Cổ đông lớn của NLG đăng ký bán ra 2 triệu cổ phiếu
Doanh nghiệpCổ đông lớn Ibeworth Pte. Ltd vừa đăng ký bán ra 2 triệu cổ phiếu NLG, giao dịch thực hiện thành công, tỷ lệ sở hữu của cổ đông này tại NLG giảm xuống còn 7,63%.
Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HoSE: SAB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022, ghi nhận doanh thu thuần hơn 9.000 tỷ đồng, tăng 25% so với quý II/2021. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.793 tỷ đồng, tăng 67%.
Cụ thể, tính chung 6 tháng đầu năm 2022 doanh thu Sabeco đạt 16.315 tỷ đồng, tăng 24,6% so với nửa đầu năm ngoái. Trong cơ cấu doanh thu của công ty, doanh thu bán bia đạt 14.482 tỷ đồng, đóng góp trên 88% vào tổng doanh thu và đạt mức tăng trưởng 24,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Mảng hàng nước giải khát cũng đóng góp khoảng 100 tỷ đồng vào doanh thu. Doanh thu từ bán rượu và cồn đạt hơn 25 tỷ đồng, còn lại là doanh thu bán nguyên vật liệu (1.747 tỷ đồng) và doanh thu khác. Mảng bán bia cũng chính là mảng kinh doanh mang lại lợi nhuận chính cho Sabeco, đóng góp gần hết toàn bộ 5.263 tỷ đồng lãi gộp đạt được trong kỳ. biên lợi nhuận gộp cũng tăng từ 30,3% nửa đầu năm ngoái lên 32,3% nửa đầu năm nay.
Doanh thu tài chính trong kỳ đạt 482 tỷ đồng, giảm 152 tỷ đồng so với cùng kỳ, trong đó thu lãi tiền gửi đạt 443 tỷ đồng. Doanh thu tài chính nửa đầu năm nay giảm mạnh so với nửa đầu năm ngoái chủ yếu do cùng kỳ Sabeco nhận thêm khoản thu hoạt động tài chính khác 194 tỷ đồng.
Ngoài ra, trong kỳ chi phí bán hàng giảm được 180 tỷ đồng xuống mức 1.767 tỷ đồng chủ yếu nhờ cắt giảm chi phí quảng cáo, khuyến mãi. Tổng chi phí cho quảng cáo khuyến mại của Sabeco trong 6 tháng đầu năm gần 1.100 tỷ đồng, tương ứng mỗi tháng công ty chi khoảng 183,33 tỷ đồng cho quảng cáo, khuyến mãi. Như vậy tính bình quân mỗi ngày hơn 6,1 tỷ đồng cho khoản này.
Các công ty liên doanh liên kết cũng mang về khoản lãi 129 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ. Khoản lợi nhuận khác trong kỳ ghi âm 3,3 tỷ đồng, trong khi đó nửa đầu năm ngoái Sabeco có khoản lợi nhuận khác hơn 86 tỷ đồng dẫn tới chỉ tiêu lợi nhuận khác ghi dương hơn 76 tỷ đồng. Đây cũng là mức lãi kỷ lục theo quý mà công ty đạt được nhiều năm trở lại đây.
Theo Sabeco, việc mở cửa trở lại du lịch trong nước cũng như quốc tế sau thời kỳ dịch Covid-19 cùng nhu cầu tiêu dùng phục hồi đã giúp doanh thu và lợi nhuận của công ty được cải thiện. Bên cạnh đó, việc kiểm soát tốt các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đã giúp Sabeco ghi nhận mức lãi cao kỷ lục trong một quý từ trước đến nay.
Trên thực tế, giá vốn nguyên vật liệu đầu vào của Sabeco tăng ít hơn doanh thu giúp biên lợi nhuận gộp vọt lên 34,24%. Đây cũng là mức cao nhất từ khi Thaibev của Thái Lan tiếp quản công ty và so với quý đầu năm nay thì tăng gần 5 điểm phần trăm. Bên cạnh đó, chi phí dành cho quảng cáo, khuyến mại, nhân viên tiết giảm 8% bất chấp doanh số tăng mạnh.
Những yếu tố trên tác động khiến cho Sabeco báo lãi 3.029 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, tăng trưởng 47,2% so với số lãi 2.057 tỷ đồng đạt được nửa đầu năm ngoái. Số lãi này cũng giúp Sabeco hoàn thành khoảng 66% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.
Nếu chỉ tính riêng quý 2, Sabeco ghi nhận đạt hơn 9.000 tỷ đồng doanh thu và số lãi sau thuế đạt 1.793 tỷ đồng, tăng 67,4% so với số lãi 1.070 tỷ đồng đạt được quý 2 năm ngoái.
Tiền và các khoản tương đương tiền đến cuối quý 2 đạt 2.740 tỷ đồng, giảm 860 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, trong đó tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn gần 1.200 tỷ đồng, tiền gửi ngân hàng kỳ hạn dưới 3 tháng 1.550 tỷ đồng. Ngoài ra Sabeco còn khoản tiền gửi kỳ hạn 3 đến 12 tháng tổng hơn 18.200 tỷ đồng (tăng 1.200 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm). Tổng tiền mang đi gửi ngân hàng các kỳ hạn đến dưới 12 tháng đạt 19.750 tỷ đồng.
