Quản trị tài chính

Financial management

financial management

Hình minh họa (Nguồn: msdynamics)

Quản trị tài chính

Khái niệm

Quản trị tài chính trong tiếng Anh gọi là financial management.

Quản trị tài chính là quản trị các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hình thành, phát triển và biến đổi vốn dưới các hình thức liên quan; 

Đảm bảo doanh nghiệp luôn đủ lượng vốn cần thiết, cơ cấu phù hợp với yêu cầu của quá trình kinh doanh, góp phần đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho doanh nghiệp và lợi ích cho người cung ứng vốn. 

Khái lược về hoạt động tài chính

- Khái niệm

+ Theo nghĩa hẹp: tài chính là vốn dưới dạng tiền.

+ Theo nghĩa rộng: Hoạt động tài chính gắn với các dòng luân chuyển tiền tệ trong quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiêp.

- Phạm vi hoạt động tài chính

+ Quan niệm 1:

Dòng tiền chỉ đi đến lĩnh vực tài chính;

Các nguồn lực khác mới đi sâu vào các quá trình kinh tế bên trong.

+ Quan niệm 2:

Dòng dự trữ tài chính đi sâu vào bên trong. 

Như vậy, phạm vi hoạt động của tài chính doanh nghiệp gắn với các đường vận động của tiền tệ

- Các mối quan hệ tài chính chủ yếu của doanh nghiệp 

+ Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và Nhà nước: cấp vốn, bao cấp, trợ cấp, trợ giá, nộp thuế

+ Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính tiền tệ

+ Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp khác

+ Quan hệ tài chính nội bộ

Chức năng 

Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn phù hợp với yêu cầu của hoạt động kinh doanh trong từng thời kì

Vai trò 

- Giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiềm lực tài chính mạnh;

- Tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp; 

- Đảm bảo các quyết định đầu tư đúng lúc, đúng chỗ và có hiệu quả; 

- Giúp doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực hiện có với hiệu quả cao nhất.

Nhiệm vụ

Phân tích tài chính và hoạch định tài chính; 

Xác định các thời điểm cần vốn theo nguyên tắc cân bằng tài chính; 

Tìm các nguồn cung ứng vốn thích hợp đảm bảo tính hiệu quả và an toàn.

Các nội dung chủ yếu

Hoạch định và kiểm soát tài chính doanh nghiệp;

Hoạch định và kiểm soát các dự án đầu tư;

Quản trị các hoạt động tài chính ngắn hạn;

Quản trị các nguồn cung ứng tài chính;

Chính sách phân phối;

Phân tích tài chính doanh nghiệp.

Yêu cầu 

Tạo sự cân đối thường xuyên giữa cầu về vốn và khả năng tài chính doanh nghiệp; 

Hiểu rõ đặc điểm từng nguồn vốn để quyết định cạnh tranh thu hút vốn; 

Khai thác, sử dụng các nguồn vốn với hiệu quả kinh tế cao nhất .

(Tài liệu tham khảo: Quản trị các đối tượng gắn với môi trường bên ngoài của doanh nghiệp, TS. Vũ Trọng Nghĩa, Đại học Kinh tế Quốc dân)


Cùng chuyên mục

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: