Năm 2011, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trải qua một giai đoạn lạm phát rất cao, xuất phát từ việc gia tăng cung tiền liên tục ở mức rất cao trong nhiều năm, room tín dụng được chính thức triển khai. Vậy room tín dụng là gì? Ngân hàng Nhà nước sử dụng cơ sở nào để phân bổ room tín dụng cho các ngân hàng?
Room tín dụng là gì?
Room tín dụng được chính thức triển khai vào năm 2011 trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trải qua một giai đoạn lạm phát rất cao, xuất phát từ việc gia tăng cung tiền liên tục ở mức rất cao trong nhiều năm. Room tín dụng quy định tăng trưởng tín dụng tối đa của ngành ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố vào đầu mỗi năm.
Có thể hiểu đơn giản, room tín dụng là giới hạn cho vay của một ngân hàng.
Ví dụ: Ngân hàng HDBank có vốn chủ sở hữu là 4000 tỷ, Room cho vay 1 khách hàng sẽ là 4000*15% = 600 tỷ. Đó là giới hạn cho 1 khách hàng được vay. Như vậy Room đó đã hết, khách hàng đó không thể vay trên 600 tỷ.
Trong trường hợp khách muốn vay 1000 tỷ, HDBank và 1 vài ngân hàng khác sẽ “hợp vốn” để có room nhiều hơn cho 1 khách hàng.
Dựa trên mức tăng trưởng tín dụng chung của toàn nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước sẽ phân phối tỷ lệ room tín dụng cho các ngân hàng thương mại trong nước tùy vào sức khỏe tài chính của các ngân hàng như chất lượng tín dụng và hiệu quả quản lý tín dụng.
Trước những tranh cãi xung quanh việc “Liệu có nên bỏ room tín dụng” không, ông Phạm Chí Quang (Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ – Ngân hàng Nhà nước) cho biết: “Trước thời điểm Ngân hàng Nhà nước áp dụng việc xét room tín dụng, bình quân tăng trưởng tín dụng lên tới 30%, có năm tăng 53,8%. Mức độ tăng trưởng lớn như vậy vượt rất xa khả năng quản trị của các ngân hàng thương mại, vượt xa khả năng cân đối vốn của các ngân hàng thương mại. Vì vậy dẫn đến hệ lụy lớn là mất khả năng thanh toán”.
Có thể hiểu việc, đặt ra quy định về room tín dụng nhằm mục tiêu kiểm soát từ sớm, từ xa việc tăng trưởng và chất lượng tín dụng trong hệ thống ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước sử dụng cơ sở nào để phân bổ room tín dụng cho các ngân hàng?
Từ năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng định hướng toàn ngành và giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm cho từng tổ chức tín dụng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/1/2022, Ngân hàng Nhà nước định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Chỉ tiêu tăng trưởng định hướng 14% được Ngân hàng Nhà nước xây dựng trên cơ sở: Tình hình tăng trưởng tín dụng thực tế của năm 2021 (tăng 13,61%, cao hơn mức 12,17% của năm 2020); Mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6-6,5%, lạm phát khoảng 4% và dự toán ngân sách nhà nước theo Nghị quyết số 34/2021/QH15).
Căn cứ định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%, có điều chỉnh linh hoạt trên cơ sở diễn biến lạm phát, tình hình kinh tế trong, ngoài nước, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã phân bổ tăng trưởng tín dụng năm 2022 cho từng tổ chức tín dụng trên hai cơ sở chính.
Thứ nhất, theo kết quả xếp hạng từng tổ chức tín dụng theo các tiêu chí và chấm điểm quy định tại Thông tư 52/2018/TT-NHNN.
Thứ hai, xem xét một số yếu tố cụ thể hóa chủ trương, định hướng điều hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước như tiêu chí giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, tiêu chí tín dụng tập trung vào lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, tiêu chí tổ chức tín dụng tham gia hỗ trợ xử lý các ngân hàng yếu kém… để làm cơ sở điều chỉnh tăng/giảm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các tổ chức tín dụng trong quá trình phân bổ/điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, tín dụng những tháng đầu năm 2022 tăng nhanh trước diễn biến phục hồi của nền kinh tế và tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.
Tín dụng đến ngày 30/6/2022 tăng 9,35% so với cuối năm trước (tăng 16,69% so với cùng kỳ năm 2021), là mức tăng 06 tháng đầu năm cao nhất trong vòng 10 năm qua; trong đó số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tăng 3,21% so với cuối năm 2021 và chiếm 2,49% tổng dư nợ tín dụng (cùng kỳ 2021 giảm 4,67%, chiếm 2,27%).
Đáng chú ý, tín dụng lĩnh vực bất động sản đến tháng 6/2022 đã đạt trên 2,36 triệu tỷ đồng, tăng 14,07% so với cuối năm 2021, chiếm 20,74% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống (cùng kỳ năm 2021 tăng 8,2%, chiếm 19,9%); trong đó tín dụng đối với bất động sản kinh doanh tăng 8,19%, chiếm 33% dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản; tín dụng bất động sản phục vụ mục đích tự sử dụng tăng 17,2%, chiếm 67% dư nợ tín dụng lĩnh vực BĐS.
Nợ xấu lĩnh vực bất động sản khoảng 36,4 nghìn tỷ đồng, tăng 5% so với 31/12/2021, tỷ lệ nợ xấu là 1,54% (năm 2021 là 1,67%).
CEO Jensen Huang đã kiếm hàng chục tỷ USD trong những năm gần đây từ cổ phần của mình tại Nvidia, nhưng đây mới là lần đầu tiên ông được tăng lương sau một thập kỷ.
Theo định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế, tất cả các hộ kinh doanh sẽ phải thực hiện chế độ tự khai, tự nộp thuế và thực hiện sổ sách hóa đơn, chứng từ.
Theo báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) mới đây cho thấy, nhu cầu vàng thỏi và tiền vàng của Việt Nam giảm 15% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 12 tấn vàng trong quý I năm nay.
Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử lý do dính hàng loạt sai phạm lĩnh vực chứng khoán như: Ém thông tin giao dịch, sử dụng vốn huy động từ trái phiếu sai mục đích, sai lệch dữ liệu báo cáo tài chính...
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã công bố một loạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với nhiều doanh nghiệp do không tuân thủ các quy định về công bố thông tin, quản trị doanh nghiệp và sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu. Các mức xử phạt dao động từ vài chục triệu đến hơn 1 tỷ đồng, phản ánh mức độ nghiêm trọng của từng hành vi vi phạm.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 18/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 119/2020/TT-BTC quy định hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán, Thông tư số 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 68/2024/TT-BTC.
Theo Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 30/4/2025 là 128.512,9 tỷ đồng, đạt 14,32% kế hoạch, đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 132/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (mã chứng khoán REE) do vi phạm về công bố thông tin và vi phạm quy định về giao dịch.
Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland, HoSE: mã chứng khoán NVL) vừa công bố các văn bản liên quan đến tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu của doanh nghiệp.
Sau khi lập kỷ lục, giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt hạ nhiệt. Các chuyên gia cảnh báo vàng có thể còn giảm tiếp, nhưng nền tảng hỗ trợ dài hạn vẫn chưa mất. Trong khi đó, nhu cầu đầu tư vàng tăng cao ở Trung Quốc và việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) liên tục mua ròng vàng đã đẩy chênh lệch cao hơn (premium) của giá vàng bán lẻ ở nước này so với giá thế giới lên mức cao nhất trong hơn 1 năm -
Việt Nam dự báo tăng trưởng GDP 5,8% trong năm 2025, bất ổn thương mại tăng nhưng vẫn có triển vọng lạc quan với ước tính GDP tăng trở lại mức 6,1% năm 2026 và 6,4% năm 2027.
Trung Quốc đang xem xét khả năng tạm thời hoãn áp mức thuế lên tới 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tạo áp lực ngày càng lớn lên nhiều ngành công nghiệp trong nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 812/QĐ-TTg ngày 24/4/2025 về việc thành lập Hội đồng Tư vấn chính sáchgồm 13 Ủy viên. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Tư vấn chính sách là gì?
Ông Bùi Cao Nhật Quân – con trai ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, Mã chứng khoán NVL) vừa báo cáo về việc không bán ra bất cứ cổ phiếu nào trong tổng số 2,92 triệu cổ phiếu NVL đã đăng ký.
Thông tin giúp cổ phiếu nhóm Vingroup bật tăng mạnh mẽ có thể đến từ những tín hiệu tích cực tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của VIC diễn ra trong ngày hôm nay.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?