Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 10/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Trong đó, vấn đề quản lý hoạt động quảng cáo trên nền tảng số, đặc biệt là vai trò và trách nhiệm của người nổi tiếng, KOL, YouTuber, TikToker... khi quảng cáo sản phẩm đã làm 'nóng' nghị trường.
Các đại biểu Quốc hội bày tỏ đồng thuận cao trong việc cần thiết phải siết chặt trách nhiệm của các KOL, người nổi tiếng khi tham gia quảng cáo. Đồng thời, việc sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo lần này được kỳ vọng sẽ lấp đầy các khoảng trống pháp lý, tạo hành lang pháp lý rõ ràng, chặt chẽ nhưng vẫn phù hợp với sự phát triển năng động của ngành quảng cáo hiện đại.
Quốc hội nghe trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Huỳnh Thị Phúc (Đoàn Bà Rịa – Vũng Tàu) đánh giá về tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của các KOL, YouTuber, TikToker, Facebooker, KOC... trong hoạt động quảng cáo. Theo bà, đây là những cá nhân, tổ chức không chỉ sở hữu lượng người theo dõi đông đảo mà còn có khả năng định hướng, dẫn dắt dư luận.
“Họ trải nghiệm, đưa ra nhận xét chủ yếu dưới góc nhìn cá nhân nhưng dễ tạo được niềm tin từ khách hàng, đặc biệt trong các chiến dịch marketing, quảng bá thương hiệu”, bà Phúc nói.
Tuy nhiên, tình trạng quảng cáo sai sự thật, đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm chức năng, hàng tiêu dùng thiết yếu... đang gây bức xúc xã hội. Đại biểu Phúc cho biết, vấn đề về quảng cáo sai lệch từng được chất vấn trong ít nhất hai kỳ họp Quốc hội khóa XV. Đáng lo ngại hơn, có những sản phẩm thực phẩm dùng hàng ngày cũng bị “thổi phồng” công dụng một cách thiếu kiểm chứng.
Từ thực trạng đó, đại biểu Huỳnh Thị Phúc đề nghị, trong luật lần này, cùng với quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là những người có ảnh hưởng thì cần phải tăng cường xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo bởi những tác động trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người dân.
Theo đại biểu Huỳnh Thị Phúc, cần sửa đổi Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo, nâng mức phạt để đủ sức răn đe. Đồng thời, cần rà soát kỹ các quy định về đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp và pháp lý của các cá nhân có ảnh hưởng.
Siết quy định về “người truyền tải quảng cáo”
Đồng quan điểm, đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn Đồng Nai) cho rằng, cần đặc biệt quan tâm đến khái niệm “người truyền tải quảng cáo”, trong đó có “người có ảnh hưởng” – một đối tượng đang chi phối mạnh mẽ hành vi tiêu dùng nhưng hiện lại chưa được định nghĩa rõ ràng trong luật.
Dẫn ví dụ thực tiễn, ông An nêu rõ: “Hiện tượng người nổi tiếng như hoa hậu, ca sĩ, diễn viên, thậm chí là người gây chú ý bằng scandal, có khối lượng người theo dõi trên mạng xã hội lớn, tham gia quảng cáo sản phẩm mà không có bất kỳ hiểu biết hay chuyên môn nào hiện nay phổ biến”. Điều này tiềm ẩn rủi ro lớn và gây hệ lụy cho người tiêu dùng.
Vì vậy, ông An đề nghị quy định rõ điều kiện, tiêu chí để một người được coi là “người truyền tải quảng cáo”, theo hướng phải có chuyên môn hoặc năng lực liên quan đến sản phẩm, dịch vụ. Ngoài ra, đại biểu cũng đề xuất làm rõ quyền và nghĩa vụ của người có ảnh hưởng trong luật, thay vì chỉ quy định chung chung như hiện nay.
