Việc sử dụng Grok AI gây lo ngại về quyền riêng tư và xung đột lợi ích Nhóm DOGE bị cáo buộc thúc đẩy sử dụng Grok tại Bộ An ninh Nội địa dù chưa được phê duyệt. Giới chuyên gia cảnh báo nguy cơ Musk và xAI có lợi thế không công bằng trong các hợp đồng liên bang.
Lo ngại về quyền riêng tư
Việc sử dụng Grok AI gây lo ngại về quyền riêng tư và xung đột lợi ích Nhóm DOGE. (Ảnh: Reuters)
Theo Reuters, nhóm DOGE của tỷ phú Elon Musk đang mở rộng việc sử dụng chatbot trí tuệ nhân tạo Grok trong chính phủ liên bang Mỹ nhằm phân tích dữ liệu. Động thái này có thể vi phạm các quy định về xung đột lợi ích và đặt thông tin nhạy cảm của hàng triệu người Mỹ vào vòng rủi ro.
Việc sử dụng Grok như vậy đang làm gia tăng lo ngại trong giới bảo vệ quyền riêng tư và các nhà quan sát rằng nhóm Department of Government Efficiency (DOGE) do Musk hậu thuẫn đang dần gạt bỏ những nguyên tắc bảo vệ dữ liệu vốn được thiết lập từ lâu, trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump tái cấu trúc bộ máy hành chính.
Một trong ba nguồn tin cho biết, nhóm DOGE đang dùng phiên bản Grok được tùy chỉnh riêng, nhằm tăng hiệu quả xử lý dữ liệu. “Họ đặt câu hỏi, yêu cầu Grok soạn thảo báo cáo, phân tích dữ liệu,” người này cho biết.
Hai người còn lại tiết lộ thêm rằng nhân viên DOGE thậm chí đã thúc giục Bộ An ninh Nội địa (DHS) sử dụng Grok, dù công cụ này chưa hề được phê duyệt bởi bộ.
Reuters không xác định được cụ thể loại dữ liệu nào đã được đưa vào hệ thống AI này, cũng như cách thức hệ thống Grok được thiết lập. Grok là sản phẩm của xAI, công ty công nghệ do Elon Musk thành lập vào năm 2023 trên nền tảng mạng xã hội X.
Nếu dữ liệu được sử dụng là thông tin chính phủ nhạy cảm hay mật, điều đó có thể vi phạm các quy định liên bang về bảo mật và quyền riêng tư – theo nhận định của 5 chuyên gia về công nghệ và đạo đức công vụ.
Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng CEO Tesla và SpaceX có thể truy cập vào những dữ liệu quý giá chưa công khai liên quan đến hợp đồng chính phủ mà ông đang kinh doanh tư nhân, hoặc sử dụng dữ liệu này để huấn luyện Grok – một quá trình mà AI “học” từ kho dữ liệu khổng lồ. Điều này có thể giúp Musk và xAI có lợi thế không công bằng trước các nhà cung cấp dịch vụ AI khác trong các hợp đồng chính phủ.
Phía Musk, Nhà Trắng và xAI chưa đưa ra phản hồi. Một người phát ngôn của DHS phủ nhận việc nhóm DOGE gây áp lực buộc nhân viên sử dụng Grok: “DOGE không thúc ép bất kỳ ai sử dụng công cụ hay sản phẩm nào cụ thể,” người này nói, và từ chối trả lời thêm. “DOGE có mặt là để tìm và xử lý các hành vi lãng phí, gian lận và lạm dụng.”
Dù là “tân binh” so với các đối thủ như OpenAI hay Anthropic, xAI tuyên bố trên trang web rằng họ có thể theo dõi hoạt động của người dùng Grok vì “mục đích kinh doanh cụ thể.” Trang web của họ nêu rõ: “Kiến thức của AI cần toàn diện và vươn xa nhất có thể.”
