Công ty Cổ phần Đầu tư và kinh doanh Nhà Khang Điền (HoSE: KDH) công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức và cổ phiếu ESOP.
Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (mã chứng khoán: KDH) vừa thông qua nghị quyết phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022.
Cụ thể, Khang Điền dự kiến phát hành hơn 71,7 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để trả cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 10% (tại thời điểm chốt danh sách, cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 10 cổ phiếu mới), nguồn vốn phát hành là từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế tính đến 31/12/2022.
Thời gian thực hiện là trong quý III năm nay, sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Ngoài phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, HĐQT Khang Điền cũng thông qua phương án phát hành 10,8 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty (ESOP) với giá 12.500 đồng/cp, tỷ lệ phát hành là 1,5%, dự kiến thu về 135 tỷ đồng.
Số tiền huy động dùng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh cho công ty.
Thời gian dự kiến phát hành cũng là trong quý III tới đây, lô cổ phiếu trên sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.
Như vậy, nếu hai đợt phát hành trên thành công, vốn điều lệ của Khang Điền sẽ tăng từ 7.168 tỷ đồng lên mức 7.993 tỷ đồng.
Nói thêm về kế hoạch kinh doanh của Khang Điền, năm nay, Khang Điền đặt mục tiêu doanh thu 3.100 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 6,5% và giảm 9,3% so với kết quả đạt được trong năm 2022.
Về kế hoạch phân phối lợi nhuận, công ty dự kiến chia cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 10%.
Để thực hiện mục tiêu trên, Khang Điền cho biết sẽ đẩy mạnh kinh doanh các sản phẩm còn lại của dự án The Classia và cấp, bàn giao sổ hồng cho cư dân.
Bên cạnh đó, công ty sẽ triển khai hai dự án là Clarita (5,8 ha) và Emeria (6 ha) tại phường Bình Trưng Đông, song song với việc triển khai xây dựng và kinh doanh dự án The Privia tại quận Tân Bình (quy mô 1.043 căn hộ, diện tích khuôn viên 1,8 ha).
Nhà Khang Điền (KDH) sắp trả cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 10%. Ảnh minh họa
Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý I/2023, Nhà Khang Điền ghi nhận doanh thu đạt 425,31 tỷ đồng, tăng 198% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 201,07 tỷ đồng, giảm 32,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 328,7% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 254,46 tỷ đồng, lên 331,88 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 412%, tương ứng tăng thêm 10,26 tỷ đồng, lên 12,75 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 53,7%, tương ứng giảm 1,59 tỷ đồng, về 1,37 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 5%, tương ứng giảm 3,61 tỷ đồng, về 68,62 tỷ đồng; lợi nhuận khác giảm 96%, tương ứng giảm 292,76 tỷ đồng, về 12,35 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Như vậy, mặc dù lợi nhuận gộp trong kỳ tăng nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn giảm 32,9%, về 201,07 tỷ đồng. Trong đó, nguyên nhân chính là do sụt giảm mạnh lợi nhuận khác, tương ứng giảm 292,76 tỷ đồng.
Nhà Khang Điền có thuyết minh trong quý I/2023 không ghi nhận lãi từ giao dịch mua rẻ so với cùng kỳ ghi nhận 308,4 tỷ đồng, đây chính là nguyên nhân sụt giảm lợi nhuận khác so với quý I/2022.
Trước đó, trong quý I/2022, Nhà Khang Điền ghi nhận lãi từ giao dịch mua rẻ 308,4 tỷ đồng từ phần chênh lệch giữa sở hữu của nhóm Công ty trong giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được cao hơn giá phí khoản đầu từ vào CTCP Đầu tư Bất động sản Phước Nguyên (nhận chuyển nhượng 60% vốn điều lệ Phước Nguyên với giá trị 620 tỷ đồng).
Trong năm 2023, Nhà Khang Điền đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 3.100 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế dự kiến 1.000 tỷ đồng, giảm 9,3% so với thực hiện trong năm 2022. Như vậy, kết thúc quý đầu năm 2023, Nhà Khang Điền hoàn thành 20,1% kế hoạch lợi nhuận năm.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 20/6, cổ phiếu KDH tăng 200 đồng lên 30.600 đồng/cổ phiếu.
Công ty trí tuệ nhân tạo xAI của Elon Musk đã chính thức mua lại nền tảng mạng xã hội X (trước đây là Twitter) trong một thương vụ định giá X ở mức 33 tỷ USD. Thỏa thuận này cho phép Musk chia sẻ giá trị của xAI với các nhà đầu tư đồng hành trong công ty mạng xã hội mà ông từng mua lại năm 2022.
