Nhận định thị trường chứng khoán (từ ngày 10-14/3) có thể tới vùng kháng cự mạnh 1.340 - 1.360 điểm
Tài chínhTheo các chuyên gia nhận định, VN-Index được kỳ vọng duy trì xu hướng đi lên và tiến đến vùng kháng cự 1.340 điểm nhờ dòng tiền tích cực.
VN-Index có tuần rung lắc mạnh, chỉ số được dẫn dắt bởi nhóm ngân hàng và điều chỉnh ở các ngành khác. Nhận định thị trường chứng khoán tuần tới, các nhà phân tích bày tỏ quan điểm trái chiều.
![]() |
Nhận định thị trường chứng khoán tuần tới, các nhà phân tích bày tỏ quan điểm trái chiều. (Ảnh minh họa) |
Nhóm cố phiếu ngân hàng là tâm điểm của thị trường tuần qua khi có nhiều mã tăng giá tích cực, thanh khoản đột biến lịch sử, nổi bật như CTG, SHB, NVB, OCB, EIB, TCB.
![]() |
Biến động giá cổ phiếu các nhóm ngành trong tuần qua. (Nguồn: SHS) |
Trong tuần giao dịch từ 8/1 – 12/1/2024, chỉ số VN-Index gần như đi ngang khi chỉ tăng tăng 0,02 điểm so với cuối tuần trước, đóng cửa ở mức 1.154,7 điểm.
Giá trị giao dịch bình quân phiên trên cả 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM đạt 22.207 tỉ đồng, tăng 9% so với tuần trước và tăng 16,5% so với trung bình 5 tuần.
Xét theo mức độ đóng góp, MBB, CTG và ACB là những mã có tác động tích cực nhất đến VN-Index. Ở chiều ngược lại, VCB, GVR và VHM là các mã có tác động tiêu cực nhất. Tính riêng VCB đã lấy đi hơn 0,8 điểm của chỉ số.
![]() |
Top 5 cổ phiếu tăng giá nhiều nhất trong tuần. (Nguồn: SHS) |
Nhà đầu tư nước ngoài có tuần bán ròng thứ 2 liên tiếp với giá trị 412,9 tỉ đồng trên HOSE. Họ bán ròng chủ yếu các mã VNM (-307,1 tỉ đồng), VRE (-145,7 tỉ đồng), MSN (-129,6 tỉ đồng), HDG (-129,4 tỉ đồng).
Ở chiều ngược lại, khối ngoại mua ròng chủ yếu nhóm ngân hàng như: VCB (+337,3 tỉ đồng), VPB (+132,9 tỉ đồng), STB (+190,9 tỉ đồng), OCB (+131,7 tỉ đồng), CTG (+99,1 tỉ đồng).
![]() |
Top 5 cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài mua và bán nhiều nhất. (Nguồn: SHS) |
Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 1.511,4 tỉ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh họ mua ròng 1.694,5 tỉ đồng, chủ yếu là ngành bất động sản. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân gồm: EVF, HCM, SHB, VHM, VRE, SSI, MSN, SAB, PVD, HDG.
Trong tuần vừa qua, nhóm cổ phiếu ngân hàng là tâm điểm của thị trường với nhiều mã tăng mạnh, thanh khoản đột biến như: CTG (+8,62%), SHB (+6,49%), NVB (+6,25%), OCB (+4,56%), EIB (+4,50%), TCB (+4,37%).
![]() |
Top 5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất trong tuần. (Nguồn: SHS) |
Trong khi đó, phần đa các nhóm cổ phiếu còn lại đều chịu áp lực điều chỉnh. Nhóm cổ phiếu bất động sản ghi nhận nhiều mã giảm điểm mạnh, kém tích cực như: FIR (-19,71%), HDG (-7,06%), HDC (-6,69%), HD6 (-6,58%), NHA (- 6,21%).
Các cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp, cao su cũng chịu áp lực điều chỉnh với GVR (-6,42%), DTD (-5,43%), TIP (- 5,24%), SZC (-4,10%). Nhóm cổ phiếu dầu khí có PSH (-11,36%), PVB (-4,29%), PVC (-4,00%), PVS (- 3,66%).
![]() |
Top 5 cổ phiếu giảm giá nhiều nhất trong tuần. (Nguồn: SHS) |
VN-Index sau khi hình thành nhịp tăng ngắn hạn đang trở lại kiểm tra hỗ trợ 1.150 điểm và có thể còn có các phiên rung lắc tiếp theo. Đối với nhà đầu tư ngắn hạn cần thận trọng khi VN-Index chưa xác nhận kiểm tra hỗ trợ thành công.
Với nhà đầu tư trung, dài hạn, thị trường đang dần củng cố và hình thành nền tảng tích lũy nhưng quá trình này sẽ kéo dài, nhà đầu tư trung dài hạn hoàn toàn có thể giải ngân nhưng với quan điểm mua tích lũy dần vì thời điểm hình thành uptrend mới sẽ còn khá dài.
Tận dụng phiên giảm, giải ngân thêm đối với các cổ phiếu chứng khoán, bất động sản Chứng khoán
Về góc nhìn kỹ thuật, VN-Index ghi nhận tuần giao dịch giằng co khá căng thẳng. Xét khung đồ thị tuần, chỉ báo RSI đang bẻ ngang và MACD đang hướng lên từ vùng thấp cho tín hiệu thị trường đang điều chỉnh trước khi bước vào nhịp tăng điểm mới.
Ở khung đồ thị ngày, VN-Index hình thành nến dạng long lower wick candle ngay khi chạm khu vực 1150, tương ứng với mốc 0.786 của thang đo Fibonacci thoái lui.
Bên cạnh đó, 2 chỉ báo nêu trên cũng đang hình thành đỉnh đầu tiên cho thấy VN-Index đang bước vào nhịp điều chỉnh nhưng xu hướng chính của thị trường vẫn sẽ là xu hướng tăng điểm trung hạn.
![]() |
Liệu nhóm cổ phiếu này sẽ một lần nữa “đón sóng” trong năm 2024? (Ảnh minh họa) |
VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư bám sát thị trường ở các mốc 1150 và 1130 tương ứng với 2 mốc của thang đo Fibonacci thoái lui 0.786 và 0.618, tận dụng những phiên rung lắc điều chỉnh tuần tới để tiếp tục giải ngân thêm đối với các cổ phiếu cho dấu hiệu kiểm định lại vùng hỗ trợ thành công vẫn đang có xu hướng giao dịch tích lũy Sideway thuộc các nhóm ngành như chứng khoán, bất động sản.
Sau nhịp giảm sốc giai đoạn đầu phiên, VN-Index hồi phục về sát ngưỡng tham chiếu trước khi dần suy yếu và quay trở lại đà giảm điểm về cuối phiên. Lực cầu một lần nữa gia tăng vào nhóm cổ phiếu ngân hàng, giúp cho nhóm ngành duy trì được sắc xanh và tạo lực đỡ cho chỉ số, tránh được một phiên giảm sâu.
Tuy nhiên, áp lực bán chưa có dấu hiệu suy yếu lên các nhóm cổ phiếu còn lại, đặc biệt là nhóm vốn hóa vừa và nhỏ. Mặc dù cơ hội tiếp tục đi lên vẫn được để ngỏ với vùng kháng cự kế tiếp đặt tại 1185 (+-10), các nhịp hồi phục không được đánh giá cao do dòng tiền tích cực đang thiếu đi sự lan tỏa và rủi ro đảo chiều có thể gia tăng trong trường hợp nhóm cổ phiếu ngân hàng điều chỉnh.
Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ tham gia mua trading tỷ trọng thấp tại vùng hỗ trợ gần quanh 1140 (+-5) và ngược lại, bán giảm tỷ trọng với các mã đang nắm giữ tại các nhịp tăng chớm vượt đỉnh/chạm kháng cự.
Dù lực bắt đáy đã xuất hiện ở ngưỡng 1.145, tuy nhiên áp lực chốt lời tại ngưỡng 1.160 cũng lớn và VN-Index đã thất bại trong việc vượt qua ngưỡng này hai lần ngày 13/1. Trong những phiên tới, chỉ số cần củng cố thêm tại ngưỡng 1.160 để lấy đà bật lên.
Theo quan điểm kỹ thuật, VN-Index có phiên giảm trở lại. Khối lượng giao dịch gia tăng mạnh mẽ và ở trên mức bình quân 10 và 20 phiên, hàm ý xuất hiện áp lực chốt lời. Không những vậy, chỉ số có phiên giảm xuống dưới MA5, cùng với RSI suy giảm xuống dưới ngưỡng 70, cho thấy sức ép điều chỉnh đang quay trở lại.
Đối với sàn Hà Nội, HNX-Index có diễn biến trầm lắng hơn. Chỉ số dù có phiên giảm điểm trở lại nhưng vẫn vận động trong biên độ hẹp từ MA50 tới MA100, cùng với chùm MA từ 5 tới 200 đang hội tụ, cho thấy kịch bản chỉ số giằng co Sideway trong biên độ 225 - 235 điểm vẫn đang tiếp diễn.
Nhìn chung, thị trường có thể chỉ đang điều chỉnh kỹ thuật sau phiên giảm 12/1. Do đó, nhà đầu tư có thể tận dụng các phiên rung lắc kỹ thuật để tái cơ cấu lại danh mục của mình. Trong đó, ưu tiên các cổ phiếu có cơ bản tốt, dự báo lợi nhuận quý 4/2023 tăng trưởng khả quan.
- Chứng khoán: SSI, VND, HCM, VCI
- Thép: HPG, NKG, HSG
- Phân bón, hóa chất: DPM, DCM, DGC
- Bất động sản: CEO, DIG. DXG, HDC, CKG
- Dầu khí: PVS, PVC, PVD, BSR
- Bất động sản công nghiệp: VGC, KBC, IDC
- Bảo hiểm: BVH, MIG
- Đầu tư công, xây dựng: LCG, FCN, HBC, HHV
- Thủy sản: VHC, ANV, IDI, ASM
- Bán lẻ: DGW, FRT, PET, MWG
- Nông nghiệp: HAG, DBC, TAR
- Năng lượng: BCG, REE, GEG
Theo các chuyên gia nhận định, VN-Index được kỳ vọng duy trì xu hướng đi lên và tiến đến vùng kháng cự 1.340 điểm nhờ dòng tiền tích cực.
Trong tuần qua, có lúc vàng SJC bán ra chạm mức kỷ lục lịch sử được thiết lập hồi tháng 2/2025 là 93,1 triệu đồng/lượng. Dự báo về giá vàng tuần tới, các chuyên gia đều dự báo mức cao kỷ lục mới của kim loại quý này sẽ sớm diễn ra.
Ngày 9/3 NBS công bố dữ liệu, cho thấy lạm phát tiêu dùng của Trung Quốc - Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới lần đầu tiên rơi vào vùng âm kể từ tháng 1/2024, trong khi giá sản xuất tiếp tục đi xuống khi nhu cầu theo mùa giảm dần giữa lúc các hộ gia đình vẫn thận trọng về chi tiêu.
Tính riêng trong tháng 2/2025, các doanh nghiệp đã mua lại 2.592 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, giảm 58% so với cùng kỳ năm 2024, ghi nhận 1 mã trái phiếu chậm trả lãi 39 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu tăng mạnh cũng giúp tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup phình to. Theo cập nhật từ Forbes Việt Nam, tính tới 14 giờ 30 phút, tài sản ông Vượng đạt 5,6 tỷ USD, tăng 252 triệu USD (tăng 4,73%) và đứng thứ 613 trên toàn thế giới. Cùng ngày thông tin niêm yết cổ phiếu Vinpearl được kỳ vọng sẽ tạo ra thêm động lực tăng trưởng cho nhóm cổ phiếu này trong thời gian tới.
Tính đến cuối tháng 1, nhà đầu tư cá nhân trong nước có tổng cộng 9,48 triệu tài khoản, tương đương khoảng 9,4% dân số, hoàn thành mục tiêu trước thời hạn 2025 và đang hướng đến 11 triệu tài khoản vào năm 2030.
Pyn Elite Fund đã mua 54 triệu cổ phiếu VIB (tương đương 1,8% vốn điều lệ) từ đợt thoái vốn của Commonwealth Bank of Australia (CBA).
Hàng chục triệu cổ phần của Crystal Bay và Chủ tịch Nguyễn Đức Chi được dùng làm tài sản bảo đảm cho trái phiếu của Sunbay Ninh Thuận.
Một trong những nội dung trọng tâm tại đại hội cổ đông 2025 của Công ty Đầu tư Cao su Đắk Lắk chính là đề xuất chính thức niêm yết cổ phiếu DRI trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE).
Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán 2024, Tập đoàn Masan (mã chứng khoán MSN) đã chi tổng cộng gần 163 tỷ đồng để trả thù lao cho các thành viên quản lý chủ chốt. Trong đó, Tổng giám đốc Tập đoàn Masan năm nay là 21,8 tỷ đồng, tức trung bình hơn 1,8 tỷ đồng/tháng.
Hai tháng đầu năm, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 6,9 tỷ USD, tăng 35,5% so với cùng kỳ năm trước…
Theo Ngân hàng UOB (Singapore) dự báo tỷ giá USD/VND có thể đạt 26.000 VND vào quý II và quý III/2025, sau đó giảm nhẹ vào cuối năm.
Giá vàng liên tục được điều chỉnh trong phiên giao dịch ngày 6/3, hiện giá vàng miếng có đỉnh trên ngưỡng 93 triệu đồng/lượng, chuyên gia dự báo giá vàng có thể đạt đỉnh lịch sử 100 triệu đồng/lượng.
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 5/3/2025 về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính tại Việt Nam.
Thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, trong tháng 02/2025, HNX đã tổ chức 16 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành, huy động được 29.129 tỷ đồng.
Theo Bộ Tài chính, việc cho phép thí điểm đưa vào vận hành sàn giao dịch tiền ảo sẽ giúp các nhà đầu tư, tổ chức và cá nhân ở Việt Nam có thể giao dịch, đầu tư, mua bán, dưới sự cho phép và quản lý của Nhà nước.
Mối lo ngại về nguy cơ suy thoái toàn cầu đã quay trở lại với các thị trường tài chính toàn cầu khi dữ liệu kinh tế Mỹ suy yếu và căng thẳng thương mại gia tăng làm suy giảm niềm tin tiêu dùng, hoạt động kinh doanh.
Sáng 5/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 năm 2025.
Tại thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC tăng mạnh lên mức mua vào 90,7 triệu đồng/lượng và bán ra 92,7 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn được giao dịch quanh ngưỡng 92,6 triệu đồng/lượng.
Cổ phiếu TCB đóng vai trò kéo VN-Index phục hồi với gần 2,5 điểm tích cực. Đáng chú ý, ái nữ nhà tỷ phú Hồ Hùng Anh là Hồ Thuỷ Anh (SN 2001) đang trực tiếp nắm giữ 344,67 triệu cổ phiếu TCB (tỷ lệ 4,88%), có tài sản ước tính gần 10.000 tỷ đồng. Con số này đưa “ái nữ” nhà tỷ phú áp sát top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam .
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?