhựa lớn nhất Việt Nam.

Công ty Cổ phần Nhựa Opec, tiền thân là Nhà máy Nhựa Á Châu đi vào hoạt động từ năm 2002. Đến tháng 9/2009, Công ty Nhựa Opec được thành lập, với lĩnh vực chính là chuyên kinh doanh nhập khẩu và phân phối hạt nhựa (PVE, PVC). Opec hiện nằm trong số những doanh nghiệp có thị phần luôn dẫn đầu thị trường trong nước.

Kế thừa kinh nghiệm ngành của đội ngũ và công ty tiền thân từ 2004, đến nay Nhựa Opec đã đạt vị thế là công ty thuộc Top đầu về phân phối hạt nhựa tại khu vực và trên thế giới. Với định hướng đa ngành, đa quốc gia, Opec Plastics hướng tới phát triển bền vững, tạo ra hàng vạn công ăn việc làm và đảm bảo thu nhập cao cho người lao động, mang lại lợi ích cho các cổ đông, các nhà đầu tư và quý khách hàng, góp phần vào sự phát triển kinh tế quốc gia.

Năm 2020, Opec Plastics xếp hạng 40 trong Top 100 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam và thứ hạng 91 trong Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Opec Plastics cũng tự hào xếp hạng thứ 22 trong TOP 100 nhà phân phối hóa chất lớn nhất toàn cầu và xếp hạng 6 TOP 100 nhà phân phối hóa chất lớn nhất ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong năm 2020 – kết quả xếp hạng được đánh giá bởi tổ chức ICIS (Independent Commodity Intelligence Services) – tổ chức uy tín đã có mặt trên thế giới 150 năm qua.

Ngày 1/7/2021, Công ty Cổ phần Nhựa Opec (Opec Plastics) đã chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Stavian Hóa chất (Stavian Chemical). Việc đổi tên nằm trong kế hoạch của Công ty với mong muốn hiện thực hóa tầm nhìn và triển khai chiến lược về thương hiệu.

Không chỉ hoạt động trong nước, ngoài trụ sở chính tại Việt Nam thì Stavian còn có các Văn phòng đại diện, chi nhánh tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới, cụ thể: Châu Á (Hàn Quốc, Ả Rập Xê-út, Ấn Độ, Trung Quốc, Singapo, Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Campuchia), Châu Âu (Nga, Bỉ, Thổ Nhĩ Kỳ), Châu Phi (Ai Cập), Châu Mỹ (Hoa Kỳ, Canada, Brazil, Mexico). Theo thống kê, Stavian Chemical đã có mặt tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành nhựa, Stavian Hóa Chất - Stavian Chemical (tên cũ Nhựa Opec) đang là công ty top đầu về phân phối hạt nhựa tại khu vực và trên thế giới, đồng thời cũng được biết đến như một trong những doanh nghiệp sản xuất bao bì sinh học tự hủy hàng đầu cả nước.

Ban lãnh đạo của Stavian Chemical

Ông Đinh Đức Thắng - Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị

Ông Đinh Đức Thắng là người sáng lập Stavian Group và Opec Plastics. Ông đã có nhiều năm kinh nghiệm trong công nghệ hóa dầu và công nghiệp thực phẩm, cũng như có nhiều năm làm việc cho các tập đoàn đa quốc gia Châu Âu. Ông là Tiến sĩ Công nghệ hóa học tại Đại học quốc gia Moscow và MBA, Shidler College of Business, Đại học Hawaii tại Mānoa.

Ông Đinh Đức Thắng - Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị của Stavian Chemical. Ảnh: Stavian Chemical

Ông Nguyễn Minh Tú - Tổng Giám Đốc

Ông Nguyễn Minh Tú từng là CEO của Công ty Nhựa Á Châu và là một trong những nhân sự chủ chốt của VINAMOTOR. Ông đã có hơn 10 năm làm việc trong ngành nhựa và đã giành được nhiều giải thưởng Lãnh đạo và Doanh nhân xuất sắc.

Ông Nguyễn Trọng Tiến - Phó Tổng Giám Đốc

Ông Nguyễn Trọng Tiến giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc quản lý tài chính của Stavian Group. Ông từng giữ vị trí CFO của Mareven Food Central, một công ty hàng đầu Châu Âu hoạt động trong ngành thực phẩm với doanh thu 1 tỷ USD.

Ông Lê Văn Chung - Phó Tổng Giám Đốc

Ông Lê Văn Chung từng giữ vị trí quản lý chủ chốt của Mareven Food Central nhiều năm và là chuyên gia quản lý hệ thống SAP - ERP. Là thành viên chủ chốt từ những ngày đầu, ông đã đóng góp đáng kể vào sự thành công của Stavian Group.

Ông Nguyễn Đức Hà - Phó Tổng Giám Đốc

Ông Nguyễn Đức Hà có kiến thức và kinh nghiệm trong việc phát triển và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất các sản phẩm nhựa. Ông phụ trách khối sản xuất và các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng của Stavian Group.

Lĩnh vực hoạt động

Nhựa

Với 17 năm kinh nghiệm trong ngành nhựa, Opec Plastics đang là nhà phân phối hạt nhựa lớn nhất tại thị trường Việt Nam và Đông Nam Á, đồng thời cũng được biết đến như một trong những doanh nghiệp sản xuất bao bì sinh học tự hủy hàng đầu cả nước, đồng thời là nhà phân phối hạt nhựa lớn thứ 23 trên thế giới.

Mới chỉ đáp ứng 15% nhu cầu nguyên vật liệu, ngành nhựa Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển

Các sản phẩm chính bao gồm:

- Hạt nhựa nguyên sinh: Các loại hạt nhựa PP, PE và các loại hạt nhựa khác

- Bao bì tự hủy: Túi siêu thị, túi đựng rác và các sản phẩm bao bì nhựa gia dụng khác

Giấy và bột giấy

MARUNI được thành lập vào năm 2013, hoạt động chính là kinh doanh hàng hóa, quản lý rủi ro và cung cấp các giải pháp tài chính. Sản phẩm chủ lực của MARUNI bao gồm bột giấy và giấy, viên gỗ, hóa chất và danh mục sản phẩm đang dần được đa dạng, mở rộng theo nhu cầu thị trường.

Phân phối

Stavian Phân phối (SDC) là công ty phân phối hàng tiêu dùng thuộc Stavian. Đây là nhà phân phối độc quyền của nhiều nhãn hàng lớn trên thế giới và Việt Nam trong ngành hàng tiêu dùng. Bên cạnh đó, SDC cũng sở hữu 2 nhà máy sản xuất và hệ thống kho bãi, thiết lập hợp tác với các đại lý lớn nhỏ và các nhà phân phối quy mô rộng và là đối tác chiến lược của các chuỗi siêu thị lớn tại tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc.

Các sản phẩm được phân phối bao gồm: Bao bì và Màng bọc, Sản phẩm Nhựa gia dụng, Sản phẩm Giấy gia dụng, Sản phẩm Mẹ và Bé, Thực phẩm hữu cơ…

Logistic

OPL Logistics cung cấp các dịch vụ Logistic theo tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm: - Dịch vụ vận tải (Đường biển, đường hàng không, đường sông, đường bộ/đường sắt kết hợp); Dịch vụ kho bãi; Dịch vụ hải quan, hỗ trợ Xuất Nhập Khẩu

Quá trình hình thành và phát triển của Stavian Chemical

Giai đoạn 1: Khởi nghiệp (2009 – 2014)

  • Thành lập công ty cổ phần nhựa Opec
  • Nhà máy Hưng Yên được xây dựng và đi vào hoạt động.
  • Nằm trong Top 10 nhà phân phối nhựa lớn nhất Việt Nam.

