Hai hãng công nghệ điện tử vừa thông tin đến khách hàng về các sản phẩm mới với giá siêu rẻ gồm: Xiaomi Hey Plus Watch sẽ chính thức lên kệ vào ngày 13/12/2021 giá chỉ từ 1,4 triệu đồng; Sony giới thiệu dòng tai nghe không dây WF-C500 giá 2,3 triệu chính thức có mặt tại Việt Nam từ ngày 01/11/2021.
Sony giới thiệu dòng tai nghe không dây WF-C500 giá 2,3 triệu
Theo đó, Sony chuẩn bị tung ra thị trường dòng sản phẩm tai nghe không dây WF-C500. Dòng sản phẩm này chính thức có mặt tại Việt Nam từ ngày 01/11/2021 với giá 2,290,000 VND.
Sản phẩm tai nghe không dây - WF-C500 có khả năng khôi phục chuẩn âm cao cấp cho nguồn nhạc từ điện thoại, thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng, kết nối Bluetooth 5.0, thời lượng pin dài lên đến 20h và khả năng chống nước. WF-C500 có thiết kế nhỏ gọn, vừa khít với tai.
Với thế mạnh chất âm từ nhà Sony, WF-C500 mang đến âm thanh chất lượng cao nhờ DSEE (Digital Sound Enhancement Engine, công nghệ cải thiện âm thanh kỹ thuật số). Tính năng này giúp phục hồi dải tần số cao và giữ được chi tiết âm thanh của những đoạn giảm dần âm lượng cho đến khi nhạc tắt hẳn, từ đó mang đến trải nghiệm chân thực hơn.
WF-C500 sẽ khôi phục chuẩn âm cao cấp cho nguồn nhạc từ điện thoại, mang lại cho chủ nhân trải nghiệm nghe hoàn hảo với bất kì nguồn nhạc nào.
Tai nghe không dây WF-C500
Đặc biệt, với 4 màu sắc thời thượng như: Edgy (Đen) – Tiên phong; Bold (Cam) – Cá Tính; Calm (Xanh mint) – Sâu Sắc; Chic (Trắng) – Thời thượng.
Hộp sạc của WF-C500 nhỏ và dễ dàng mang theo trong túi hoặc ba lô, tiện để bạn có thể mang tai nghe bên mình dù đến bất kỳ nơi đâu. Phần nắp trong suốt kết hợp hoa văn như kính mờ đem đến cảm giác sang trọng và đầy phong cách. Tai nghe WF-C500 hỗ trợ phát nhạc định dạng 360 Reality Audio, cá nhân hóa theo hình dạng và kích thước đặc trưng của tai người nghe. Với 360 Reality Audio, bạn có thể mang cả buổi hòa nhạc đến với mình hoặc thưởng thức âm nhạc như một nghệ sĩ thu âm ngay tại studio.
Xiaomi ra mắt smartwatch màn hình AMOLED, giá chỉ 1.4 triệu đồng
Xiaomi vừa ra mắt một mẫu smartwatch mới trên nền tảng gây quỹ cộng đồng Youpin, có tên gọi là Hey Plus Watch. Đây được coi như mẫu smartwatch đầu tiên mang thương hiệu Hey Plus, sau hai chiếc vòng tay theo dõi sức khỏe Hey Plus Smartband và Hey Plus 1s từng được giới thiệu trước đó.
Theo dự kiến, Hey Plus Watch sẽ chính thức lên kệ vào ngày 13/12/2021. Sản phẩm đang được huy động vốn trên nền tảng gây quỹ cộng đồng Youpin với giá 399 NDT (khoảng 1.4 triệu đồng).
Hey Plus Watch được trang bị màn hình AMOLED 1.78 inch, với mặt đồng hồ hình chữ nhật bo cong ở các góc khá giống Apple Watch. Sản phẩm nặng khoảng 38 gam, có khung được làm bằng hợp kim nhôm khá chắc chắn. Nó đi kèm với một loạt tùy chọn dây đeo để người dùng có thể lựa chọn màu sắc theo ý thích. Với nhu cầu sử dụng cơ bản, Hey Plus Watch có thể cho thời lượng pin lên tới 29 ngày. Ngay cả khi dùng nhiều, pin của chiếc smartwatch này cũng có thể kéo dài đến 21 ngày. Về tính năng, đồng hồ hỗ trợ đo nồng độ oxy trong máu SpO2, theo dõi nhịp tim 24/7, theo dõi giấc ngủ, 100 chế độ luyện tập thể thao, thông báo tin nhắn và thanh toán Alipay.