Lượng hàng tồn kho đến cuối quý 2/2022 có tổng giá trị gần 2.000 tỷ đồng, tăng 230 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, trong đó chủ yếu tăng giá trị tồn kho nguyên vật liệu.
Cổ đông lớn Ibeworth Pte. Ltd vừa đăng ký bán ra 2 triệu cổ phiếu NLG, giao dịch thực hiện thành công, tỷ lệ sở hữu của cổ đông này tại NLG giảm xuống còn 7,63%.
Hai nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Honda và Nissan cho biết đang tìm hiểu về việc sáp nhập, sau loạt khó khăn kinh doanh của Nissan tại thị trường Mỹ và Trung Quốc. Theo Nikkei Asia, quá trình đàm phán sáp nhập hoặc hợp tác đang diễn ra, song chưa đi đến quyết định cuối cùng.
Doanh nghiệp xi măng lớn nhất Việt Nam tiếp tục lỗ nghìn tỷ năm thứ hai liên tiếp, ghi nhận lợi nhuận hợp nhất năm 2024 Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) âm 1.400 tỷ đồng.
Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tasco (mã chứng khoán HUT) vừa công bố nghị quyết thông qua việc triển khai chào bán và hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng.
Công ty CP Tập đoàn Phượng hoàng xanh A&A (Phenikaa Group) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) về việc nhận Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã chứng khoán KBC: HoSE) đã dùng toàn bộ 12.681 tỷ đồng góp vốn vào Công ty TNHH MTV Phát triển Đô thị Tràng Cát mang đi thế chấp ngân hàng.
Mới đây, Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank - Mã: HDB) vừa công bố quyết định miễn nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc HDBank đối với ông Lê Thành Trung, kể từ ngày 16/12/2024.
Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) đã công bố kết quả kinh doanh lũy kế 11 tháng năm 2024 với doanh thu thuần đạt 35.210 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.876 tỷ đồng; tăng lần lượt 19,4% và 8,3% so với cùng kỳ.
Công ty TNHH Thai Beverage (Tập đoàn Thaibev) cho biết, tổng doanh thu hợp nhất niên độ 2024 (4/2023-3/2024 theo thực tế) ghi nhận khoảng 1,76 tỷ USD. Đây cũng là mức thấp nhất trong hai năm qua.
Ngày 4/11/2024, Tổng Giám đốc Vũ Thanh Sơn đã đại diện Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) nhận biểu trưng chứng nhận Sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia 2024.
PropertyGuru – nền tảng công nghệ bất động sản lớn ở Đông Nam Á, tập đoàn mẹ sở hữu Batdongsan.com.vn, đã về tay chủ mới EQT với định giá 1,1 tỷ USD.
CTCP Xây dựng FLC Faros (ROS) ngày 14/12 công bố nghị quyết HĐQT bổ nhiệm ông Trịnh Văn Nam vào vị trí phó tổng giám đốc thường trực.
UBCKNN vừa chấp thuận cho DIC Corp chào bán 200 triệu cổ phiếu DIG cho cổ đông hiện hữu với giá 15.000 đồng/cổ phiếu, dự kiến huy động về 3.000 tỷ đồng.
Ngày 27/12/2024 tới đây, SCIC sẽ bán đấu giá 235.053 cổ phần mà đơn vị này nắm giữ tại CTCP Dược Khoa (DK Pharma), tương đương 3,5% vốn điều lệ.
Vinaconex ITC sẽ vay Vinaconex tối đa 300 tỷ đồng với thời hạn 12 tháng kể từ ngày giải ngân, lãi suất cho vay phù hợp với lãi suất cho vay trên thị trường. Mục đích vay vốn nhằm thực hiện dự án Khu đô thị du lịch Cái Giá, Cát Bà, Hải Phòng, được đảm bảo bằng "nguồn thu từ việc kinh doanh, bán hàng" tại dự án này.
Mới đây, bà Trần Phương Ngọc Thảo - Phó Chủ tịch HĐQT C TCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (mã chứng khoán PNJ) đăng ký mua 4 triệu cổ phiếu PNJ, dự chi gần 400 tỷ đồng.
Ngày 12/12, CTCP Vận tải và Thương mại Hàng không T&T (T&T Airlines), Công ty TNHH Siêu cảng và Trung tâm Logistics quốc tế T&T (T&T SuperPort), CTCP Quản lý Quỹ BVIM và CTCP Tập đoàn Vietravel đã ký kết thành công hợp đồng chuyển nhượng cổ phần tại Vietravel Airlines.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định xử phạt đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang (HoSE: mã chứng khoán CKG) do các vi phạm về công bố thông tin (CBTT).
Rạng Đông Holding (RDP) vừa bị xử phạt hành chính 242,5 triệu đồng do vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Công ty cổ phần City Auto (mã chứng khoán CTF) vừa thông qua chủ trương đầu tư mua cổ phần của Công ty cổ phần VW Tân Thuận.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?