Giai đoạn 2: Bùng nổ tại thị trường Việt Nam (2014 – 2016)

  • Đứng đầu về sản lượng phân phối hạt nhựa tại Việt Nam
  • Xếp thứ 76 trong Top 500 công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam
  • Xếp thứ 226 trong Top 500 công ty lớn nhất Việt Nam
  • Đứng đầu về sản lượng phân phối hạt nhựa tại Việt Nam
  • Xếp thứ 76 trong Top 500 công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam
  • Xếp thứ 226 trong Top 500 công ty lớn nhất Việt Nam

Giai đoạn 3: Nhà phân phối hàng đầu (2016 -2018)

  • Doanh thu 700 triệu USD trong năm 2018
  • Đứng đầu về sản lượng phân phối hạt nhựa ở Đông Nam Á
  • Xếp thứ 50 trong Top 100 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam
  • Xếp thứ 118 trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
  • Doanh thu 700 triệu USD trong năm 2018
  • Đứng đầu về sản lượng phân phối hạt nhựa ở Đông Nam Á
  • Xếp thứ 50 trong Top 100 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam
  • Xếp thứ 118 trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

Giai đoạn 4: Nhà giao dịch quốc tế (Từ 2019 - nay)

  • Trở thành Nhà giao dịch quốc tế đứng đầu Việt Nam
  • Được đánh giá nắm trong TOP các nhà phân phối hạt nhựa toàn

Khát vọng "cách mạng xanh" ngành nhựa

Theo Tuyên ngôn của Stavian Chemical: “Phát triển bền vững là một trong những yếu tố chủ chốt trong tầm nhìn của Stavian Chemical, được cân nhắc cẩn trọng trong mọi quyết định kinh doanh của công ty. Chúng tôi cam kết đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng quốc tế, nâng cao trách nhiệm xã hội và công dân toàn cầu của doanh nghiệp, tham gia bảo vệ môi trường với nhiều chương trình và sáng kiến bền vững.”

Công ty cổ phần Stavian Chemical là doanh nghiệp tiên phong trong ngành nhựa cung cấp giải pháp điều phối toàn diện giữa đơn vị lọc hoá dầu và đơn vị sản xuất nhựa với mô hình dịch vụ khép kín bao gồm chuỗi dịch vụ Logistics, vận chuyển, kho bãi và các thủ tục liên quan.

Không khó để công nhận công ty này chính là điểm sáng tiêu biểu của ngành nhựa với chuỗi cung ứng tuần hoàn và giải pháp “One-stop-shop”, đóng vai trò tích cực trong việc góp phần phát triển tối ưu ngành công nghiệp nền tảng đối với mảng nguyên liệu nhựa và hoá chất.

Trong ngành thương mại - dịch vụ, mô hình “One-stop-shop” được định nghĩa là mô hình kinh doanh cung cấp cho khách hàng mọi dịch vụ họ cần từ một nhà cung cấp duy nhất. Đối với ngành nhựa, trên thị trường hiện nay cũng có hàng nghìn đơn vị lọc hóa dầu (“nhà cung cấp” hạt nhựa nguyên sinh) và hàng nghìn đơn vị sản xuất nhựa (“nhà sản xuất”). Nếu để “nhà cung cấp” và “nhà sản xuất” đặc thù này tự kết nối sẽ tạo thành một mạng lưới vô cùng phức tạp khiến chuỗi cung ứng hoạt động không hiệu quả và tối ưu.

Nắm rõ thực trạng trên, Công ty Cổ phần Stavian Hóa chất (Stavian Chemical) đã tiên phong cung cấp giải pháp điều phối toàn diện giữa “nhà cung cấp” và “nhà sản xuất”, nhờ năng lực kết nối giao thương quốc tế cũng như thế mạnh sẵn có về logistics bao gồm cả dịch vụ vận chuyển, kho bãi và các thủ tục liên quan.

