Phim chiếu mạng Tết 2022: Cuộc đua của các ‘bom tấn’ hài

Phim chiếu mạng Tết 2022: Cuộc đua của các ‘bom tấn’ hài

SKĐS - Tết Nhâm Dần 2022, nhiều web drama (phim chiếu mạng) có đề tài, nội dung phong phú được phát hành, khán giả vừa ở nhà vui Tết vừa có thể xem phim.

Doanh thu phim chiếu rạp Tết 2022 giảm mạnh

Trở lại sau nhiều tháng cửa đóng then cài bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19 lần thứ tư, Tết Nhâm Dần 2022, khán giả mê điện ảnh được thưởng thức các phim Việt chiếu rạp: 1990, Nhà không bán, Chìa khóa trăm tỷ, Mưu kế thượng lưu, Trạng Tí phiêu lưu ký.

Vượt qua nhiều khó khăn và thử thách, trong trạng thái "thích ứng an toàn", 5 phim Việt kể trên tiên phong ra rạp phục vụ khán giả được nhiều người kỳ vọng. Tuy nhiên, không như mong đợi, doanh thu phim chiếu rạp Tết 2022 sụt giảm mạnh dù các nhà sản xuất đã quảng bá rầm rộ trước khi tác phẩm trình chiếu trên màn ảnh rộng.

Mùa phim chiếu rạp Tết 2022: Doanh thu tụt dốc không hẳn vì dịch bệnh - Ảnh 2.

5 phim Việt chiếu rạp Tết 2022.

Theo thống kê của Box Office Việt Nam - đơn vị khảo sát phòng vé độc lập, sau 1 tuần chiếu rạp, phim Chìa khóa trăm tỷ dẫn đầu doanh thu khi đem về gần 43 tỷ đồng. Đứng ngay sau Chìa khóa trăm tỷ 1990 với doanh thu gần 21 tỷ đồng.

Trong khi đó, phim kinh dị Nhà không bán cán đích vị trí thứ ba với hơn 17 tỷ đồng, Trạng Tí phiêu lưu ký trở lại sau lần "chào sân" dịp 30/4/2021 ngắn ngủi rồi lại đắp chiếu, Tết này chỉ thu về gần 4 tỷ.

Đặc biệt, Mưu kế thượng lưu của đạo diễn Trần Bửu Lộc chỉ có doanh thu khoảng 850 triệu đồng sau gần 1 tuần ra rạp.

Mùa phim chiếu rạp Tết 2022: Doanh thu tụt dốc không hẳn vì dịch bệnh - Ảnh 3.

Tính đến hiện tại, Cua lại vợ bầu là phim Tết có doanh thu cao nhất từ trước đến nay với gần 192 tỷ.

So với các mùa phim Tết trước đây, dễ dàng nhận thấy năm nay phim chiếu rạp ở nước ta doanh thu èo uột. Ngoại trừ 2021 không có mùa phim Tết vì rạp chiếu phải đóng cửa bởi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, thì trước đó Tết Nguyên đán được xem là "mùa vàng" của các nhà sản xuất phim và là thời điểm sôi động nhất của các rạp chiếu.

Trước khi có dịch COVID-19, rất nhiều tác phẩm "made in Việt Nam" chiếu rạp ngày Tết đã lập kỷ lục doanh thu phòng vé. Đáng kể nhất là Siêu sao siêu ngố - đạo diễn Đức Thịnh (Tết 2018, doanh thu hơn 100 tỷ đồng), Cua lại vợ bầu – đạo diễn Nhất Trung (Tết 2019, doanh thu gần 192 tỷ đồng), Trạng Quỳnh (Tết 2019, doanh thu hơn 100 tỷ đồng), Gái già lắm chiêu 3 – đạo diễn Nam Cito và Bảo Nhân (Tết 2020, doanh thu hơn 165 tỷ đồng)…

Vì sao phim Tết 2022 'mất mùa'?

Mùa phim Tết 2022 kém vui so với các năm trước vì các rạp chiếu ở nước ta chưa mở cửa 100%. Đặc biệt, Hà Nội – một trong những địa phương có nhiều hệ thống rạp chiếu phim, Tết 2022 vừa qua vẫn "cửa đóng then cài" do ảnh hưởng của COVID-19. Việc các rạp chiếu ở Hà Nội cùng nhiều tỉnh, thành phố khác chưa mở cửa khiến cho công suất chiếu phục vụ khán giả dịp Tết Nhâm Dần giảm sút. Ngoài ra, nhiều khán giả còn e ngại dịch bệnh nên chọn phim truyền hình, phim chiếu mạng thay vì tới rạp chiếu vốn đông người.

Mùa phim chiếu rạp Tết 2022: Doanh thu tụt dốc không hẳn vì dịch bệnh - Ảnh 4.

Hà Nội và nhiều địa phương chưa mở cửa rạp chiếu phim trong Tết Nhâm Dần do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Ngoài yếu tố khách quan kể trên, phim Việt chiếu Tết 2022 giảm doanh thu vì chất lượng tác phẩm chưa cao. Chìa khóa trăm tỷ dẫn đầu doanh thu mùa Tết này, cùng dàn diễn viên ăn khách Kiều Minh Tuấn, Thu Trang… nhưng xem phim, khán giả đánh giá tác phẩm ở mức "thường thường bậc trung". Phim không có quá nhiều tình tiết bất ngờ, kết phim xử lý có phần đơn giản, thiếu sự kịch tính nếu so với bản gốc Key of Life của Nhật Bản.

Mùa phim chiếu rạp Tết 2022: Doanh thu tụt dốc không hẳn vì dịch bệnh - Ảnh 5.

Cảnh trong phim Chìa khóa trăm tỷ.

Trạng Tí phiêu lưu ký của nhà sản xuất Ngô Thanh Vân thực tế là phim "cũ" vì đã có ít ngày ra rạp vào năm 2021. Khán giả vì thế không còn nhiều sự tò mò cũng như tác phẩm đã mất đi yếu tố bất ngờ. Chưa kể nhiều người còn nặng nề tâm lý do Trạng Tí phiêu lưu ký vướng lùm xùm đến bản quyền bộ truyện Thần đồng Đất Việt trong khi quảng bá tác phẩm.

Mùa phim chiếu rạp Tết 2022: Doanh thu tụt dốc không hẳn vì dịch bệnh - Ảnh 6.

3 nữ chính của phim 1990.

1990 (đạo diễn Nhất Trung) có dàn diễn viên ăn khách gồm Lan Ngọc, Diễm My 9x, Nhã Phương... hứa hẹn sẽ bùng nổ. Nhưng ngược lại, kịch bản lủng củng, nhiều diễn biến về nội dung thiếu hợp lý khiến 1990 mất đi sự lôi cuốn. Đồng thời, các nữ chính diễn xuất nhạt nhòa, đôi khi khán giả thấy nhân vật họ thể hiện như đang "gồng" hơn là hóa thân vào vai diễn.

Mùa phim chiếu rạp Tết 2022: Doanh thu tụt dốc không hẳn vì dịch bệnh - Ảnh 7.

Nhà không bán - phim hài pha chút kinh dị này có mô típ không mới.

Nhà không bán của đạo diễn Hoàng Tuấn Cường có danh hài Việt Hương – được xem là "nam châm" hút khán giả, nhưng phim hài pha chút kinh dị này có mô típ không mới do khai thác đề tài ma ám.

Một phần nữa, vì làm hậu kỳ gấp rút để kịp chiếu rạp, một số cảnh trong Nhà không bán chưa mượt, chưa thể hiện được sự kết nối của mạch truyện. Phim cũng chưa đáp ứng được kỳ vọng về kỹ xảo, đôi chỗ giống phim truyền hình hoặc phim chiếu mạng.

Mùa phim chiếu rạp Tết 2022: Doanh thu tụt dốc không hẳn vì dịch bệnh - Ảnh 8.

Mưu kế thượng lưu ít được quảng bá, không có diễn viên nổi tiếng để kéo khán giả và nội dung chưa thật sự hấp dẫn.

Tác phẩm Mưu kế thượng lưu lại xây dựng câu chuyện cô gái nhà nghèo có vẻ ngoài ngây thơ, trong sáng tìm cách hòa mình vào giới siêu giàu để thực hiện âm mưu trả thù... là mô típ cũ. Phim không có diễn viên nổi tiếng mà toàn gương mặt trẻ như Thiên An, Anh Tú, Triều Dâng, Quỳnh Lương, Khánh Tiên… nên ít người quan tâm. Quan trọng hơn, khán giả cho rằng các tình tiết trong Mưu kế thượng lưu còn gượng gạo, thiếu sự nhất quán.

Phim cũng có nhiều chi tiết rời rạc, thiếu kết nối, khai thác nhân vật và giải quyết vấn đề hời hợt. Lời thoại sến súa, sượng trân nên Mưu kế thượng lưu không tạo ra được "hiệu ứng truyền miệng" để khán giả kéo đến rạp.