Đại biểu Trần Thị Thu Hằng (Đoàn Đắk Nông) bổ sung thêm bằng những ví dụ cụ thể gần đây như quảng cáo sữa giả, quảng cáo “lòng se điếu”, hay vụ việc liên quan đến các KOL nổi tiếng như Quang Linh Vlogs, Hằng Du mục... cho thấy, môi trường mạng xã hội đang trở thành “miền đất hứa” nhưng cũng là “vùng xám” của hoạt động quảng cáo sai lệch. Việc kiểm soát các nội dung quảng cáo trên nền tảng số hiện nay gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, các quy định của pháp luật hiện hành và liên quan cần được hoàn thiện, trong đó có sửa đổi Luật Quảng cáo là rất cần thiết.
"Đề nghị tiếp tục rà soát, đánh giá hạn chế, bất cập để bịt lỗ hổng pháp lý về trách nhiệm của các bên liên quan, xử lý vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó cần một số chế tài nghiêm khắc hơn", nữ đại biểu nêu quan điểm.
Đại biểu Trần Khánh Thu (đoàn Thái Bình) cũng đề xuất xử lý nghiêm các trường hợp người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Đại biểu Thu dẫn chứng từ các vụ việc liên quan đến sữa giả, thực phẩm chức năng giả xảy ra thời gian qua. Theo đó, mặc dù các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm này đều có đủ giấy tờ kiểm định, kiểm nghiệm, công bố sản phẩm, nhưng thực tế vẫn bị cơ quan chức năng xác định là hàng giả.
“Như vậy, việc yêu cầu các ca sĩ, nghệ sĩ, người nổi tiếng hay KOL kiểm tra tài liệu pháp lý liên quan đến sản phẩm là rất khó khả thi trên thực tế,” đại biểu nhấn mạnh.
Từ thực tiễn này, đại biểu Trần Khánh Thu đề xuất cần sửa đổi, bổ sung quy định nhằm tăng tính khả thi trong việc xác lập trách nhiệm và cơ chế bồi thường khi xảy ra hành vi quảng cáo sai sự thật, đặc biệt là với các đối tượng có sức ảnh hưởng. Bà kiến nghị xem xét bổ sung nghĩa vụ liên đới bồi thường đối với nghệ sĩ, người nổi tiếng nếu quảng cáo sai sự thật, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Trước đó, trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã bổ sung quy định đối với “người chuyển tải sản phẩm quảng cáo” nhằm mục đích giải quyết vấn đề thực tiễn nhiều đối tượng lợi dụng người có ảnh hưởng để chuyển tải quảng cáo sai sự thật trên mạng, đặc biệt là mạng xã hội, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, ngoài ra còn điều chỉnh cả những người sử dụng các hình thức chuyển tải quảng cáo trực tiếp.
Để hoàn thiện thuật ngữ này, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã làm rõ “người chuyển tải sản phẩm quảng cáo” bảo đảm bao quát thực tiễn, tương thích với nội dung giải thích các thuật ngữ “người quảng cáo”, “người kinh doanh dịch vụ quảng cáo”, “người phát hành quảng cáo”; chỉnh lý thuật ngữ “người chuyển tải sản phẩm quảng cáo” theo hướng điều chỉnh 2 loại đối tượng: Một là, người trực tiếp quảng cáo, khuyến nghị, xác nhận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên mạng; hai là, người trực tiếp quảng cáo bằng hình thức mặc, treo, gắn vẽ, sử dụng có mục đích sinh lợi hoặc các hình thức khác theo quy định của Chính phủ.
Đối với đối tượng là người trực tiếp quảng cáo trên mạng, dự thảo Luật bổ sung hoàn thiện khái niệm, không chỉ “quảng cáo” mà còn khuyến nghị, xác nhận. Điều này nhằm tránh trường hợp người chuyển tải sản phẩm quảng cáo không thừa nhận hành vi quảng cáo mà chỉ thừa nhận việc thực hiện cung cấp thông tin đơn thuần về sản phẩm, dịch vụ hoặc nêu ra trải nghiệm của mình với sản phẩm, dịch vụ để né tránh bị xử lý theo quy định pháp luật về quảng cáo, gây khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan quản lý Nhà nước...
Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có văn bản đình chỉ lưu hành, thu hồi, tiêu hủy trên toàn quốc lô sản phẩm Hanayuki Shampoo - chai 300 gam do vi phạm giới hạn về chỉ tiêu vi sinh vật và chứa thành phần không có trong bản công bố tiêu chuẩn.
Chẳng phải ngẫu nhiên LÄPIS - Mixology & Cuisine nổi lên như một viên đá quý hiếm giữa lòng phố cổ Hà Nội. Bất cứ ai mê ẩm thực - thức uống pha chế - âm nhạc khi nghe cái tên “LÄPIS” đều tự vấn tại sao lại là LÄPIS? Cái tên này nói lên điều gì, khi trăm nhà hàng, quán bar đã bắt đầu với mô hình kinh doanh có hơi hướng Mixology & Cuisine (pha chế và ẩm thực-PV)?
Sở Y tế đã đề nghị Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ xác minh bằng tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng nghi là bằng giả và sẽ chuyển thông tin đến Công an Thành phố Hồ Chí Minh để phối hợp điều tra và xử lý theo quy định pháp luật.
UBTVQH đề xuất lộ trình thực hiện áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường từ năm 2027 áp dụng thuế suất 8%, từ năm 2028 áp dụng thuế suất 10%. Thu thuế tiêu thụ đặc biệt với máy điều hòa trên 18.000 BTU đến 90.000 BTU.
Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, không tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật Phòng khám Răng Hàm Mặt của Công ty nụ cười Việt, Phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt Việt Smile bị xử phạt.
Nhà nước sẽ có cơ chế hỗ trợ lãi suất và khuyến khích các ngân hàng giảm lãi suất cho các doanh nghiệp triển khai các dự án xanh, tuần hoàn và áp dụng các tiêu chuẩn ESG (môi trường, xã hội, quản trị).
Ủy ban châu Âu đã mở cuộc tham vấn công khai về danh sách hàng hóa Mỹ nhập khẩu vào EU trị giá 95 tỷ euro (107,4 tỷ USD), có khả năng bị áp thuế trả đũa. Cơ quan này cũng tuyên bố sẽ khởi kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về chính sách thuế “có đi có lại” và mức thuế áp lên ô tô và linh kiện ô tô.
UBND TP Hà Nội đã có Quyết định số 2312/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tại các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên địa bàn Thành phố.
Công an tỉnh Bắc Giang cho biết vừa triệt phá một cơ sở sản xuất, buôn bán số lượng cực lớn mỹ phẩm giả ở xã Đại Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
Kể từ khi mạng lưới các Khu dự trữ sinh quyển thế giới được thành lập vào năm 1976, đến nay, thế giới đã có 759 khu dự trữ sinh quyển, thuộc 139 quốc gia. Đây cũng là nơi sinh sống của hơn 300 triệu người dân trên toàn thế giới.
Chỉ trong thời gian ngắn gần đây, Bộ Công an, các cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện, điều tra các vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả với quy mô lớn, trong thời gian dài, gây bức xúc dư luận. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố tổ chức các đợt cao điểm tổng rà soát, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về dược, an toàn thực phẩm.
Mới đây, Sở Y tế TP HCM phát hiện một nhà thuốc kinh doanh sữa bột giả mang thương hiệu Bold Milk - cơ xương khớp Colostrum nhập từ Công ty TNHH We United.
Theo kế hoạch, từ ngày 6/5/2025 sẽ tiến hành công bố nghị quyết để lấy ý kiến nhân dân về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013. Người dân có thể góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 qua ứng dụng VNeID của Bộ Công an.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 5/5, với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?