Thành tích của Stavian Chemical

Công ty Cổ phần Stavian Hóa chất vinh dự được chứng nhận xếp hạng thứ 29 trong Top 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (VNR500)
  • Năm 2021, xếp thứ 22 trong danh sách 100 công ty phân phối hóa chất lớn nhất thế giới của tạp chí ICIS Chemical Business. Bảng xếp hạng 100 nhà phân phối hóa chất lớn nhất toàn cầu và từng khu vực địa lý của ICIS được coi là nguồn thông tin tham khảo toàn diện nhất cho ngành. Cụ thể, Stavian Chemical là công ty phân phối hóa chất lớn thứ 22 trên thế giới và lớn thứ 6 tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
  • Xếp hạng thứ 29 trong danh sách VNR500 - top 500 công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam (thống kế tất cả các ngành, vươn lên từ vị trí số 40 trong năm 2020.
  • Năm 2019, Stavian Chemical được công nhận là một trong những doanh nghiệp đóng thuế nhiều nhất cho tỉnh Hưng Yên.
  • Năm 2018, Stavian Chemical đã nhận được nhiều giải thưởng Doanh nghiệp tiêu biểu qua nhiều năm do Hiệp hội Nhựa Việt Nam (thuộc Bộ Công Thương), Phòng Thương mại và Công nghệ Việt Nam (VCCI) và Hanoi SME trao tặng.
  • Năm 2015, Hệ thống quản lý chất lượng sản xuất các sản phẩm bao bì tự hủy sinh học của Stavian Chemical được chứng nhận đạt chất lượng ISO 9001-2015 của tổ chức GICG.

Doanh thu hằng năm tới chục nghìn tỷ nhưng lợi nhuận thấp bất ngờ

Đi cùng quá trình tăng vốn, quy mô tổng tài sản của Stavian cũng liên tục gia tăng qua từng năm. Đến cuối năm 2019, tổng tài sản của Nhựa Opec đạt 7.210 tỷ đồng, gần gấp đôi so với cuối năm 2016. Vốn chủ sở hữu thậm chí đã tăng gấp hơn 8 lần trong khoảng thời gian này, đạt mức 675 tỷ đồng vào cuối năm 2019.

Với vốn chủ sở hữu "mỏng", phần lớn tài sản của Nhựa Opec được tài trợ bởi nợ phải trả, với tỷ lệ trên tổng tài sản thường xuyên duy trì trên 90% .

Dù mức độ sử dụng đòn bẩy vốn đang có dấu hiệu giảm dần qua từng năm, tuy nhiên, việc duy trì tỷ lệ nợ phải trả ở mức cao ít nhiều đã tạo ra áp lực không nhỏ lên tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của Nhựa Opec.

Năm 2019, Nhựa Opec đạt 16.162 tỷ đồng doanh thu, ghi nhận mức tăng trưởng 11,5% so với cùng kỳ và là mức cao nhất kể từ khi hoạt động. Tuy nhiên, doanh nghiệp này chỉ thu về vỏn vẹn 37 tỷ đồng lợi nhuận ròng, giảm tới 64% so với năm trước đó. Biên lợi nhuận vỏn vẹn 0,22% tương đương 1.000 đồng doanh thu chỉ mang về hơn 2 đồng lãi.

Trong khi đó hai doanh nghiệp cùng ngành là Nhựa Tiền Phong và Nhựa Bình Minh thì nhưng chênh lệch biên lợi nhuận tới vài chục lần khiến Nhựa Opec trở nên lép vế về khía cạnh sinh lời.

Con số này có thể do Nhựa Opec hoạt động trong mảng phân phối và chịu áp lực tài chính quá lớn. Tuy nhiên, ngay cả một doanh nghiệp có phần tương đồng như Công ty cổ phần Nhựa An Phát Xanh (AAA) cũng đạt biên lợi nhuận ròng 4-5% mỗi năm.

Lợi nhuận không theo kịp quá trình tăng vốn khiến các tỷ suất sinh lời của Nhưa Opec chỉ ở mức thấp. Năm 2019, hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) vỏn vẹn 0,5% trong khi hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng chỉ ở mức xấp xỉ 5,5%.