Trong tài liệu họp đại hội cổ đông (ĐHCĐ) năm 2025 vừa công bố, "ông lớn ngành sữa" - Vinamilk dự kiến cổ tức 2025 tối thiểu bằng 50% kế hoach lợi nhuận sau thuế hợp nhất của năm, lên kế hoạch lãi sau thuế gần 9.700 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest (mã chứng khoán VPI : HoSE) vừa công bố nghị quyết về việc nhận chuyển nhượng 46,72 triệu cổ phần, tương đương 99% vốn Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Newtech.
Ninh Vân Bay là đơn vị khai thác và vận hành Khu nghỉ dưỡng cao cấp Six Senses Ninh Van Bay đạt chuẩn 5 sao tại Nha Trang có giá trăm triệu đồng/đêm. Doanh nghiệp này vừa công bố tài liệu ĐHCĐ thường niên 2025 với nhiều điểm đáng chú ý.
Tại ĐHCĐ sắp tới, CII trình cổ đông kế hoạch cổ tức tiền mặt năm 2024 với tỷ lệ 12% và dự kiến tiếp tục trả cổ tức tỷ lệ 12% trong năm 2025. CII đặt mục tiêu lãi ròng năm 2025 đạt 335 tỷ đồng, người cũ Capella Holdings ứng cử vào HĐQT.
Ngày 28/3, Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam A (Nam A Bank, mã chứng khoán NAB: HoSE) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, thông qua các kế hoạch chia cổ tức 25%, tăng vốn lên hơn 18.000 tỷ đồng, dự kiến mở văn phòng đại diện ở Mỹ, châu Âu....
CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House, HoSE: TDH) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán bởi Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam trong đó đáng chú ý là việc công ty đã tăng mức lỗ ròng so với báo cáo tự lập trước đó và bị nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục.
Chiều 27/3, tiếp ông Klaus Zellmer, Chủ tịch Tập đoàn Skoda Auto đang thăm, làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Skoda cùng phát triển hệ sinh thái công nghiệp ô tô Việt Nam, nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm, cung cấp trang thiết bị cho các hãng xe khác, cũng như các lĩnh vực khác như đường sắt, hàng không, đáp ứng nhu cầu cả trong nước và ngoài nước.
Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã chứng khoán DIG – HoSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông năm 2025, Đại hội dự kiến tổ chức ngày 18/4.
Nhiệt điện Thăng Long đã nhầm cột “kỳ trước” thành “kỳ báo cáo” và ngược lại chuyển lỗ thành lãi trong khi thực tế lỗ hơn 528 tỷ đồng. Đáng nói, điều này xảy ra khi doanh nghiệp này phát hành 2 lô trái phiếu mới, với tổng cộng gần 1.800 tỷ đồng cho thị trường trong nước.
Ngày 27/3, Tập đoàn FWD chính thức công bố bổ nhiệm ông Phương Tiến Minh làm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam (FWD Việt Nam), có hiệu lực ngay từ ngày công bố.
Tại thời điểm cuối năm 2024, SK chú thích phần nắm giữ của SK tại Vingroup được phân loại thành tài sản nắm giữ chờ bán (held for sale). Báo cáo thường niên cũng cho thấy SK không còn nắm giữ cổ phần tại CTCP Tập đoàn Masan nhưng vẫn nắm một số khoản đầu tư.
Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (Hoàng Huy HHS, mã chứng khoán: HHS) vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) thông qua chủ trương tái cấu trúc khoản đầu tư tại công ty liên kết là Công ty Cổ phần Tập đoàn Bất động sản CRV.
CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: mã chứng khoán HPG) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2025. Theo đó, doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu 170.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 15.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 22% và 25% so với thực hiện năm 2024.
Ngân hàng BIDV chi nhánh Thành Đô thông báo bán đấu giá lần 5 khoản nợ của Công ty Cổ phần Hằng Hà với tổng dư nợ tính đến hết ngày 31/10/2024 là hơn 730 tỷ đồng.
CTCP Ống thép Việt Đức VG PIPE (mã chứng khoán VGS) vừa thông báo nhận đơn từ nhiệm của ông Lê Minh Hải – Chủ tịch HĐQT. Trước đó không lâu, ông Lê Minh Hải đã chuyển nhượng 8,34 triệu cổ phiếu VGS (tương đương 15% vốn của công ty) cho vợ là bà Nguyễn Thị Thanh Thủy nhằm giảm tỷ lệ sở hữu.
Năm 2025, Năm Bảy Bảy (NBB) đặt mục tiêu khiêm tốn với 404 tỷ đồng doanh thu (tăng 4,4%) và lợi nhuận sau thuế vỏn vẹn 2 tỷ đồng – mức lợi nhuận thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua.
CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (HNX: mã chứng khoán SHS) vừa công bố thông báo về việc phát hành hơn 894 triệu cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ thông qua 3 phương án.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?