Trong chiến dịch tuyên bố cắt giảm lãng phí và nâng cao hiệu quả hành chính, Musk và nhóm DOGE đã tiếp cận một số cơ sở dữ liệu được bảo mật chặt chẽ của chính phủ – nơi lưu trữ thông tin cá nhân của hàng triệu công dân Mỹ. Các chuyên gia cho rằng, dữ liệu này thường chỉ giới hạn cho một nhóm nhỏ cán bộ được cấp quyền, do lo ngại bị rò rỉ, thất lạc hoặc sử dụng sai mục đích.
Thông thường, việc chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan liên bang cần được phê duyệt chính thức và có sự giám sát của chuyên gia để đảm bảo tuân thủ các quy định về quyền riêng tư, bảo mật và pháp lý.
Nếu Grok thực sự đang phân tích dữ liệu nhạy cảm của chính phủ, đây sẽ là một bước ngoặt đáng chú ý trong hoạt động của nhóm DOGE – bao gồm các kỹ sư phần mềm và cộng sự của Musk. Nhóm này đã chỉ đạo sa thải hàng nghìn nhân viên liên bang, kiểm soát các hệ thống dữ liệu quan trọng, và tìm cách tái cấu trúc các cơ quan với danh nghĩa chống lãng phí, gian lận và lạm dụng.
Xét đến quy mô dữ liệu mà DOGE đang nắm giữ và những nguy cơ tiềm ẩn khi đưa dữ liệu đó vào phần mềm như Grok, tôi cho rằng đây là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với quyền riêng tư.
Ông cũng bày tỏ lo ngại về khả năng dữ liệu chính phủ rò rỉ ngược trở lại cho xAI – một công ty tư nhân – cũng như sự thiếu minh bạch trong việc ai đang thực sự có quyền truy cập vào phiên bản Grok tùy chỉnh này.
Ông Cary Coglianese, chuyên gia về quy định và đạo đức công vụ tại Đại học Pennsylvania, nhận định: “Việc nhóm DOGE tiếp cận dữ liệu liên bang có thể giúp Grok và xAI vượt trội hơn các nhà thầu AI khác đang muốn cung cấp dịch vụ cho chính phủ.” Ông nói thêm: “Công ty này có động cơ tài chính rõ ràng khi thúc đẩy sản phẩm của họ được nhân viên liên bang sử dụng.”
“Biểu hiện của hành vi tư lợi”
Ngoài việc sử dụng Grok để phân tích dữ liệu chính phủ cho chính mình, trong hai tháng qua, các nhân viên thuộc nhóm DOGE còn yêu cầu các quan chức Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ (DHS) sử dụng Grok, dù công cụ này chưa từng được phê duyệt tại cơ quan rộng lớn này – theo tiết lộ từ hai nguồn tin. DHS là cơ quan chịu trách nhiệm về an ninh biên giới, thực thi nhập cư, an ninh mạng và nhiều nhiệm vụ quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Theo các nguồn tin, nếu nhân viên chính phủ được cấp quyền sử dụng chính thức Grok cho các mục đích công vụ, chính phủ liên bang sẽ phải trả phí truy cập cho tổ chức của Elon Musk.
“Một trong số họ đã thúc đẩy việc áp dụng Grok trên toàn bộ cơ quan,” một người cho biết.
Reuters không thể xác minh độc lập liệu chính phủ liên bang đã phải trả bao nhiêu tiền để sử dụng Grok, hoặc liệu nhân viên DHS có làm theo yêu cầu của nhóm DOGE hay đã phớt lờ.
Trước đó, dưới thời Tổng thống Biden, DHS đã ban hành chính sách vào năm ngoái cho phép nhân viên sử dụng một số nền tảng AI cụ thể như ChatGPT của OpenAI, Claude của Anthropic và một công cụ khác của Grammarly. DHS cũng phát triển một chatbot nội bộ riêng.
Mục tiêu là để DHS trở thành một trong những cơ quan liên bang tiên phong trong việc ứng dụng AI tạo sinh – có khả năng viết báo cáo nghiên cứu và thực hiện các tác vụ phức tạp. Theo chính sách này, nhân viên chỉ được dùng các chatbot thương mại cho dữ liệu không nhạy cảm, trong khi chatbot nội bộ mới được phép xử lý dữ liệu nhạy cảm, theo các tài liệu công khai trên website DHS.
Tuy nhiên, vào tháng 5, DHS bất ngờ đóng quyền truy cập của nhân viên vào tất cả các công cụ AI thương mại – bao gồm cả ChatGPT – sau khi có nghi ngờ rằng một số người đã sử dụng chúng sai mục đích với dữ liệu nhạy cảm, hai nguồn tin cho biết. Nhân viên hiện chỉ còn được phép dùng công cụ AI nội bộ của DHS. Reuters không thể xác định liệu điều này có ngăn cản nhóm DOGE tiếp tục quảng bá Grok tại DHS hay không.
DHS không phản hồi các câu hỏi liên quan.
Tỷ phú Elon Musk từng nói với các nhà đầu tư tháng trước rằng ông sẽ giảm thời gian làm việc với DOGE xuống chỉ còn một đến hai ngày mỗi tuần kể từ tháng 5. Với tư cách là "nhân viên chính phủ đặc biệt", ông chỉ được phép phục vụ tối đa 130 ngày. Hiện chưa rõ khi nào nhiệm kỳ của ông kết thúc. Nếu chuyển sang làm bán thời gian, ông có thể kéo dài thời gian phục vụ vượt quá tháng 5. Tuy nhiên, ông khẳng định nhóm DOGE sẽ tiếp tục công việc khi ông rút dần khỏi vai trò tại Nhà Trắng.
Theo giáo sư Richard Painter – cựu cố vấn đạo đức dưới thời Tổng thống Cộng hòa George W. Bush – nếu Musk trực tiếp tham gia vào việc quyết định sử dụng Grok, điều đó có thể vi phạm luật hình sự về xung đột lợi ích, cấm các quan chức (kể cả nhân viên đặc biệt) can thiệp vào các vấn đề có thể mang lại lợi ích tài chính cho bản thân.
“Điều này khiến người ta cảm thấy như DOGE đang gây áp lực lên các cơ quan để sử dụng phần mềm nhằm làm giàu cho Musk và xAI, thay vì phục vụ lợi ích người dân,” ông Painter nói. Dù điều luật này hiếm khi bị khởi tố, nó vẫn có thể dẫn đến án phạt hoặc thậm chí là tù giam.
Trong vài tuần gần đây, khoảng một tá nhân viên tại một cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng đã được cấp trên thông báo rằng một công cụ thuật toán đang theo dõi một phần hoạt động máy tính của họ, theo hai nguồn tin khác được tường thuật lại cuộc trao đổi.
Việc dùng AI để xác định quan điểm chính trị cá nhân của nhân viên có thể vi phạm luật công vụ, vốn được đặt ra để bảo vệ nhân viên nhà nước khỏi can thiệp chính trị – theo ông Cary Coglianese, chuyên gia về quy định liên bang và đạo đức công vụ tại Đại học Pennsylvania.
Trong tuyên bố gửi Reuters, Bộ Quốc phòng khẳng định nhóm DOGE không tham gia giám sát mạng lưới nào, cũng như không được chỉ đạo sử dụng bất kỳ công cụ AI nào – bao gồm cả Grok.
“Cần lưu ý rằng tất cả máy tính của chính phủ đều mặc định bị giám sát theo thỏa thuận sử dụng tiêu chuẩn,” người phát ngôn Kingsley Wilson của Lầu Năm Góc cho biết.
Bộ không phản hồi thêm các câu hỏi về việc liệu có hệ thống giám sát mới nào được triển khai gần đây hay không.
Tuổi thiếu niên vốn đã là giai đoạn đầy lo âu và thử thách. Theo một báo cáo toàn diện vừa công bố trên The Lancet – tạp chí y khoa hàng đầu thế giới, thanh thiếu niên ngày nay đang phải đối mặt với những mối đe dọa chưa từng có, ở quy mô mà chưa thế hệ nào trước đó từng trải qua.
Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco, mã chứng khoán BHN – HoSE) thông báo sẽ trả cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 11,5%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 1.150 đồng.
Livzon Pharmaceutical Group – một trong những "ông lớn" ngành dược Trung Quốc – vừa chi hơn 5.700 tỷ đồng để thâu tóm gần 65% cổ phần Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm (IMP), doanh nghiệp dẫn đầu thị trường thuốc kháng sinh tại Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Phương Đông (mã chứng khoán OCB, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết về việc triển khai thực hiện phương án tăng vốn điều lệ năm 2025 bằng hình thức phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu (cổ phiếu thưởng).
Trong cuộc đua về công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo), các ông lớn công nghệ vẫn chi mạnh tay, nhưng nhiều doanh nghiệp khác đã bắt đầu chán nản, hụt hẫng với khoản đầu tư này.
Jony Ive, nhà thiết kế iPhone và Apple Watch, đã chính thức trở lại ngành công nghệ với thương vụ trị giá 6,4 tỷ USD, hợp nhất công ty phần cứng mới thành lập của ông - io - với OpenAI. Ive sẽ giữ vai trò cố vấn thiết kế cho các sản phẩm phần cứng AI mới, với sự tham gia của nhiều cựu nhân sự Apple.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - Mã chứng khoán STB) vừa công bố thông tin về việc thôi nhiệm vị trí Tổng Giám đốc của bà Nguyễn Đức Thạch Diễm từ ngày 27/5.
Ngân hàng TMCP Á Châu (HoSE: mã chứng khoán ACB) vừa cập nhật danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ tính đến ngày 21/5. Trong đó, một nhà đầu tư tổ chức nước ngoài Employees Provident Fund Board (EPF) từ Malaysia.
Công ty cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS, Mã chứng khoán FTS, sàn HoSE) vừa có báo cáo kết quả phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu (cổ phiếu thưởng).
Công ty CP Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land, mã chứng khoán TAL) vừa thông qua nghị quyết Hội đồng quản trị về việc tham gia góp vốn thành lập Công ty TNHH Đầu tư Taseco Hà Nam.
Do áp lực thuế quan, niềm tin người tiêu dùng Mỹ gần đây giảm xuống mức thấp kỷ lục. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chi tiêu cho ô tô, nhà ở và du lịch vẫn ổn định, theo nhận định từ các CEO tham dự Hội nghị Thượng đỉnh CNBC CEO Council.
Trước ngày họp ĐHCĐ APEC mới tiết lộ cho cổ đông mới được biết mục tiêu lãi gần 80 tỷ đồng trong năm nay, dấu hiệu tích cực cho thấy APEC kỳ vọng trở lại quỹ đạo có lãi sau hai năm thua lỗ liên tiếp.
Kể từ ngày 24/11/2024, do Coteccons chưa tự nguyện thanh toán nên phải thanh toán thêm tiền lãi chậm trả bổ sung với mức lãi suất được nêu tại Phán Quyết Trọng Tài.
Công ty cổ phần City Auto (Mã chứng khoán CTF) mới tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 để thông qua kết quả kinh doanh, định hướng hoạt động 2025 và một số chiến lược phát triển.
Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, mã chứng khoán SCR) đã thông qua quyết định miễn nhiệm chức vụ Giám đốc Khối Tài chính đối với ông Trần Văn An kể từ ngày 20/5/2025.
Hãng tin Reuters đưa tin ngày 20/5, nhà sản xuất xe Honda của Nhật Bản sẽ cắt giảm đầu tư vào xe điện do nhu cầu đối với dòng xe này đang chững lại, đồng thời chuyển hướng tập trung vào các mẫu xe hybrid (xe lai điện).
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?