Nhựa Opec: Quy mô lớn nhất ngành với doanh thu hơn 16.000 tỷ - Ảnh 1.

Theo VietnamFinance, ngoài Nhựa Opec, ông Đinh Đức Thắng còn là người đại diện pháp luật, điều hành một số doanh nghiệp khác thuộc Stavian Group như Công ty TNHH Tập đoàn Stavian, Công ty TNHH Stavian Việt Nam Holdings, Công ty Cổ phần Stavian Hóa chất...

Đáng chú ý, các công ty này cùng có chung đặc điểm đó là doanh thu rất cao, song lợi nhuận và nhân sự rất mỏng.

Điển hình như Nhựa Opec (công ty mẹ), pháp nhân lõi được chủ tịch HĐQT Đinh Đức Thắng sở hữu 50% vốn, tổng giám đốc Nguyễn Minh Tú sở hữu 30% vốn và phó tổng giám đốc Nguyễn Đức Hà sở hữu 5% vốn.

Công ty Cổ phần Vận tải biển OPL, một thành viên chủ chốt trong hệ sinh thái Nhựa Opec có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, OPL đem về gần 80 tỷ đồng doanh số vào năm 2016, đến năm 2019 đạt 360 tỷ đồng. Dù con số tăng trưởng doanh thu là vô cùng ấn tượng, thế nhưng doanh nghiệp này lại lãi vô cùng thấp, cao nhất đạt 5 tỷ đồng và có năm còn lỗ ròng 2 tỷ đồng. Tổng tài sản cuối năm 2019 đạt 130 tỷ đồng.

Dưới sự điều hành của ông Thắng, các công ty thành viên khác của Stavian Group cũng nằm trong bối cảnh tương tự. Stavian Việt Nam Holdings, Tập đoàn Stavian, Stavian Hóa chất đều có số lượng nhân viên lác đác 3-5 người, lợi nhuận rất khiêm tốn so với doanh số...

https://tieudung.thuonghieusanpham.vn/stavian-hoa-chat-la-gi-qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-cong-ty-cp-stavian-hoa-chat-34779.html

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nhóm Dragon Capital hoàn tất mua vào hơn 1,5 triệu cổ phiếu KDH

Nhóm Dragon Capital hoàn tất mua vào hơn 1,5 triệu cổ phiếu KDH

Doanh nghiệp

Nhóm quỹ ngoại Dragon Capital vừa mua vào thành công hơn 1,5 triệu cổ phiếu KDH, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu vốn tại Nhà Khang Điền lên 9,109%.

Ông Nguyễn Văn Đạt Chủ tịch HĐQT Phát Đạt bị giải chấp hàng triệu cổ phiếu PDR

Ông Nguyễn Văn Đạt Chủ tịch HĐQT Phát Đạt bị giải chấp hàng triệu cổ phiếu PDR

Doanh nghiệp

Chứng khoán LPBank (LPBS) dự kiến bán giải chấp 2.222.500 cổ phiếu PDR thuộc sở hữu của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt, bắt đầu từ ngày 10/4.

Hưng Thịnh Quy Nhơn bị 'tuýt còi' do không công bố thông tin

Hưng Thịnh Quy Nhơn bị 'tuýt còi' do không công bố thông tin

Doanh nghiệp

Thanh tra UBCKNC ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Dịch vụ Giải trí Hưng Thịnh Quy Nhơn do không thực hiện công bố thông tin.

Tập đoàn Hà Đô (HDG) đặt mục tiêu lợi nhuận  năm 2025 gấp 2,4 lần năm trước

Tập đoàn Hà Đô (HDG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 gấp 2,4 lần năm trước

Doanh nghiệp

Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô (mã chứng khoán: HDG) đặt ra mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận cho năm 2025, chủ yếu dựa vào kỳ vọng phục hồi từ mảng bất động sản và duy trì sự ổn định của mảng năng lượng.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam

Doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 9/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.