Báo cáo mới công bố ngày 25/6 của Công ty nghiên cứu Momentum Works cho thấy tổng giá trị giao dịch (GMV) thương mại điện tử tại Đông Nam Á đạt 145,2 tỷ USD trong năm 2024, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 6 tháng đầu năm, hơn 11.000 gian hàng thương mại điện tử có dấu hiệu sai phạm đã bị xử lý, hướng tới siết chặt kiểm soát và bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường số.
Theo Nghị định 117, sàn thương mại điện tử, nền tảng số phải khấu trừ, nộp thuế thay khoản thuế giá trị gia tăng (VAT) và thu nhập cá nhân cho người bán (hộ, cá nhân kinh doanh) trên sàn từ 1/7. Người bán sẽ gồm cá nhân cư trú ở trong nước và nước ngoài.
Nhấn mạnh xử lý gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái trên môi trường thương mại điện tử còn khó khăn, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, thời gian tới sẽ tích cực, chủ động rà soát và xử lý việc lợi dụng livestream và các website, ứng dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng.
Chính phủ vừa ban hành nghị định số 117 quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của hộ, cá nhân, có hiệu lực từ ngày 1/7.
Các hành vi kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội sẽ bị kiểm tra, xử lý nghiêm minh.
Ứng dụng Perplexity AI bắt tay ứng dụng thanh toán trực tuyến PayPal để triển khai mua sắm trực tuyến trong các cuộc trò chuyện. Sự hợp tác này khiến cuộc đua AI ngày càng 'nóng' hơn.
Báo cáo về công tác thu thuế thương mại điện tử và chuyển đổi số trong 4 tháng đầu năm, Cục thuế (Bộ Tài chính) cho biết, đến nay đã có 153 nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế với số thuế trong 04 tháng đầu năm 2025 ước đạt 5,1 nghìn tỷ đồng, tăng 93,6% so với cùng kỳ.
Theo Metric - một công ty dữ liệu thương mại điện tử lớn tại Việt Nam, gian hàng Hằng Du Mục trên TikTok có doanh số hơn 58 tỷ đồng quý 1/2025, tăng đột biến so với cùng kỳ năm trước.
Theo Bộ Tài chính, số liệu quản lý thuế trong 3 năm gần nhất đã ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 296 nghìn tỷ đồng. 3 tháng đầu năm 2025, số thuế đã nộp là 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kì.
Từng được xem là mỏ vàng tỷ USD của thương mại điện tử, ngành livestream bán hàng giờ đây đang phải đối mặt với làn sóng khủng hoảng niềm tin và hiệu quả.
Tại Dự thảo Nghị định Quản lý thuế với kinh doanh trên sàn thương mại điện tử (TMĐT), Bộ Tài chính đề xuất tổ chức quản lý sàn bán lẻ online trong và ngoài nước được khấu trừ, nộp thay thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân của người bán với mỗi giao dịch trên nền tảng ngay khi đơn hàng được xác nhận thành công và người mua chấp nhận thanh toán.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ phối hợp với cơ quan liên quan đánh giá tác động của việc điều chỉnh này và yêu cầu các sàn báo cáo về cơ chế thu phí.
Từ 1/4, hai nền tảng thương mại điện tử lớn gồm Shopee, TikTok Shop tại Việt Nam sẽ đồng loạt điều chỉnh chính sách phí sàn, phí hoa hồng... những thay đổi này có thể dẫn đến sự dịch chuyển trong thị trường thương mại điện tử.
Kết quả kinh doanh của Sea Group trong quý IV và cả năm 2024 cho thấy tầm quan trọng của Shopee đối với tập đoàn. Doanh thu của công ty tăng 29% so với năm trước, mức tăng nhanh nhất kể từ năm 2021. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp Sea Group có lãi.
Nghị định 24/2025/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100-200 triệu đồng đối với tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian không xác thực danh tính tổ chức, cá nhân bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên nền tảng số trung gian của mình.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.
02 "gã khổng lồ" ShopeeFood và Grab chia nhau phần lớn thị phần ở Việt Nam trong cuộc đua mảng giao đồ ăn qua ứng dùn với tỷ lệ lần lượt là 47% và 48%. Lượng thị phần ít ỏi còn lại thuộc về Be (4%) và Gojek (1%) - ứng dụng đã rời đi từ tháng 9/2024.
Từng là một trong những sàn thương mại điện tử (TMĐT) lớn nhất Việt Nam, Tiki đang dần "hụt hơi", đứng trước nguy cơ bị "xóa sổ". Câu chuyện của sàn TMĐT này ẩn hàm 4 bài học "đắt" và "đắng" cho các startup bản địa Việt Nam trong bối cảnh thị trường TMĐT ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn trên chính sân nhà.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?