NHNN yêu cầu Eximbank báo cáo vụ nợ tín dụng hơn 8 triệu thành gần 9 tỷ đồng sau 11 năm
ông P.H.A. (Quảng Ninh) bị Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) gửi đơn thông báo thu hồi khoản nợ xấu do chi tiêu gần 8,5 triệu đồng bằng thẻ tín dụng từ năm 2013, đến nay nợ lãi phát sinh thành 8,84 tỷ đồng.

Cụ thể, vào ngày 14/3 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh Quảng Ninh đã có văn bản yêu cầu Hội sở Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank) tại TP HCM báo cáo các thông tin liên quan vụ việc một khách hàng sử dụng thẻ tín dụng của Eximbank chi nhánh Quảng Ninh năm 2013 phát sinh nợ 8,55 triệu đồng, đến nay tổng dư nợ lên hơn 8,83 tỷ đồng.

Trước đó, một công văn nhắc nợ do Công ty TNHH MTV quản lý nợ và khai thác tài sản - Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank AMC) gửi đến ông P.H.A., Eximbank AMC yêu cầu khách hàng phải thanh toán ngay các khoản nợ thẻ tín dụng do vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo cam kết xuất hiện trên các trang mạng xã hội đã khiến dư luận chú ý.

Cụ thể, Eximbank cho biết khách hàng P.H.A. mở thẻ Master Card tại Eximbank Chi nhánh Quảng Ninh ngày 23/3/2013 với hạn mức 10 triệu đồng. Sau đó, ông P.H.A sử dụng thẻ tín dụng và phát sinh nợ 8,55 triệu đồng tại thời điểm 2013. Đến 30/10/2023, tổng dư nợ bỗng tăng lên hơn 8,83 tỷ đồng, trong đó phần nợ lãi là hơn 8,8 tỷ đồng, và 8,5 triệu đồng là nợ gốc.

Eximbank AMC cũng cho biết nếu ông P.H.A. không thanh toán theo đúng thông báo này, Eximbank thông qua Eximbank AMC sẽ tiến hành khởi kiện và/hoặc thực hiện các biện pháp thu hồi nợ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật hiện hành để thu hồi nợ cho Eximbank.

Ngay sau khi thông tin này được chia sẻ trên mạng xã hội, nhiều người không khỏi "sốc" trước số tiền lãi mà khách hàng này phải trả.

Trao đổi với báo chí liên quan đến số tiền lãi hơn 8,8 tỷ đồng, Eximbank nói "hoàn toàn phù hợp với thỏa thuận giữa Eximbank và khách hàng theo hồ sơ mở thẻ ngày 15/3/2013 có đầy đủ chữ ký khách hàng.

Những bí ẩn đằng sau chiếc thẻ tín dụng

Tuy nhiên, trao đổi với báo Tuổi Trẻ ông P.H.A khẳng định bản thân là bị hại trong vụ việc này khi

Theo ông P.H.A, vào tháng 3/2013, ông có nhờ một nhân viên tên Giang tại chi nhánh Eximbank ở TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) làm cho một thẻ tín dụng. Khoảng 1 - 2 tuần sau khi ký hồ sơ, ông Huy A. được Giang gọi ra trụ sở chi nhánh để ký hồ sơ và nhận thẻ.

Do lương của ông P.H.A chỉ có khoảng 5 triệu đồng/tháng nên không đủ điều kiện mở thẻ nên nhân viên Giang cho biết phải xin thêm ý kiến sếp và hẹn sẽ liên lạc lại. Nhưng sau đó ông P.H.A không nhận được thẻ tín dụng.

NHNN yêu cầu Eximbank báo cáo vụ nợ tín dụng hơn 8 triệu thành gần 9 tỷ đồng sau 11 năm
Theo ngân hàng, ông H.A. thực hiện mở thẻ Master Card tại Eximbank chi nhánh Quảng Ninh vào ngày 23/3/2013 với hạn mức 10 triệu đồng nhưng ông P.H.A cho biết mình không nhận được thẻ tín dụng nào từ Eximbank.

Đến năm 2017, khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng, ông P.H.A mới biết mình đang có nợ xấu bên Eximbank nên chủ động sang ngân hàng này để xác minh. Khi đó, ban giám đốc chi nhánh ngân hàng cho rằng ông P.H.A đã ký nhận thẻ rồi, phải chịu trách nhiệm.

Còn ông P.H.A cho rằng khi phát sinh lãi và nợ lãi lại không thông báo ngay. Trong hồ sơ mở thẻ tại sao lại có thêm một số điện thoại không phải của mình thì phía ngân hàng trả lời là có liên lạc theo số điện thoại (không phải của ông P.H.A - PV) nhưng không liên lạc được. Khi ông P.H.A hỏi tại sao không liên lạc bằng số điện thoại còn lại mà tôi đang dùng, ngân hàng không trả lời được, ông P.H.A thông tin.

Đặc biệt, khi yêu cầu sao kê lịch sử giao dịch thẻ tín dụng, ông P.H.A phát hiện có người đã đóng lãi tháng đầu tiên nên đề nghị kiểm tra ai là người đóng lãi và đóng bằng hình thức nào, nhưng ngân hàng không trả lời.

Sau khi phát hiện bị nợ xấu tại Eximbank, ông P.H.A cho biết có làm đơn khiếu nại về việc ngân hàng không gửi thông báo cho khách hàng.

Theo ông P.H.A, phía ngân hàng có văn bản phúc đáp là đã gửi thông báo, nhưng lại không chứng minh được đã gửi thông báo theo hình thức nào. Ngoài ra, ông cũng cho biết địa chỉ nhà và số điện thoại của ông trong hồ sơ cũng không thay đổi, nhưng khi yêu cầu ngân hàng chứng minh đã thông báo cho tôi như thế nào nhưng ngân hàng không chứng minh được, ông P.H.A khẳng định.

Căn cứ theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN, những khoản nợ từ 2 triệu đồng trở lên và quá hạn trong vòng 36 tháng là ngân hàng có thể lập hồ sơ khởi kiện.

Tuy nhiên, đây chỉ là trường hợp bất khả kháng, ngân hàng sẽ tạo điều kiện để khách hàng trả nợ theo quy định của từng ngân hàng.

Đồng thời, khi trường hợp này xảy ra, thông tin khoản nợ của khách hàng sẽ bị chuyển thành nợ xấu trên hệ thống CIC, bị cấm tham gia bất kỳ khoản vay nào khác tại ngân hàng.

Bên cạnh đó, cho dù đã thanh toán dư nợ xong nhưng lịch sử đã vướng nợ xấu thì khách hàng sẽ mất từ 2-5 năm để xây dựng lại điểm tín dụng, sau đó mới có thể tiến hành vay vốn ngân hàng.

Trong khoảng thời gian xây dựng tín dụng, khách hàng cũng sẽ bị hạn chế tham gia tất cả khoản vay tại các ngân hàng và công ty tài chính.