 Hòa Phát thay đổi phương án cổ tức 2024 giữa bối cảnh thuế quan tại Mỹ có hiệu lực

Hòa Phát thay đổi phương án cổ tức 2024 giữa bối cảnh thuế quan tại Mỹ có hiệu lực

Doanh nghiệp

Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán HPG) vừa công bố thay đổi phương án chi trả cổ tức năm 2024 và tỉ lệ dự kiến năm 2025.

 ĐHĐCĐ thường niên của Tập đoàn C.E.O không đủ điều kiện tiến hành

ĐHĐCĐ thường niên của Tập đoàn C.E.O không đủ điều kiện tiến hành

Doanh nghiệp

Ngày 9/4/2025, Công ty cổ phần Tập đoàn C.E.O (HNX: CEO, Tập đoàn CEO) thông báo Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 lần 1 không đủ điều kiện tiến hành do tổng số cổ đông và đại diện cổ đông tham dự không đạt tỷ lệ theo quy định.

Vietcombank sẽ phát hành riêng lẻ 6,5% vốn, nâng vốn lên gần 89.000 tỷ đồng

Vietcombank sẽ phát hành riêng lẻ 6,5% vốn, nâng vốn lên gần 89.000 tỷ đồng

Doanh nghiệp

Vietcombank dự kiến phát hành 543,1 triệu cổ phiếu riêng lẻ với mệnh giá 10.000/cp cho tối đa 55 nhà đầu tư để nâng vốn điều lệ lên gần 89.000 tỷ đồng.

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 23.000 tỷ đồng, chia cổ tức 25% trong năm 2025

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 23.000 tỷ đồng, chia cổ tức 25% trong năm 2025

Doanh nghiệp

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 vào ngày 8/4, ngân hàng thông qua kế hoạch kinh doanh và các nội dung quan trọng trong năm 2025 - năm bản lề của ACB trong chiến lược phát triển 5 năm giai đoạn 2025 - 2030.

UOB Việt Nam tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng, cam kết hỗ trợ các dự án công nghệ cao, phát triển bền vững

UOB Việt Nam tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng, cam kết hỗ trợ các dự án công nghệ cao, phát triển bền vững

Doanh nghiệp

Tập đoàn UOB vừa cho biết sẽ tăng vốn điều lệ của Ngân hàng UOB Việt Nam thêm 2.000 tỷ đồng, lên mức 10.000 tỷ đồng.

Thép Nam Kim (NKG) trình kế hoạch lợi nhuận 2025 đi lùi, phát hành tối đa 4,5 triệu cổ phiếu ESOP

Thép Nam Kim (NKG) trình kế hoạch lợi nhuận 2025 đi lùi, phát hành tối đa 4,5 triệu cổ phiếu ESOP

Doanh nghiệp

Theo tài liệu đại hội, NKG dự kiến trình ĐHĐCĐ thông qua kế hoạch doanh thu 23.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 440 tỷ đồng, trong đó mục tiêu lợi nhuận giảm hơn 21% so với năm 2024.

Công ty dệt may 50 tuổi - Garmex Sài Gòn dự kiến lỗ 42,5 tỷ đồng năm 2025

Công ty dệt may 50 tuổi - Garmex Sài Gòn dự kiến lỗ 42,5 tỷ đồng năm 2025

Doanh nghiệp

Theo tài liệu họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2025 Công ty dệt may 50 tuổi - Garmex Sài Gòn dự kiến lỗ 42,5 tỷ đồng năm 2025.

Cổ phiếu DIG của gia đình Chủ tịch Nguyễn Hùng Cường có thể bị bán giải chấp

Cổ phiếu DIG của gia đình Chủ tịch Nguyễn Hùng Cường có thể bị bán giải chấp

Doanh nghiệp

MBS và KBSV thông báo giải chấp cổ phiếu DIG của ông Nguyễn Hùng Cường, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã chứng khoán DIG : HoSE ) và người thân.

Các công ty fintech 'lao đao' vì 'cơn bão' thuế quan

Các công ty fintech 'lao đao' vì 'cơn bão' thuế quan

Doanh nghiệp

Các công ty công nghệ tài chính (fintech) ở nước này và trên toàn cầu đang hứng chịu tác động nặng nề từ chính sách thuế quan của tổng thống Trump.

Ông chủ chuỗi Gogi, Manwah... mỗi ngày thu hơn 18 tỷ, vừa thâu tóm The Coffee House có hồ sơ sức khoẻ tài chính thế nào?

Ông chủ chuỗi Gogi, Manwah... mỗi ngày thu hơn 18 tỷ, vừa thâu tóm The Coffee House có hồ sơ sức khoẻ tài chính thế nào?

Doanh nghiệp

Trong năm 2024, Golden Gate đạt doanh thu thuần hơn 6.634 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 5% so với năm trước. Trung bình mỗi ngày, doanh nghiệp này thu về hơn 18 tỷ đồng. Song ông chủ chuỗi Gogi, Manwah...có nợ ngắn hạn tăng tới 40%, lên hơn 1.900 tỷ đồng.

LPBank lên kế hoạch chia cổ tức tỷ lệ 25% bằng tiền, 'Bầu Thuỵ' sắp nhận 177 tỷ đồng cổ tức

LPBank lên kế hoạch chia cổ tức tỷ lệ 25% bằng tiền, 'Bầu Thuỵ' sắp nhận 177 tỷ đồng cổ tức

Doanh nghiệp

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, LPBank sẽ trình kế hoạch kinh doanh với lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt gần 15.000 tỷ đồng, đồng thời đề xuất chia cổ tức tiền mặt lên tới 25% – mức trả bằng tiền mặt cao nhất trong khối ngân hàng hiện nay.

Chủ tịch DIC Holdings dự chi 12,4 tỷ đồng 'gom' 1 triệu cổ phiếu DC4

Chủ tịch DIC Holdings dự chi 12,4 tỷ đồng 'gom' 1 triệu cổ phiếu DC4

Doanh nghiệp

Ông Lê Đình Thắng- Chủ tịch HĐQT DIC Holdings vừa đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu DC4 nhằm mục đích tăng tỷ lệ sở hữu.

Công ty nước sạch của Shark Liên báo lỗ 2,3 tỷ đồng, nợ trái phiếu gần 900 tỷ

Công ty nước sạch của Shark Liên báo lỗ 2,3 tỷ đồng, nợ trái phiếu gần 900 tỷ

Doanh nghiệp

Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình – Xuân Mai, một thành viên trong hệ sinh thái của Tập đoàn Aqua One do bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) sáng lập báo lỗ 2,3 tỷ đồng năm 2024, nợ trái phiếu gần 900 tỷ.

Sabeco (SAB) nâng tiền chia cổ tức lên hơn 6.400 tỷ đồng, đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 4.835 tỷ đồng

Sabeco (SAB) nâng tiền chia cổ tức lên hơn 6.400 tỷ đồng, đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 4.835 tỷ đồng

Doanh nghiệp

Tổng công ty Bia Rượu Nước Giải khát Sài Gòn (Sabeco - Mã chứng khoán SAB) dự kiến tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 ngày 24/4 tại TP. HCM. Đại hội dự kiến thông qua định hướng kinh doanh năm 2025, phương án phân phối lợi nhuận năm 2024 và 2025…

Xây dựng Hòa Bình muốn phát hành 200 triệu cổ phiếu để trả nợ

Xây dựng Hòa Bình muốn phát hành 200 triệu cổ phiếu để trả nợ

Doanh nghiệp

Tại đại hội cổ đông 2025, Xây dựng Hòa Bình dự kiến phát hành tối đa 200 triệu cổ phiếu phổ thông với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng giá trị huy động là 2.000 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền huy động từ đợt chào bán sẽ được dùng để trả nợ ngân hàng.

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: