Mắc sai lầm trong việc trữ đông thực phẩm làm tăng nguy cơ thực phẩm bị biến chất, sinh vi khuẩn gây bệnh, lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
Dịch bênh Covid-19 kéo dài, không ít người mua thực phẩm và dữ trữ trong ngăn đông tủ lạnh để sử dụng trong nhiều ngày. Tuy nhiên, việc bảo quản thực phẩm bằng cách trữ đông không đúng cách sẽ làm mất đi lượng chất dinh dưỡng của thực phẩm. Chúng ta hãy cùng điểm qua những sai lầm cần tránh khi trữ đông để không làm giảm chất lượng thực phẩm:
Thực phẩm không được bọc kín khi trữ đông
Trữ đông thực phẩm đúng cách giúp duy trì chất dinh dưỡng. |
Khi thực hiện việc trữ đông thực phẩm, tốt nhất nên lựa chọn những hộp kín hoặc túi zip chuyên dụng, hạn chế tối đa việc không khí lọt vào. Bọc kín thực phẩm sẽ làm giảm sự mất nước và oxy hóa, giữ được độ tươi ngon và ngăn lây nhiễm vi khuẩn từ bên ngoài.
Trữ đông những thực phẩm không thể đông lạnh
Ngăn đá tủ lạnh là lựa chọn tuyệt vời giúp kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm, nhưng vẫn có một số loại thực phẩm không nên bảo quản đông lạnh. Các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, pho mát, sữa chua...là những thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng và vi khuẩn có lợi, việc đông đá những thực phẩm này vô tình sẽ làm mất đi dưỡng chất trong nó, thậm chí cả mùi vị của chúng cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Thực phẩm đã rã đông không nên cấp đông trở lại
Tái đông thực phẩm sẽ thúc đẩy sản sinh vi khuẩn. |
Một sai lầm chúng ta thường gặp phải là tái cấp đông thịt đã rã đông. Việc lấy thịt ở môi trường đông lạnh và bỏ ra ngoài để rã đông là điều kiện thích hợp để vi khuẩn hình thành, làm thịt bị nhiễm khuẩn và gây bệnh. Cách tốt nhất là hãy chia nhỏ thịt theo khẩu phần ăn để trữ đông, và sử dụng hết nếu như bạn đã ra đông nó.
Thực phẩm được trữ đông trong thời gian quá dài
Trữ đông là biện pháp giúp bảo quản thực phẩm trong thời gian dài, nhưng không có nghĩ thực phẩm có thể để được quá lâu. Thực phẩm trữ đông trong 1 thời gian quá dài sẽ mất dần sự tươi ngon, màu sắc trở nên nhợt nhạt, thậm chí cho mùi lạ, các chất dinh dưỡng cũng sẽ hao hụt dần. Hãy tạo thói quen thường xuyên kiểm tra tủ lạnh, tránh để thực phẩm quá lâu để tránh lãng phí và ảnh hưởng tới sức khỏe.
Đặt thức ăn còn nóng vào tủ đông
Trữ đông trực tiếp thức ăn nóng làm ảnh hưởng quá trình trữ đông những thực phẩm khác. |
Thức ăn đã nấu chín cũng có thể bảo quản bằng cách trữ đông, nhưng hãy nhớ để thức ăn hạ nhiệt ở nhiệt độ phòng. Điều này giúp duy trì chất lượng và kết cấu của món ăn. Ngoài ra, khi đặt trực tiếp thức ăn còn nóng vào tủ đông sẽ vô tình làm ảnh hưởng tới nhiệt độ của ngăn đông và quá trình đông lạnh của các thức phẩm khác trong tủ lạnh.
Lưu ý: - Hãy đảm đảm nhiệt độ của tủ đông phù hợp để bảo quản thực phẩm. Tủ đông cần được đặt nhiệt độ ở khoảng -17 độ C (0 độ F) hoặc thấp hơn để đảm bảo vi khuẩn không thể hình thành trong môi trường này. - Hãy ghi lại ngày trữ đông của thực phẩm để theo dõi thời gian trữ đông và sử dụng nó trong thời gian tốt nhất. |
URL: https://thitruongbiz.vn/nhung-sai-lam-can-tranh-khi-tru-dong-thuc-pham-trong-mua-dich-d1582.html
© thitruongbiz.vn